1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc

Thực tế Trung Quốc phát triển mạnh UAV quân sự và các cuộc đụng độ với Trung Quốc ở biên giới đã khiến Ấn Độ chịu áp lực lớn phải có được nhiều UAV vũ trang theo kịp thời đại...

Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ nhận được Thiết bị Bay Không người lái (UAV) đầu tiên là từ Israel vào năm 1998. Theo viện này, kể từ đó, Ấn Độ đã đứng đầu danh sách các nước nhập UAV, chiếm tới 22,5% các UAV nhập khẩu của thế giới trong giai đoạn từ năm 1985-2014.

Ấn Độ chịu sức ép lớn phải có UAV quân sự để ứng phó với Trung Quốc - 1

Ảnh minh họa: Magzter.

Hầu hết các phi cơ không người lái của Ấn Độ vận hành trong lĩnh vực dân sự. Nhưng trong các năm gần đây, Ấn Độ có sự gia tăng lớn về nhu cầu đối với UAV quân sự. Có 4 lý do chính cho điều này:

1- Các khu vực lớn của vùng biên giới trên bộ và trên biển rộng lớn của Ấn Độ cần được giám sát 24/7.

2- Trung Quốc đang thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực mũi nhọn "UAV bầy đàn", đồng thời xuất khẩu UAV quân sự sang Pakistan.

3- Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tổng lực giữa Ấn Độ và Trung Quốc, các UAV chiến đấu của Ấn Độ có thể dẫn đầu làn sóng tấn công thứ nhất nhằm vào các mục tiêu trọng yếu bên trong lãnh thổ đối phương.

Mức độ nghiêm túc của Ấn Độ đối với điều này thể hiện ở tuyên bố của Không quân Ấn Độ vào năm 2015 rằng lực lượng này đang trong quá trình thiết lập đội ngũ điều khiển UAV.

4- Các lực lượng bán quân sự của Ấn Độ cần UAV để thu được thông tin tình báo chiến trường trong giờ thực. Ngoài ra họ có thể sử dụng UAV để thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa nhằm vào các nhóm khủng bố. Trong các năm gần đây, các UAV đã củng cố năng lực của Ấn Độ trong việc trừ khử các chiến binh thánh chiến vượt biên từ Pakistan sang, thông qua việc cải thiện năng lực theo dõi vùng biên.

Nhà báo Clive Woods trong cuốn sách "Sudden Justice" viết rằng "UAV vũ trang là vũ khí rõ ràng của cuộc chiến chống khủng bố".

Phía Pakistan (đối thủ của Ấn Độ) cũng đã thử nghiệm loại UAV chiến đấu do họ tự phát triển. Họ cũng mua được UAV tầm xa của Trung Quốc có khả năng mang bom hoặc tên lửa dẫn đường bằng laser.

CH-5 là một UAV sát thủ của Trung Quốc xét về cả năng lực và độ bền bỉ hoạt động. Máy bay này có thể ở trên không trong 60 tiếng đồng hồ với tầm bay xa tới 6.500km. Bên cạnh việc là hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không, phi cơ này còn mang được 16 trái tên lửa không đối đất.

Trung Quốc cũng đã thể hiện được việc làm chủ các UAV tấn công bầy đàn, trong đó 64 UAV mini phối hợp thống nhất với nhau để tiến đánh một mục tiêu chung...