1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ai đang lãnh đạo các cuộc biểu tình ở Thái Lan?

(Dân trí) - Nhằm lật đổ chính phủ của bà Yingluck hiện nay, ông Suthep Thaugsuban, người từng là Phó thủ tướng Thái Lan trong chính quyền trước, đã tự rút khỏi đảng Dân chủ đối lập để dẫn dắt các cuộc biểu tình.

 

Ông Suthep đã làm chính trị hơn 30 năm qua.

Ông Suthep đã làm chính trị hơn 30 năm qua.

Người đàn ông được mệnh danh là “nhà trung gian ngầm” trong một bức điện tín bị rò rỉ của Mỹ từng làm phó thủ tướng Thái Lan, dưới thời của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ năm 2008-2011.

 

Chính chính quyền của ông Abhisit đã cho phép quân đội đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ của những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra ở Bangkok vào năm 2010. Hơn 90 người, hầu hết là dân thường, đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp. Cả ông Suthep và ông Abhisit đều phải đối mặt với cáo buộc giết người trong vụ việc. Tuy nhiên, họ đều cho rằng cáo buộc chống lại họ là mang động cơ chính trị.

 

Năm 2013, khi chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đệ trình dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep đã rời Đảng Dân chủ để lãnh đạo các cuộc biểu tình.

 

Những người chỉ trích dự luật cho rằng dự luật sẽ tạo điều kiện cho ông Thaksin, anh trai của Thủ tướng Yingluck, trở về Thái Lan mà không bị ngồi tù vì những cáo buộc tham nhũng. “Tôi nhận ra rằng một khi chính phủ của bà Yingluck nắm quyền, nó sẽ tẩy sạch những việc làm sai trái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra”, ông Suthep cho biết như vậy với tờ Sunday Nation của Thái Lan.

 

“Hội đồng của nhân dân”

 
Người biểu
Người biểu tình phản đối chính phủ Yingluck kịch liệt phản đối ông Thaksin.
 

Ông Suthep đã củng cố được quyền lực và ảnh hưởng ở trong Đảng Dân chủ trong suốt nhiều thập niên tại Thái Lan, và từng đảm trách cả vị trí bộ trưởng nông nghiệp lẫn bộ trưởng thông tin.

 

Ông đã từng bị chỉ trích trong sự nghiệp chính trị của mình trước đây, mà nổi bật nhất là năm 1995, khi ông bị cáo buộc trao cho người giàu quyền lợi nhiều hơn, trong một chương trình cải cách đất đai có chủ đích là dành cho người nghèo. Vụ việc đã khiến Thủ tướng Chuan Leekpai khi đó phải giải tán quốc hội.

 

Năm 2010, kho ông Suthep là phó thủ tướng, chính phủ đã ký phê chuẩn cho quân đội dùng vũ lực giải tán người biểu tình “áo đỏ” ủng hộ cho ông Thaksin. Khi đó, những người biểu tình đã chiếm nhiều khu vực chính của Bangkok.

 

Nhưng sau cuộc biểu tình bạo lực đó, một chính phủ là đồng minh của ông Thaksin, do em gái ông lãnh đạo, đã được bầu lên và ông Suthep bị đẩy trở lại phe đối lập.

 

Chính dự luật ân xá gây tranh cãi do chính phủ của bà Yingluck đề xuất đã là chất xúc tác cho những cuộc biểu tình hiện nay. Phe đối lập cho rằng dự luật là nhằm dọn đường cho ông Thaksin trở về Thái Lan.

 

Ông Suthep từ giã chính trường để phát động các cuộc biểu tình, mà theo ông là nhằm xóa sạch “bộ máy chính trị Thaksin”.

 

Ông Suthep đã dẫn dắt những người biểu tình bao vây và chiếm các tòa nhà chính phủ, trong khi kêu gọi họ tránh xa bạo lực.

 

Theo mục tiêu của ông, ông muốn chính phủ phải được thay thế bằng một “hội đồng của nhân dân”, không cần bầu cử. Và hội đồng này sẽ chọn những người lãnh đạo đất nước.

 

“Những người nước ngoài có thể cho rằng nếu chính phủ giành chiến thắng tại quốc hội, có nghĩa là đại đa số người dân ủng hộ họ. Nhưng sự thật là chính phủ này đã mua lá phiếu bằng tiền và mua chuộc cuộc bầu cử gần đây nhất”, ông cáo buộc.

 

Những người biểu tình theo ông có xu hướng là những cử tri trung lưu và cử tri thành thị, thường tập trung ở thủ đô và miền nam.

 

Nhiều người chỉ trích cách chi tiêu của chính phủ Yingluck, trong đó có chương trình hỗ trợ giá gạo đắt đỏ nhằm giúp nông dân ở các vùng nông thôn, những người ủng hộ truyền thống của ông Thaksin và đồng minh của ông. Tuy nhiên, chương trình ảnh hưởng tới xuất khẩu của Thái Lan.

 

Những người biểu tình cũng phản đối kịch liệt ông Thaksin. “Tôi ghét chính phủ của bà Yingluck bởi họ không trung thực. Họ tiêu tiền của chúng tôi, tiền thuế của chúng tôi cho các doanh nghiệp Shinawatra và mạng lưới của họ”, một người biểu tình cho hay. “Tôi muốn công lý và muốn dân chủ cho mọi người. Nếu chính phủ tốt, chúng tôi sẽ muốn họ tiếp tục lãnh đạo đất nước, nhưng thực tế họ không tốt”, một người biểu tình khác cho hay.

 

Bất bình của họ giống với bất bình của những người biểu tình “áo vàng” chống Thaksin đã phong tỏa sân bay quốc tế Bangkok năm 2008.

 

Ông Suthep đã tuyên bố với các phóng viên: “Người dân sẽ chỉ rời đi khi quyền lực nhà nước được chuyển sang tay họ”. Và “Nếu họ không thành công, khi đó tôi sẵn sàng chết ở trên chiến trường”.

 

Trung Anh

Theo BBC