"Đột nhập" vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội

Toàn Vũ

(Dân trí) - Ngoài những cây quất có dáng truyền thống, xu hướng mới cho thú chơi cây cảnh Tết năm nay là quất bonsai với nhiều dáng độc lạ như dáng song thân, tam đa...

"Đột nhập" vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 1

Những năm gần đây, người làng Tứ Liên, (Hà Nội) trồng quất nghệ thuật với nhiều kiểu dáng. Quất cảnh bonsai trồng chậu nhỏ hoặc bình gốm là loại phổ biến nhất tại đây. Vườn nhà ông Xuân Linh, là một trong những người đầu tiên làm quất bonsai mini với nhiều dáng độc lạ.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 2

Ông Linh bắt đầu trồng và làm quất cảnh từ năm 1987, sau khi xuất ngũ, trải qua nhiều thăng trầm, đến bây giờ ông vẫn giữ được nghề trồng quất cảnh. Trước ông Linh đi học trồng cây ở Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), nhưng chỉ trồng dưới đất. Sau nhiều năm kinh nghiệm ông đã có quyết định làm thay đổi xu hướng chơi quất cảnh thời bấy giờ là trồng lên chậu.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 3

Hiện nay vườn nhà ông Linh có khoảng 1.000 cây quất cảnh các loại nhưng chủ yếu là quất bonsai. Các cây quất được ông mua lại của người trồng ở bãi giữa Sông Hồng, sau đó tùy cây ông phải trồng lại hoặc tạo dáng luôn. Để ra một cây quất bonsai được đánh giá là đẹp phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn cây tới bắt quả sao cho chính đúng dịp Tết.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 4

"Mỗi năm làm quất qua đi là tôi phải ngồi nhìn lại từ cách làm đến tạo dáng cho cây, cho đến ý tưởng mới cho sang năm. Khó nhất là khâu tạo dáng và bắt quả cho chín đúng dịp Tết Nguyên đán. Có năm tôi bắt sớm quá, quả vẫn chơi được nhưng hơi già cây. Năm nay tôi bắt quả đúng thời điểm, mọi cây đều đến Tết là lúc mã đẹp nhất" ông Linh cho hay.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 5

Cây bonsai ở vườn ông Linh có độ tuổi từ 1 đến hơn 10 tuổi. "Cái khó là những cây cổ thụ cắt tỉa làm sao cho nhỏ vừa để làm cây bonsai. Nếu không khéo thì hỏng luôn cả cây, tuy làm nhiều nhưng đôi lúc cũng có cây bị hỏng là điều không thể tránh khỏi", ông Linh chia sẻ.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 6

Năm nay theo ông Linh xu hướng chơi quất trồng trong chum gốm đã lỗi thời. Thời điểm này người chơi chỉ chọn những cây vừa không quá to để chơi Tết. Những cây dáng song thân, tam đa… vẫn được ưa chuộng. Để quất trổ hoa, ra quả tốt, nhà vườn phải tưới cho cây ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và đầu giờ chiều. Ngoài ra, mỗi giai đoạn cây lớn phải tỉa, uốn cành, cắt lá để tạo thế cho cây.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 7

Để đánh giá một cây quất bonsai đẹp, trước tiên là dáng phải "cổ quái", cây đủ quả xanh, quả chín, lộc, hoa. Năm nay nhà vườn của ông Linh bày bán sớm nên đã bán được một số cây đẹp. "Có khách mua rồi nhưng vẫn gửi lại nhà vườn chăm sóc hộ gần Tết đến lấy. Còn một số khách quen đã bắt đầu rục rịch đến tham quan xem cây" ông Linh cho biết.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 8

Những cây quất bonsai đang được ông Linh cắt tỉa lần cuối cùng trước khi đến tay người chơi.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 9

Theo ước tính vườn của ông Linh khi bán hết được vườn, sẽ thu về khoảng hơn 300 triệu đồng. Cây trong vườn nhà dao động từ vài trăm nghìn tới 3 triệu đồng, có những cây đặc biệt nếu gặp khách có thể có giá lên tới hơn 7 triệu đồng. Quất bonsai vườn ông Linh đa dạng về kiểu dáng và thế cây, từ cây mini khoảng 30-50cm đến những cây cao 1-1,5 mét để khách chọn theo không gian rộng, hẹp.

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 10

Ông Linh cho biết: "Làm cây quất thì giá cả phụ thuộc vào cây, cây nhỏ có thể có giá trị cao hơn cây to, vì có thể là thế đẹp hơn".

Đột nhập vườn quất bonsai hơn 1.000 cây ở Tứ Liên, Hà Nội - 11

Tại khu vực trồng quất Tứ Liên một số người dân đã đến chọn mua cây về đón Tết sớm.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm