1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bắc Kinh táo tợn tính lập eo biển mới ở Biển Đông?

Biển Đông thoạt nhìn không phải là "nút cổ chai" về mặt địa lý. Tuy nhiên, Trung Quốc lại mưu tính có thể làm điều này bằng cách tạo ra một eo biển chiến lược.

Vừa qua Bắc Kinh đã liên tục điều người, thiết bị quân sự ra các vùng đảo, rặng san hô mà họ đã chiếm giữ trái phép trên vùng biển này.

Trong vòng ba tháng tới, Tòa trọng tài quốc tế tại The Hague sẽ ra phán quyết về yêu sách chủ quyền tham lam của TQ tại Biển Đông - mà bên nguyên đơn là Philippines.

Phán quyết của tòa sẽ vô cùng quan trọng vì nhiều lý do. Nhưng theo các chuyên gia cảnh báo, lý do cực kỳ quan trọng mà các nước trong khu vực cần theo sát là chiến dịch chiếm đảo, bãi ngầm đã được lên kế hoạch nhằm giúp Bắc Kinh giữ "thế võ khóa đầu" tại Biển Đông - một trong những vùng biển có địa chính trị trọng yếu nhất toàn cầu.

Bắc Kinh táo tợn tính lập eo biển mới ở Biển Đông? - 1

Ngoài việc xem xét các tuyên bố chủ quyền về mặt địa lý, phiên tòa tại Hague cũng cân nhắc về việc Bắc Kinh có hay không đã phóng đại, tạo dựng chứng cớ giả về lãnh thổ tại các khu vực tranh chấp. Bên cạnh đó, tính hợp pháp của những hành động mà Trung Quốc (TQ) đang lén lút tiến hành ở gần Philippines cũng sẽ được xào xới. Nhưng ngay từ đầu Bắc Kinh đã từ chối tham gia phiên tòa này.

Giới quan sát luôn theo sát tình hình Biển Đông nhận định, TQ có thể phải gánh chịu tổn thất. Nhưng Bắc Kinh công khai cho thấy, họ dám táo tợn thách thức hệ thống luật pháp quốc tế.

"TQ họ rắp tâm chấp nhận tổn thất ngắn hạn để đạt cho được tham vọng về lợi ích chiến lược lâu dài", Mira Rapp-Hooper, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình an ninh châu Á- Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ nhận định.

Thực ra thì lý do thực sự cho việc Bắc Kinh dám mạo hiểm đánh đổi danh tiếng khi chiếm giữ các đảo đá trái phép ở Biển Đông vẫn còn nhiều tranh cãi. Hầu hết nhất trí rằng, TQ cố kết ép thiên hạ tin rằng họ có quyền lịch sử với khu vực này là có đến nguồn tài nguyên. Tuy nhiên chưa có một ai đưa ra thông tin chính xác về nguồn tài nguyên này tại khu vực Biển Đông, đó là chưa tính đến việc giá dầu giảm liên tục.

Một số khác thì quả quyết, Trung Quốc thèm khát Biển Đông là vì giá trị địa chiến lược độc nhất vô nhị của vùng biển trọng yếu này.

Các động thái của TQ tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển Trung Quốc hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu.
Các động thái của TQ tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển Trung Quốc hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu.

“Các công trình như xây đảo nhân tạo ở phía nam Biển Đông, làm đường băng phục vụ máy bay quân sự, hệ thống cầu cảng, tổ hợp radar, chuỗi kho chứa vũ khí quân sự... đều nhằm phục vụ mục tiêu thao túng Biển Đông, kiểm soát vùng theo ý muốn của TQ", giáo sư Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải TQ thuộc Đại học Hải quân Mỹ đã nói thẳng như vậy trong một bài phát biểu tại London.

Quả quyết rằng, các động thái của TQ tại Biển Đông đều mang ý nghĩa chiến lược, nhằm phục vụ cho ý đồ biến Biển Đông thành một eo biển TQ hơn là vùng biển mở cho hàng hải toàn cầu, ông cảnh báo: “Biển Đông, thoạt nhìn không giống như nút cổ chai về mặt địa lý. Nhưng TQ có thể tạo ra một eo biển chiến lược bằng cách triển khai các tài sản quân sự ra các vùng họ kiểm soát trái phép là Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa ở phía nam.”

Ông mô tả "eo biển chiến lược" mà TQ lập ra sẽ giống như Eo biển Hormuz - eo biển tối quan trọng với thương mại toàn cầu. Khoảng 90% nhập khẩu năng lượng Đông Á đi qua Biển Đông.

Tuy nhiên, Rapp-Hooper đến từ Trung tâm An ninh Mỹ thì cho rằng, tình hình ở Biển Đông chưa tới mức "thành eo biển chiến lược, nhưng bà không phủ nhận các tiền đồn mà TQ xây dựng tại vùng biển này có thể "thực sự gây phức tạp cho các hoạt động của Mỹ ở đây.

Ai cũng hiểu, tự do tiếp cận để giao dịch thương mại là lợi ích sống còn với Mỹ. Vì thế, “chuyện ở Biển Đông, cần được xem xét kỹ lưỡng từ góc độ một quốc gia đang tìm cách trỗi dậy bằng việc "khóa đầu" các nước khác. Đây là điều rất vô lý!”, giáo sư Dutton kết luận.

Theo Thạch Thảo/CNBC

Vietnamnet