1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Aleppo-Syria chính thức thành "nồi hầm"!

Khi Aleppo là trận “quyết chiến chiến lược” cuối cùng thì Nga, Mỹ như đang chơi cờ tàn trên bàn cờ quân sự Syria.

Trên chiến trường Ukraine, không ai lạ khi nhắc đến “nồi hầm” hay “nồi hơi” Debaltsevo. Tại đó có hàng ngàn quân lính bị bao vây mất khả năng phá vây, không thể tiếp tế khiến họ chỉ có 2 tùy chọn, đầu hàng hoặc chết. Và họ đã chọn đầu hàng khi ký Minsk-2.

Tại Aleppo-Syria cũng đã đang xuất hiện tình thế đó: Tình thế bị bao vây mà đã mất dần khả năng phá vây, không có khả năng giải vây. Lực lượng Nga và Quân đội Syria cũng đã mở hướng: Được phép rút khỏi, để lại vũ khí trang bị theo một hành lang cho trước, đến một nơi cho trước (tỉnh Idlib) hoặc chết.

Lực lượng đồn trú tại Aleppo mất khả năng phá vây

Các tay súng Hồi giáo cực đoan Jabhat Al-Nusra đang trong công sự tại Aleppo
Các tay súng Hồi giáo cực đoan Jabhat Al-Nusra đang trong công sự tại Aleppo

Kể từ khi thỏa thuận tháng 9 bị phá bỏ, quân đội Syria-Hezbollah được sự hỗ trợ của VKS Nga đã mở chiến dịch tấn công Aleppo. Đây là trận được coi là lớn nhất trong 6 năm chiến tranh tại Syria và có vẻ như là trận quyết chiến chiến lược của liên quân Syria.

Tất nhiên lực lượng phiến quân chống trả mãnh liệt trên nhiều mặt trận gồm quanh Damascus, Homs, Hama…để phân tán lực lượng của bên tấn công nhằm giảm tải cho Aleppo, nhưng không thành.

Tại Aleppo, lực lượng phiến quân “nống” ra là bị đánh trả và không thể ngăn cản quân Syria đang càng ngày càng phát triển lên phía trước.

Với tình thế này, phá vây là không thể. Phiến quân hồi giáo tại Aleppo không đủ khả năng.

Khả năng giải vây gặp nhiều rủi ro lớn

Giải vây cho lực lượng phiến quân đang bị vây trong Aleppo thì chỉ có Mỹ và nước ngoài hậu thuẫn cho họ. Vậy hãy lướt xem khả năng của cuộc giải vây của lực lượng bên ngoài.

Đầu tiên phải nói rằng lực lượng phiến quân tại Aleppo không ít là “con nuôi” của nhà Saudi, Qatar. Nhà Saudi đang chỉ huy liên minh vùng vịnh tấn công Yemen, đã từng hùng hổ tuyên bố đưa 100 ngàn quân vào Syria…thì nay bị lực lượng Houthis dạy cho một bài học, đã nín lặng từ lâu về tình hình Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội họ “được phép” vào Syria ngăn chặn người Kurd, hôm qua đã ký với Nga triển khai “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, thì khả năng tấn công Nga, quân đội Syria để giải vây cho phiến quân tại Aleppo là khó có thể xảy ra.

Vậy còn lại lực lượng bên ngoài là Mỹ, người đỡ đầu hùng mạnh cho phiến quân Syria.

Có thể nói, chúng ta ghi nhận sự tận tụy, tình cảm với bạn bè, “con cái” của Mỹ khi chứng kiến họ đang... tìm đủ mọi cách để giải vây.

Để giải vây có 3 phương án tác chiến:

Một là, tăng cường viện trợ vũ khí trang bị, lương thực thực phẩm thuốc men cho phiến quân tại Aleppo.

Hiện nay, để vũ khí đạn dược, thực phẩm… vào tận tay phiến quân là hơi khó, nhưng không có nghĩa là không thể. Tuy nhiên dù có trang bị thêm cho cho phiến quân kiểu gì thì cũng không làm gì để ngăn cản được VKS Nga dội bão lửa xuống đầu.

Hai là, tấn công trực tiếp vào quân đội Syria.

Đòn gì thì chỉ khiến đối phương bất ngờ chỉ một lần, những diễn biến tiếp theo đã bị đối phương đối phó. Nga đã trang bị cho quân đội Syria những hệ thống phòng không hiện đại, đã triển khai cả S-300MV để tiêu diệt tên lửa hành trình, máy bay tàng hình.

Vậy, phương án này sẽ tạo ra một cuộc chiến tranh cục bộ giữa Mỹ và Nga - mầm mống của quá nhiều rủi ro chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Phương án cuối cùng là áp đặt vùng cấm bay.

Chúng ta đã phân tích nhiều về điều này, giờ hãy nghe lời vị Đại tá tình báo Mỹ Ralph Peters (đã nghỉ hưu) nói. Ông ta cho rằng “Nếu như cách đây 4 năm thì không có gì, nhưng nay Tổng thống Obama đã để quá lâu, Nga đã thống trị vùng trời quá lâu…”

Tại sao ông ta nói như vậy, chưa nói đến nguy cơ đụng độ Nga-Mỹ sẽ tạo ra chiến tranh thế giới hay hạt nhân, mà chỉ ở góc nhìn quân sự thì việc Mỹ muốn hất Nga ra khỏi vùng trời Syria là đã không có lợi thế chiến thuật và cả lợi thế tác chiến.

Khi không có 2 điều kiện này mà vẫn cứ tác chiến là tự sát, thất bại chắc chắn không bàn cãi.

Đã quá muộn để Mỹ thiết lập vùng cấm bay
Đã quá muộn để Mỹ thiết lập vùng cấm bay

Theo Washington Post, các cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ trong tuần đã thảo luận về các bước có thể để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, mà họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nội dung chủ yếu là như 3 phương án trên, trong đó lưu tâm nhất là phương án thứ 2.

Chắc chắn Mỹ sẽ tập trung vào phương án đầu tiên, còn 2, 3 thì Mỹ chưa dại dột dùng máu của mình để cứu phiến quân vô tích sự, mất tác dụng.

Về nguyên tắc, Tổng thống Obama sẽ hết quyền vào tháng 1/2017, nhưng thất bại ở Aleppo có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Obama và hiển thị trong một ánh sáng khó chịu của những người có liên quan với nó về Đảng Dân chủ - đó là Hillary Clinton.

Vì vậy, chính quyền của Tổng thống Obama bây giờ, bằng mọi cách để trì hoãn và trì hoãn sự thất bại của phe đối lập ở Aleppo. Họ sẽ tiếp tục có những hành động, tuyên truyền nhằm cứu vãn uy tín của mình.

Nếu như người Nga không tận dụng cơ hội thời gian bầu cử Tổng thống Mỹ để dứt điểm Aleppo hoặc muốn giữ uy tín cho Mỹ thì tình hình Syria sẽ không có biến chuyển trước khi có ông chủ mới của Nhà Trắng.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt