1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Bắc Kinh thành công ở Ngân hàng AIIB, Mỹ thất bại

Như dự kiến, Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ đi vào vận hành trước cuối năm nay.

Mỹ đã cố gắng ngăn cản dự án AIIB, nhưng bị thất bại. Ông Dmitry Kosyrev, bình luận viên chính trị Hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (Nước Nga ngày nay), viết như sau:
 
(Ảnh:
(Ảnh: boggy)

Dự án này không phải là một cơ chế chính trị, mà là một tổ chức tài chính thực hiện những công việc cụ thể. Những người sáng lập Ngân hàng góp tiền, sau đó Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, đây là nhiệm vụ của nó.

Ông Dmitry Kosyrev dẫn ra ý kiến của chuyên gia Việt Nam Trần Việt Thái. Theo ông, ban đầu, Bắc Kinh sẽ sử dụng đồng USD, nhưng khi đi vào vận hành ổn định sẽ dùng đến cả các khoản vay đồng Nhân dân tệ. Chuyên gia Việt Nam nói rằng, một trong những lý do Trung Quốc quyết định thành lập AIIB, đó là bởi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện đang rất cao và có sẵn để phục vụ cho dự án phát triển AIIB. Tính đến cuối năm 2014, tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến 4.000 tỷ đồng. Trong khi nguồn lãi suất của trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay đang bị giảm nên lãi suất sinh lời từ khoản dự trữ mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ không còn hấp dẫn như trước.

Còn ở châu Á có nhu cầu lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng mới (lên đến 1.000 tỷ USD). Tuy nhiên, các cơ chế tài chính quốc tế nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ — Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á — không thể và không muốn đầu tư vào các dự án như vậy. Bây giờ sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác nhau, mà điều đó phục vụ lợi ích của khách hàng. Trong tương lai, kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cho thấy rõ: dự án mới "hủy diệt trật tự tài chính" của Mỹ hay chỉ là một cơ chế bổ sung cho nó?

Tờ "The New York Times" đã tổ chức một cuộc thảo luận về nội dung này. Chuyên gia Eric Vauxtin cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc gắn liền quá chặt chẽ với nền kinh tế thế giới, vì thế, Bắc Kinh không có nhu cầu để buộc AIIB "ra khỏi cấu trúc hiện tại của nền kinh tế thế giới". Một chuyên gia khác — bà Paola Subachchi — nhận xét rằng, đáng lẽ, Hoa Kỳ không nên chuyển trọng tâm từ nền kinh tế sang vấn đề địa chính trị", không nên ngăn cản các đồng minh tham gia vào ngân hàng mới.

Một chuyên gia khác — bà Rebecca Liao (công dân Mỹ gốc Hàn) cho rằng, nếu các đồng minh của Mỹ gia nhập ngân hàng mới, có nghĩa là họ nhận thức được rằng, IMF và Ngân hàng Thế giới đã trở nên lỗi thời. Điều này bao gồm cả thực tế rằng, các cơ chế đó thường xuyên đưa ra những điều kiện chính trị với khách hàng. Còn Trung Quốc không đặt ra điều kiện chính trị mà chỉ hoạt động vì lợi ích kinh doanh.

Hoa Kỳ sẽ làm gì hiện nay, sau khi không ngăn cản được các nước đồng minh tham gia vào AIIB? Làm việc thông qua các đồng minh, những người đã tích cực vào ngân hàng mới để phá nó từ bên trong? Hoặc ít nhất là kiềm chế Trung Quốc? Theo ý kiến của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers, sau sự thất bại này, Hoa Kỳ nên xem xét lại quan điểm của mình về nền kinh tế toàn cầu.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Nathan Sheets đã tuyên bố, Mỹ "chào đón" tổ chức tài chính mới và hy vọng rằng, nó sẽ làm việc cùng với các ngân hàng cũ như Ngân hàng Thế giới và ADB. Các Ngân hàng cũ và IMF cũng tuyên bố như vậy. Nói cách khác, Washington đã đầu hàng trước sự kiện không thể tránh khỏi. Bình luận viên chính trị Hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya Dmitry Kosyrev nhận xét, chắc là Bắc Kinh đã hy vọng vào điều đó./.
 
Theo Tiếng nói nước Nga
VOV.VN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm