Mã số 1551:
“Trước khi chết, con chỉ ước một lần được cõng mẹ”
(Dân trí) -Em nhìn tôi, hồn nhiên kể: “Trước khi chết,con chỉ ước được cõng mẹ thôi vì hàng ngày mẹ phải cõng con rồi. Mỗi lần lên bệnh viện mẹ vừa phải cõng con nặng thế, lại còn phải xách cả một cái túi đồ nữa nhưng mẹ vẫn bảo là con còn nhẹ cân lắm ạ”.
Với gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu, cậu bé Trương Văn Tú hồn nhiên kể chuyện với tôi mà không một chút lo lắng hay sợ hãi cho dù có lúc em đã nói cả đến “cái chết”. Có lẽ do em còn quá bé hay đơn giản nghĩ “chết không phải là hết” nên vẫn giữ thái độ bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra nếu như thần chết có gọi tên mình. Ngồi hí hoáy viết và làm toán, Tú mỉm cười kɨoe: “Cháu bị bệnh phải đến viện chữa nên là cháu không được đi học nữa, nhưng mà lúc nào về nhà là mẹ lại mượn sách của các bạn cho cháu đọc nên cháu cũng không buồn ạ”.
Nói rồi em lại chăm chú ngồi đọc ra chiều say sưa lắm. Ở dưới bếp, mẹȠcủa em là chị Phạm Thị Nhung đang mải mê nấu nồi cám lợn vừa tranh thủ nói chuyện với tôi: “Hai mẹ con cháu vừa về lúc trưa nay cô ạ. Lần này cháu được về hai tuần rồi lại lên truyền đợt hóa chất mới”.
Sau lời mở đầu như vậyȬ chị Nhung như lặng người đi khi tôi kể chuyện con trai chị nói ước mơ là được một lần có thể cõng được mẹ vì hàng ngày mẹ phải cõng em. Gương mặt chùng xuống và những giọt nước mắt bắt đầu lăn, chị trải lòng: “Tú bị bệnh ung thư máu cũng khá lâu rồi cô ạȮ Ban đầu cháu vẫn đi lại được như những bạn khác nhưng rồi tình trạng bệnh nặng quá phải chuyển từ Viện huyết học sang cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai... Những lần đó chị tưởng chừng đã mất cháu rồi nhưng có lẽ nó thương chị nên còn ở lại, tuy nhiên đôi chânȠthì bị liệt hoàn toàn rồi cô ạ”.
Không còn đi được nữa nên từ lâu mẹ trở thành đôi chân của em. Những ngày ở trên viện truyền hóa chất hay trở về nhà, lúc nào em cũng có mẹ bên cạnh đểȠđỡ dậy và di chuyển các nơi. Tú kể: “Cháu 12 tuổi rồi đấy nhưng lúc nào cũng được mẹ bế như em bé cô ạ!”. Lời thằng bé hồn nhiên kể kèm theo cả một nụ cười tươi rói, ấy vậy mà trong tôi vẫn nhói lên điều gì khó tả lắm. “Em bé”… Ừ, thì em vẫn còn bé ɬắm nhưng “cái chết” thì đang cận kề đấy!
Nhà nghèo, chị Nhung lại phải kè kè ở bên cạnh con bất kể là ở nhà hay ở viện nên không thể làm được những việc ra tiền. Chồng của chị là anh Trương Văn Tuyến, hàng ngày đi bào gỗ thuê với đồng công rẻ mạt nhưng công việc bấp bênh lúc có, lúc không thành thử có nhiều hôm cả nhà chỉ được ăn cơm với nồi canh lỏng bỏng nước. Ấy vậy mà Tú chẳng lúc nào kêu ca, em còn nhˬn tôi, hấp háy đôi mắt tinh nghịch nói: “Cô thấy cháu béo không?. Giờ về nhà cháu ăn cơm không cho gầy hơn tí để mẹ cháu bế cho nhẹ ạ”.
Nói rồi, em còn ghé tai tôi bí mật tâm sự: “Cháu béo thế mà mẹ cháu vẫn bảo ɬà cháu gầy và bắt cháu ăn nhiều hơn đấy cô ạ”. Rồi em kể những ngày mẹ bồng bế em lên viện, có lần vì vướng nhiều người ở bến xe và đồ đạc nặng nên mẹ đánh rơi cả túi đồ xuống đất làm bẩn hết. Có lần mẹ vừa mua túi xôi định lên ô tô cho em ăn nhưng vì phảɩ chạy ra xe nhanh nên cũng đánh rơi mất làm hôm đó em bị đói…
Rồi em kể cả lần mẹ không có tiền cho em đi chữa bệnh nên nằm khóc đến sưng cả mắt. Những ngày đi viện đến không còn tiền ăn, em được mẹ của các bạn cùng phòng mua cơm cho và cả lần không có tiền ȑi xe ôm nên mẹ phải cõng em từ Viện huyết học ra bến xe Mỹ Đình về quê... Em nói thương mẹ lắm nhưng em cũng không có tiền đâu.
Câu chuyện giữa tôi và cậu bé Tú cứ thế tiếp diễn với những tˢm sự hóm hỉnh, đáng yêu của em. Không hề sợ hãi trước căn bệnh mình đang mắc phải, cho dù em biết: “Có nhiều bạn chữa bệnh cùng cháu lắm nhưng mà các bạn ấy lên trời hết rồi cô ạ nên cháu không còn gặp nữa…”. Tú vẫn cười hồn nhiên và say sưa ngồi học trên chiếc bàn nhỏ được kê ngăn ngắn ở trên giường. Chốc chốc, buồn đi vệ sinh hay mỏi người vì phải ngồi lâu quá, em lại gọi mẹ và còn chọc đùa tôi: “Cháu lại làm em bé đây cô ơi”.
Lời thằng bé dễ thương và đáng yêu lạ khiến tôi có lúc như quên bẵng đi là em đang bị bệnh. Nhưng rồi chính những giọt nước mắt và tiếng nấc nghẹn của chị Nhung khiến tôi như “bừng tỉnh”. Ung thư máu – Phải rồi, căn bệnh đã khiến cho đôi chân của em bị “đóng băng” không còn đi lại được nữa nhưng trái tim của em vẫn đập từng nhịp thổn thức bởi còn ước mơ: “Một lần được cõng mẹ” còn chưa thực hiện.
<ɔABLE style="PADDING-BOTTOM: 0px; MARGIN: 0px; PADDING-LEFT: 0px; BORDER-SPACING: 0px; PADDING-RIGHT: 0px; BORDER-COLLAPSE: collapse; PADDING-TOP: 0px" border=1 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="90%">
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1551: Chị Phạm Thị Nhung và anh Trương Văn TuyếnȠ(Thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)
Số ĐT: 0168.805.1816
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VɎĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 ȱ37 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)<ȯP>
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dɩnh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân