1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3000:

Xót xa hàng trăm học sinh miền núi vã mồ hôi dưới mái trường xuống cấp

(Dân trí) - Thiếu phòng dạy học phải mượn nhà sinh hoạt cộng đồng để dạy chữ, phòng học chật chội, xuống cấp, khiến hàng trăm học sinh ở Pa Lọ phải chen chúc học chữ dưới tiết trời mùa hè nóng bức hoặc mùa đông lạnh lẽo là tình cảnh của Trường tiểu học xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hàng bao năm nay.

Không có đủ phòng học nên học sinh Pa Lọ phải học trong những căn phòng đi mượn
Không có đủ phòng học nên học sinh Pa Lọ phải học trong những căn phòng đi mượn

Gập ghềnh con chữ ở Pa Lọ

Khi các học sinh đang nghỉ hè, nhưng từ lá đơn của nhà trường, từ thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chúng tôi vượt gần 100 km mới đến thăm Trường Tiểu học xã Thanh, huyện Hướng Hóa. Đón chúng tôi với tâm trạng đầy ắp nỗi niềm, thầy giáo Nguyễn Thái Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh giới thiệu về điểm trường Pa Lọ với sự trăn trở về những thiếu thốn đang tồn tại nhiều năm nay.

Thầy Bình nói, toàn trường có khoảng 578 học sinh. Pa Lọ là điểm trường xa nhất, nhưng lại có đến 177 học sinh, chiếm 1/3 số học sinh toàn trường. Tuy vậy, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu dạy học.

Nhấp vội chén nước, thầy Nguyễn Tấn Hải – Phó Hiệu trưởng xung phong dẫn chúng tôi đến tận nơi, để nhìn tận mắt điều kiện dạy học tại điểm trường này. Để đến với điểm trường Pa Lọ, từ điểm trường chính phải vượt con đường đèo mịt mù gió bụi, với chiều dài hơn 10 km.

Dọc đường đi, thầy Hải giới thiệu về những khó khăn, thiếu thốn của việc dạy học ở Pa Lọ. Được phân công phụ trách khu vực này nên thầy Hải hiểu tường tận những gian nan, vất vả với cả giáo viên lẫn học sinh.

Do xây dựng từ lâu nên các phòng đã bị bong tróc tường
Do xây dựng từ lâu nên các phòng đã bị bong tróc tường

Thầy Hải cho biết: Đối với giáo viên và học sinh, mùa này đường khô ráo còn về mùa mưa phải đi trên con đường nhão nhoẹt bùn đất mới đến được lớp. Có khi bùn ngập sâu gần nửa mét, đến được trường thì quần áo ướt sũng. Ngồi trong lớp mà toàn thân các em cứ run lên, người tê tái. Học sinh phải đi từ mờ sáng, còn giáo viên phải “cắm bản” để dạy chữ.

“Cũng vì thương học sinh vùng cao, muốn các em biết, thông thạo con chữ nên các thầy cô phải bám bản, bám dân để vận động học sinh đến trường. Thấy lớp học trống trải, các thầy cô giáo phải phân công nhau đến tận nơi để đưa đón học sinh. Với các em có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên cũng phải chung tay giúp đỡ, người sắm cho quần áo, cây bút, cặp sách, đôi dép… để các em đến trường như các bạn. Dường như, các em cũng hiểu được phần nào tâm tư của thầy cô giáo nên cũng rất chăm học và đến trường thường xuyên”, thầy Hải tâm sự.

Câu chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những “ổ voi, ổ gà” vấp phải trên cung đường đất này. Giữa nắng cháy cùng bụi mịt mù, thầy Hải quệt ngang những giọt mồ hôi để giữ tay lái được thăng bằng.

Đi qua những khoảnh đồi khô khốc vì gió Lào, người dân sống thưa thớt, thầy Hải chỉ về những ngôi nhà đóng chặt cửa giải thích: “Trước đây người dân lên đây định cư đông, nhưng sau đó vì nhiều nguyên nhân mà họ chuyển đi nơi khác. Có lẽ do điều kiện quá khắc nghiệt nên họ không thể an tâm định cư”. Thầy Hải chỉ cho tôi xem những căn nhà nhỏ của cộng đồng và cho biết, đó từng là những điểm trường mà các thầy cô mượn để dạy cho học sinh. Nay có nhiều điểm ghép lại nên các em phải di chuyển về đó học. Riêng tại Pa Lọ, nơi có số lượng học sinh rất đông, nhưng điều kiện về cơ sở vật chất thì chưa đáp ứng yêu cầu.

Phần mái đã bị hư hỏng, tuột vít do những trận gió lốc
Phần mái đã bị hư hỏng, tuột vít do những trận gió lốc

Phần móng và bậc lên xuống có dấu hiệu bị sụt, hở hàm ếch
Phần móng và bậc lên xuống có dấu hiệu bị sụt, hở hàm ếch

Vừa đến điểm trường Pa Lọ, thầy Hải dẫn chúng tôi đi xem các phòng học đã được xây dựng khá lâu. Chưa hết vui mừng khi nghe kể về sự hiếu học của các em học sinh nơi đây, chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tượng vô cùng xót xa.

Học sinh tại điểm trường Pa Lọ đều là con em đồng bào Pa Kô, Vân Kiều. Nhiều học sinh có điều kiện gia đình khó khăn nhưng vẫn đi học khá chuyên cần, đam mê con chữ.


Hình ảnh học sinh phải học tập trong những căn phòng chật chội, nóng nực ở điểm trường Pa Lọ

Hình ảnh học sinh phải học tập trong những căn phòng chật chội, nóng nực ở điểm trường Pa Lọ

Nhiều hạng mục đã bị xuống cấp
Nhiều hạng mục đã bị xuống cấp

Cô giáo Trần Thị Nga (quê ở Vĩnh Linh), giáo viên dạy lớp 5 cho biết, cô tham gia dạy học ở miền núi đến nay đã 8 năm và dường như đã nếm trải đủ sự khó khăn ở mảnh đất vùng cao này. Thế nhưng, trước niềm đam mê học chữ của các em học sinh, cô và trò đã động viên nhau để vươn lên, nỗ lực dạy và học tốt hơn.

Cô Nga tâm sự: “Học trò ở Pa Lọ, xã Thanh có nhiều em phải vượt quãng đường xa để đi học. Về mùa mưa, việc đến lớp càng trở nên gian nan, các em phải dậy sớm, lội trên những cung đường bùn lầy để đến lớp. Thấy học trò ham học mình cũng thương nhưng cũng chỉ giúp đỡ được phần nào về mặt vật chất, mua thêm dụng cụ học tập cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các giáo viên ở đây cũng nguyện đem hết tri thức để giảng dạy cho các em”.

Những học sinh Vân Kiều, Pa Kô phải học tập trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn
Những học sinh Vân Kiều, Pa Kô phải học tập trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn

Lớp 5 do cô đứng lớp có gần 20 học sinh nhưng phải học tập trong căn phòng chật chội, mượn lại từ địa phương. Tuy vậy, phòng học cũng đã có dấu hiệu xuống cấp nên mùa hè thì nóng, mùa mưa thì dột, ẩm thấp.

Nhớ lần đầu đến với Pa Lọ, cô giáo Trần Thị Chi cũng xót xa khi nhìn thấy điều kiện học tập của học sinh nơi đây còn nhiều thiếu thốn. Song, với tình thương học trò, cô Chi đã bám lớp, bám trường để dạy chữ cho học sinh. Cô Chi phụ trách dạy lớp 1 với 21 học sinh.

Kể về sự thiếu thốn của các em, cô Chi cho biết: “Học sinh nơi đây vẫn thua thiệt nhiều thứ so với các nơi. Nhiều em không có nổi bộ quần áo cho sạch sẽ để đến lớp, sách vở cũng thiếu. Nay trường đã được sửa lại nhưng vẫn xuống cấp nhiều, lúc trước thì dột nát, hư hỏng”.

Những cánh cửa tại các phòng đang bị hư hỏng
Những cánh cửa tại các phòng đang bị hư hỏng

Thầy giáo Nguyễn Tấn Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm trường Pa Lọ được xây dựng từ năm 2002 từ nguồn vốn chương trình 135. Hiện chỉ có 3 phòng học và một phòng phải đi mượn của biên phòng, nhưng phải dạy học 8 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, với khoảng 178 học sinh. Do xây dựng khá lâu nên điểm trường này đang bị xuống cấp trầm trọng, phần mái tôn của dãy nhà đã bị hư hỏng nên về mùa mưa thường bị dột, ẩm thấp, gây ảnh hưởng đến việc dạy học.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, xuống cấp, không đáp ứng. “Theo yêu cầu cải cách giáo dục sắp tới, học sinh sẽ phải học 2 buổi/ ngày, nhưng với 8 lớp hiện có, trong khi thiếu phòng học nên các lớp phải luân phiên nhau để học. Nhiều giáo viên phải cho học sinh học thêm vào ngày thứ 6, thứ 7. Những em học yếu thì bố trí dạy kèm ở góc lớp. Nhu cầu cấp bách ở điểm trường này cần thêm 3 phòng học nữa để đảm bảo cho việc dạy học 8 lớp với 2 buổi/ngày”.

Thiếu nơi dạy học, nhà trường phải mượn nhà sinh hoạt cộng đồng để dạy chữ
Thiếu nơi dạy học, nhà trường phải mượn nhà sinh hoạt cộng đồng để dạy chữ

Những hình ảnh xuống cấp dễ nhận thấy tại điểm trường vùng cao Pa Lọ
Những hình ảnh xuống cấp dễ nhận thấy tại điểm trường vùng cao Pa Lọ

Vượt qua khó khăn, học sinh vẫn chuyên cần theo đuổi con chữ
Vượt qua khó khăn, học sinh vẫn chuyên cần theo đuổi con chữ

Theo thầy giáo Hải, điều kiện học tập của học sinh chưa đảm bảo là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Không có phòng học, nhà trường phải mượn nhà cộng đồng ở thôn Ta-Nua-Cô để dạy chữ cho học sinh. Tuy nhiên, đến khi cần họp hành thì địa phương lấy lại nên học sinh phải nghỉ học. Ngay cả những giáo viên “cắm bản” dạy học, phòng công vụ cũng hết sức chật hẹp, đơn sơ.

Giữa nắng hè gay gắt nhưng hàng chục học sinh phải chen chúc học chữ trong phòng học chật hẹp, xuống cấp. Mồ hôi các em vã ra khắp người, nhưng cô và trò vẫn miệt mài học chữ. Nhìn thấy các em học sinh chăm chỉ đến lớp, đó là niềm động viên để các giáo viên cố gắng bám lớp dạy học.

Nhiều mảng bê tông bị bung, lộ ra những khoảng trống hoác trên nền đất
Nhiều mảng bê tông bị bung, lộ ra những khoảng trống hoác trên nền đất

Thầy giáo Nguyễn Văn Đức – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa, cho biết, những năm gần đây, cơ sở vật chất ở các trường học trên địa bàn đã được cải thiện. Nhiều điểm trường đã được đầu tư kiên cố hóa. Chỉ trong năm 2017, đã có gần 60 phòng học xây mới từ nguồn ngân sách Nhà nước và xã hội hóa. Tuy vậy, huyện Hướng Hóa là địa phương thuộc miền núi, kinh phí còn hạn chế. Nhiều điểm trường được xây dựng từ lâu đã xuống cấp nhiều chưa được đầu tư. Trong khi đó, học sinh ở một số địa bàn xa trung tâm như xã Thanh và một số nơi khác vẫn học tập trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Bàn ghế cũng bị nứt, lỏng lẻo và dễ xê dịch
Bàn ghế cũng bị nứt, lỏng lẻo và dễ xê dịch

Niềm khát khao con chữ là động lực để các học sinh vùng cao bám lớp
Niềm khát khao con chữ là động lực để các học sinh vùng cao bám lớp

Rời Pa Lọ nhưng những hình ảnh về học sinh nơi đây cứ ám ảnh chúng tôi. Nhớ lúc chia tay, các thầy, cô giáo nơi đây gửi gắm tâm nguyện nhờ truyền thông vận động, kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ để các học sinh nơi đây có được mái trường rộng rãi, thoáng đãng để việc học tập đạt chất lượng hơn. Tâm nguyện của các giáo viên cũng xuất phát từ tình yêu thương đối với những học trò vùng cao đã và đang chịu nhiều thiệt thòi do địa hình xa xôi, cách trở giữa muôn dặm núi rừng này.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3000: Ủng hộ xây dựng điểm trường Pa Lọ, Trường Tiểu học xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Thầy giáo Nguyễn Thái Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh

ĐT: 0972211165

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269