1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

5 vũ khí của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải kiêng nể

(Dân trí) - Chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami từ San Francisco, Mỹ đã liệt kê 5 loại vũ khí của Ấn Độ mà Trung Quốc phải dè chừng nếu xảy ra xung đột giữa hai nước, trong đó có tàu sân bay IND Vikramaditya và tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Arihant.

Tàu sân bay IND Vikramaditya.

Tàu sân bay IND Vikramaditya.
 
Vũ khí đầu tiên của Ấn Độ mà ông Mizokami kể tới là IND Vikramaditya, một tàu sân bay được mua từ Nga.

Hàng không mẫu hạm IND Vikramaditya được đưa vào sử dụng trong không quân Ấn Độ vào năm 2013 và hiện là càu sân bay mạnh nhất và mới nhất của nước này. Nó có thể chở 30 máy bay chiến đấu MiG-29K hoặc máy bay chiến đấu Tejas và 12 trực thăng cho các sứ mệnh tác chiến. Các máy nay này sẽ gia tăng bán kính hoạt động của hạm đội Ấn Độ.
 
Nếu được triển khai, Vikramaditya có thể thực hiện một cuộc phong tỏa để chặn các tuyến đường biển của Trung Quốc. Sức mạnh tấn công của tàu cũng có thể được sử dụng để chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm cố gắng phá vỡ thế phong tỏa.
 
Chuyên gia Mizokami nhận định rằng, nếu Trung Quốc và Ấn Độ vướng vào xung đột, cuộc chiến thật sự có thể sẽ diễn ra trên biển. Trung Quốc nhập khẩu một số lượng lớn dầu mỏ từ nước ngoài và 2/3 trong số đó đi qua Ấn Độ Dương. Trong khi đó, hải quân Ấn Độ lại có kinh nghiệm hơn trong các chiến dịch tàu sân bay, vì nước này đã bắt đầu vận hành hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm 1961.

Hệ thống vũ khí thứ 2 của Ấn Độ mà Trung Quốc phải dè chừng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, FGFA, được thiết kế cho không quân Ấn Độ.
 
Máy bay chiến đấu FGFA của Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu FGFA của Ấn Độ.

Được phát triển dựa trên máy bay chiến đấu Sukhoi T-50 PAK FA của Nga, FGFA cho phép không quân Ấn Độ cạnh tranh với các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 như F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc. FGFA cũng cho phép Ấn Độ bắt kịp các tiến bộ của không quân Trung Quốc trong tương lai.

Tên lửa chống hạm Brahmos là vũ khí thứ 3 của Ấn Độ khiến Trung Quốc e ngại. Với tốc độ lên tới Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh), Brahmos sẽ là một mối đe dọa đáng kể đối quân đội Trung Quốc. Tên lửa Brahmos di chuyển rất nhanh nên Bắc Kinh có thể gặp khó khăn trong việc đối phó. Brahmos khiến các hệ thống phòng không chưa được tôi luyện của Trung Quốc, cả trên bộ lẫn trên biển, không có nhiều thời gian để đối phó với một cuộc tấn công tên lửa.
 
Tên lửa chống hạm Brahmos.
Tên lửa chống hạm Brahmos.
Hệ thống vũ khí đáng gờm thứ 4 của Ấn Độ là tàu khu trục lớp Kolkata, vốn có thể cung cấp hệ thống phòng thủ cho các tàu như tàu sân bay Vikramaditya. Trung Quốc biết rõ rằng tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị 16 tên lửa BrahMos. Nó có thể gây ra mối nguy hiểm đối với các tàu thuyền Trung Quốc.
 
Vũ khí cuối cùng trong danh sách là tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Arihant. Con tàu này không không chỉ là mối đe dọa đối với hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển xa mà còn đe dọa đất liền Trung Quốc.
 
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Arihant.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Arihant.

Các tên lửa K-15, với tầm xa 3.500 km, được trang bị cho tàu ngầm đạn đạo lớp Arihant có thể tấn công Bắc Kinh nếu chúng được phóng từ vùng biển Ấn Độ.

An Bình
Tổng hợp