1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4009:

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ

Phạm Hoàng

(Dân trí) - Điểm trường mầm non thôn 7,8 đang bị sạt lở mạnh, thầy và trò phải di dời vào học nhờ tại nhà rông. Điểm học tạm này đang trong cảnh "nhiều không", ảnh hưởng đến việc dạy học và sức khỏe của cô trò.

Kinh hãi điểm trường bị sạt lở

Giữa những ngày cuối năm, chúng tôi về thôn Kon Pao Kơ La (xã Đăk Pxi, huyện Đắk Hà, Kon Tum) rất xót xa khi chứng kiến cảnh những em học sinh mẫu giáo người Xơ Đăng đang ngồi co ro trong căn nhà rông tồi tàn. Ngoài trời, từng cơn gió thổi liên hồi.

Khốn khổ cảnh hàng chục học sinh học tạm trong ngôi nhà rông cũ

Căn nhà rông văn hóa làng Kon Pao Kơ La chưa đầy 30m2 nhưng có hơn 70 em học sinh mầm non thuộc 2 lớp ghép của 3 + 4 và 4 + 5, điểm trường thôn 7,8 (Trường Mầm Non xã Đăk Pxi) cùng ngồi học. Tiếng hát, tiếng đánh vần cũng đã đã át dần tiếng gió đang thổi xào xạc trên đỉnh Đắk Kơ.

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 1
Nhà rông làng Kon Pao Kơ La (xã Đăk Pxi, huyện Đắk Hà, Kon Tum) nơi hơn 70 học sinh phải học tạm giữa mùa lạnh

Cô Đỗ Thị Nguyệt (Hiệu trưởng Trường Mầm Non Đắk Pxi) cho biết: "Từ lâu nay, điểm trường mầm non thôn 7,8 nằm ngay cạnh bên bờ suối Đăk Pxi. Mỗi lúc mưa bão là cô trò đều sống trong cảnh lo sợ vì sạt lở. Mới đây, do nước trên thượng nguồn về nhiều đã khiến cho phần đất sát chân móng của trường học bị sạt lở nghiêm trọng. Đứng trước nguy cơ sạt lở đang rình rập, trường đã xin ý kiến và chuyển các em học sinh vào học tạm tại nhà rông.".

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 2
Dãy phòng học của điểm trường Mầm non thôn 7,8 đang dần bị dòng sông Đăk Pxi "nuốt chửng"

Dẫn chúng tôi về lại điểm trường mầm non cũ cách vị trí nhà rông mà các học sinh đang học tạm khoảng 1km, cô Đỗ Thị Nguyệt không khỏi kinh hãi trước cảnh dòng sông Đăk Pxi đang dần "nuốt chửng" cả một 1 dãy khoảng 6 phòng học được xây kiên cố. Dòng sông Đăk Pxi đang "ăn dần" vào gần tận phần móng của điểm trường.

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 3
Do mưa bão nên tình trạng sạt lở đã "ăn sâu" vào phần chân móng. Vì lo nguy hiểm cho học sinh nên nhà trường đã di dời học sinh lên phần nhà rộng học tạm

Được biết, năm 2009, nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở, bảo đảm an toàn cho các cô trò, chính quyền địa phương, dân làng đã cùng đắp những rọ đá kiên cố bên phần móng của điểm trường. Tuy nhiên, vì dòng nước chảy mạnh cũng cuốn trôi và phá vỡ các rọ đá.

Cô Hoàng Thị Hoa (Giáo viên dạy lớp 3+4) - người gắn bó hơn 3 năm tại điểm trường mầm non thôn 7,8, tâm sự: "Chúng tôi ngồi dạy học, nhưng khi đưa mắt qua cửa sổ đều kinh hãi trước cảnh dòng nước lũ đổ về sông Đăk Pxi. Nhiều lúc nước về nhiều, chúng tôi lo sợ nên cho các em học sinh nghỉ học sớm để đảm bảo an toàn.".

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 4
Những lớp học mầm non phải đóng cửa vì tình sạt lở đang diễn ra rất nguy hiểm cho cô trò

"Các em học sinh còn nhỏ mà trường lại sát bờ sông nên chúng tôi luôn trong tâm trạng lo sợ các em đến gần bờ sông chơi. Hiện nay, nước đã ăn sâu vào chân móng của trường nên chúng tôi càng hoang mang hơn. Chúng tôi đã làm một hàng rào quanh trường và liên tục nhắc nhở các em không ra gần bờ sông", cô Hoa bộc bạch.

Đứng bên cầu treo làng thôn 7, chúng tôi không khỏi kinh hãi trước cảnh cả 2 đầu của điểm trường bị sạt lở nghiêm trọng. Phần móng và kè đá của điểm trường mầm non nay cũng bị nước phá vỡ. Từ xa nhìn lại, điểm trường đang dần nằm ra giữa dòng sông, hai đầu điểm trường đã bị ăn sâu.

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 5
Mưa bão đã quy đi nhưng tình trạng sạt lở vẫn chưa chấm dứt

Không dám cho học sinh trở lại trường cũ

Điểm trường mầm non thôn 7,8 có khoảng hơn 70 em học sinh đều là người đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Vì cuộc sống gia đình khó khăn nên khi các em đến lớp đều do một tay các cô lo từ chiếc áo, đôi dép, sách vở…Vượt qua những khó khăn, các cô giáo luôn kiên trì "cắm bản", gõ cửa từng nhà để tuyên truyền, vận động học sinh tới lớp.

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 6
Trường đứng trước nguy cơ sạt lở, nhiều học sinh phải di chuyển sang căn nhà rông cũ học tạm

Vì cơn bão số 9 trong năm 2020 vừa qua khiến điểm trường mầm non thôn 7,8 bị sạt lở nên hơn 70 học học mầm non và các cô giáo đã phải bỏ 3 phòng học kiên cố để di chuyển ra học tạm tại nhà rông. Các cô trò học ở căn nhà rông đã gặp phải muôn vàn khó khăn, bất tiện trong công tác dạy và học.

Cô Hoàng Thị Hoa cho biết: "Các em chuyển lên đây học nhờ được khoảng 2 tháng rưỡi. Khi chuyển vào đây, cô trò luôn phải chịu từng đợt gió mạnh thổi xuyên qua bức tường làm bằng tre, lồ ô. Lúc nào, tôi cũng phải đi cài từng chiếc cúc áo để giữ ấm cho các em. Bất tiện khi 2 lớp cùng học chung một phòng. Khi lớp này học chính thức thì lớp kia phải ra ngoài sân đứng".

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 7
Căn nhà rông mỏng manh đã khiến cho các em học sinh vừa học, vừa ngồi co ro góc lớp vì gió thổi vào mạnh

"Không những thế, đây là nhà văn hóa làm bằng tre, lồ ô nên không kiên cố. Vì vậy, chúng tôi không thể mang các dụng cụ học tập lên trang trí và dạy học ở đây. Tôi mong muốn, các em học sinh sớm có một điểm trường khang trang, kín đáo, an toàn, để cô trò yên tâm dạy và học", cô Hoa cho biết thêm.

Nơi học tạm này, cô trò luôn phải đối mặt với nhiều sự thiếu thốn. Điển hình như thiếu khu vui chơi, nhà vệ sinh, dụng cụ, thiết bị dạy học, bất tiện trong việc sắp xếp giờ học và khung giờ dân làng tiến hành sinh hoạt, họp làng. Giữa cái rét khoảng 20 độ, từng cơn gió lạnh liên tiếp thổi vào phòng học. 

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 8
Vì học trong căn nhà rông cũ nên mọi thứ điều thiếu thốn. Mỗi khi vào học chính thức, chỉ được một lớp học còn lớp kia ra ngoài sân đứng chờ...

Chúng tôi đảo mặt quanh lớp học đều thấy các em mang những chiếc áo ấm cũ và ngả sang màu vàng ố. Nhiều em trên người chỉ là một chiếc áo mỏng, quần đùi, đi đôi chân trần đang ngồi co ro trong góc lớp.

Cô Đỗ Thị Nguyệt (Hiệu trưởng Trường Mầm Non Đăk Pxi) cho biết: "Hiện nay, các em học sinh và cô giáo đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải học tạm tại nhà rông này. Bão và mưa đã qua đi nhưng dù bất cứ giá nào thì tôi cũng không để những học sinh của mình trở lại ngôi trường đang đối mặt với nguy cơ sạt lở đó. 

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 9
Xót lòng các học sinh Xơ Đăng học trong căn phòng gió lạnh

"Tôi cũng như các giáo viên, học sinh và bà con dân làng Đăk Pxi đang từng ngày mong mỏi một điểm trường mới tại thôn 7,8 được xây dựng kiên cố, khang trang. Qua đó, từng bước giúp cho chất lượng giáo dục vùng cao được phát triển, các em học sinh được học tập trong môi trường tốt nhất", cô Nguyệt mong muốn.

Ông Nguyễn Phúc Đoan (Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum) cho biết: "Ngay khi nắm được tình trạng sạt lở do bão lũ, tôi đã chỉ đạo phối hợp di chuyển các em lên nhà rông học tạm, kiên quyết không để các em học tại điểm trường cũ. Xã cũng đã báo cáo lên UBND huyện nhưng hiện nay vẫn đang chờ kinh phí từ huyện trong niềm mong mỏi có một ngôi trường khang trang của các cô trò xã Đăk Pxi.".

Trường sạt lở, hàng chục học sinh Xơ Đăng tá túc học nhờ trong nhà rông cũ - 10
Thầy cô xã Đăk Pxi mong mỏi từng ngày có điểm trường kiên cố để cho học sinh ổn định việc học

Bà Lê Thị Nhung, Trưởng phòng GD - ĐT huyện Đăk Hà cho biết, do ảnh hưởng của bão nên học sinh ở điểm trường thôn Kon Pao Kơ La (Trường mẫu giáo Đăk Psi) và điểm trường thôn 10 (Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện) phải học tạm ở nhà rông. Hiện tại học sinh tiểu học đã về trường chính học chỉ còn trường mầm non là đang phải học nhờ nhà rông. Việc học tập ở đây gặp nhiều khó khăn vì khuôn viên nhỏ, giáo viên không thể sắp xếp và bố trí đầy đủ trang thiết bị cũng như dụng cụ học tập. 

"Bên cạnh đó, việc học tại nhà rông rất lạnh, nhất là những hôm mưa gió, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả giáo viên và học sinh. Chúng tôi mong mỏi các ngành chức năng, tổ chức cùng chung tay giúp đỡ xây nên một điểm trường cho học sinh xã Đăk Pxi.", bà Nhung mong mỏi.

Mọi sự giúp đỡ hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4009: Cô Lê Thị Nhung

Trưởng phòng GD - ĐT huyện Đăk Hà, Kon Tum

SĐT: 0905051127

2. Báo điện tử Dân trí

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

-  Chi nhánh Hà Nội.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269