1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

5 công nghệ khủng giúp Mỹ giành ưu thế chiến tranh

Wearethemighty đã đánh giá 5 công nghệ mới mà Mỹ hiện đang phát minh, thử nghiệm là có thể làm thay đổi bộ mặt chiến trường của nhân loại trong tương lai.

5 công nghệ khủng giúp Mỹ giành ưu thế chiến tranh - 1

Đây không phải là khoa học viễn tưởng mà là những công nghệ hữu hình, hiện đại, có thể làm thay đổi bộ mặt chiến trường, cuộc chiến của nhân loại trong tương lai - Đó là đánh giá của tờ Wearethemighty nhân dịp "khoe" 5 công nghệ mới mà Mỹ hiện đang phát minh, thử nghiệm.

5 công nghệ khủng giúp Mỹ giành ưu thế chiến tranh - 2
5 công nghệ khủng giúp Mỹ giành ưu thế chiến tranh - 3

1. Hệ thống thả dù chính xác

Quân đội Mỹ đang nghiên cứu, áp dụng hệ thống thả dù mới, hay thả dù chính xác (JPADS- Joint Precision Airdrop System) hoặc dù tự động (Robo-Parachutes). JPADS được thiết kế để cung cấp những nhu yếu phẩm, vũ khí, khí tài cho quân đội tại những địa danh nguy hiểm, thay cho các phương tiện vận tải bộ.

Hệ thống dù hiện có sử dụng hệ dẫn đường GPS nên dễ mắc lỗi, tương tự như hệ thống vệ tinh, ví dụ như vệ tinh bị trệch khỏi vị trí mong đợi và dễ bị rơi vào tay đối phương.

Hệ thống dù chính xác JPADS
Hệ thống dù chính xác JPADS

JPADS mới không sử dụng GPS, được trang bị các cảm biến quang học phân tích địa hình để tự so sánh nó với hình ảnh vệ tinh đã được lập trình, giúp hàng đến đúng vị trí. Nó được thả từng kiện ở độ cao 25.000 feet (trên 7,6 km) trong cự ly xa tới 32 km.

Nhân nói về JPADS, tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly của Mỹ mới đây tiết lộ, thông qua đoạn video được Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tung lên mạng, IS đã lấy được một trong những kiện hàng viện trợ mà Mỹ đã thả xuống thị trấn biên giới Kobane, phía bắc Syria hồi trung tuần tháng 10/2014, dùng hỗ trợ lực lượng tự vệ người Kurd trong cuộc chiến đấu chống IS tại khu vực này.

Đây chính là nhược điểm mà các thế hệ JPADS đi trước gặp phải nên hệ thống GPS đã được thay bằng các cảm biến quang học hiện đại.

2. Công nghệ tàng hình Stealth Coating

Công nghệ Stealth Coating có thể hiểu là máy bay được sơn phủ một loại vật liệu có khả năng vô hiệu hoá radar đối phương.

Đa phần, hệ thống radar quy ước hiện có thường phát đi tín hiệu sóng vô tuyến và tia nhanh máy bay nhờ tín hiệu dội ngược, nhưng nhược điểm công suất thấp nên vẫn bị phát hiện.

Máy bay tàng hình của tương lai
Máy bay tàng hình của tương lai

Nhưng máy bay tàng hình thế hệ mới lại được trang bị có một lớp sơn phủ Stealth Coating, có thể vô hiệu hoá sóng vô tuyến (radio waves) nhằm hạn chế tối đa khả năng phát hiện của radar đối phương.

Lớp phủ này thực chất là một loại vật liệu tinh thể phân cực có khả năng hấp thụ sóng radar nhằm vô hiệu tín hiệu dội lại.

Vật liệu có tên Hexagonal boron nitride (Boron nitride lục giác) có khả năng "bắt" được tới 99,99 phần trăm của sóng radar và ngăn ngừa sự khúc xạ, được phủ một lớp phủ mỏng bên ngoài cho các thế hệ máy bay tương lai.

3. Xe bọc thép thông minh

DARPA, hoặc Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến Bộ quốc phòng Mỹ hiện đang nghiên cứu phát triển thế hệ xe bọc thép thông minh, đặc biệt là cho ra đời công nghệ sản xuất giáp siêu nhẹ cho các phương tiện chiến đấu có thể hoạt động trên mọi địa hình.

Xe bọc thép tàng hình GXV-T Agility
Xe bọc thép tàng hình GXV-T Agility

Công nghệ mang tên Ground X-Vehicle Technology (GXV-T), với mục đích tăng cường sức mạnh cho các phương tiện quân sự, tạo ra những chiếc xe không chỉ nhẹ, cơ động mà còn có khả năng tăng tốc linh hoạt, né tránh được đối phương, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại như quang phổ, hồng ngoại, hoặc điện từ.

GXV-T có thể khắc phục nhược điểm của các phương tiện truyền thống, cồng kềnh dễ bị hạ gục, bằng những mẫu xe đời mới được trang bị cảm biến hiện đại, cho phép nó theo dõi, phân biệt được ta và địch. Và có thể lẩn trốn nhanh, tự hành hoặc bán tự động khi người điều khiển đang bận thực hiện các nhiệm vụ khác.

4. Phi thuyền không gian không người lái

DARPA hiện đang hoàn thiện dự án phát triển phi thuyền không gian XS-1 mới, nó không bay vào không gian mà làm tăng phụ tải trong quỹ đạo thấp Trái Đất. XS-1 là thế hệ tàu con thoi không người lái, có thể tái sử dụng cho 10 chuyến bay trong vòng 10 ngày.

Phi thuyền không gian không người lái Proteus của NASA
Phi thuyền không gian không người lái Proteus của NASA

Mỗi chuyến có chi phí khoảng 5 triệu $, nên DARPA hiện đang làm việc với nhà thầu tư nhân như Masten Space Systems, Virgin Galactic, Northrop Grumman, và Blue Origin để làm tăng lượt bay, và giảm chi phí hoạt động.

DARPA cũng từng phát triển thành công một phi thuyền không gian cho mục đích quân sự X37-B, nhưng chi tiết về X37-B hiện vẫn đang được giữ bí mật.

Nguyên thuỷ, chương trình được khởi xướng từ thập niên 80, năm 2013 chương trình này được DARPA chính thức công bố, theo đó, XS-1 là một phi thuyền không gian không người lái có thể tái sử dụng/tăng cường để cung cấp vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo cho quân đội Mỹ.

XS-1 sẽ được thay thế trực tiếp "giai đoạn đầu" của một tên lửa nhiều tầng, có khả năng bay ở tốc độ siêu thanh ở độ cao dưới quỹ đạo, tạo điều kiện cho một hoặc nhiều giai đoạn ở trên cao tách và triển khai một tải trọng để đi vào quỹ đạo Trái Đất thấp. XS-1 sau đó sẽ trở về Trái Đất, nơi nó có thể hoạt động đủ nhanh để lặp lại quá trình này ít nhất mỗi ngày một lần.

5. Chạy nhanh nhờ động cơ phản phản lực đeo trên lưng

Động cơ phản phản lực giúp chạy nhanh của ASU
Động cơ phản phản lực giúp chạy nhanh của ASU

Đầu tháng 5/2016, Hiệp hội Robo mang trên người của Mỹ (WRA) đã tổ chức hội nghị thường niên, trong đó có chương trình tôn vinh nghiên cứu của các sinh viên trường Đại học bang Arizona (ASU), phát triển thành công động cơ phản phản lực đeo trên lưng, tăng cường khả năng chạy nhanh cho quân đội trong môi trường chiến đấu.

Động cơ sử dụng khí nén, có thể giúp con người chạy đạt tốc độ tới 15 mph (24 km/h), giống như bay.

Theo Khắc Nam

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm