1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1444:

Thương gia đình có 4 người bệnh, cha vay bạc nóng mổ tim cho con

(Dân trí) - Anh Lắm bị suy tim nặng, rơi vào cơn phù phổi cấp… cần mổ gấp để giữ mạng sống. Gia đình hộ nghèo, 4 người trong nhà ngày nào cũng phải uống thuốc, thế nhưng cha anh đành liều vay bạc nóng 25 triệu đồng để đổi lấy “hơi thở” đều đặn cho anh Lắm!

Hoàn cảnh bệnh tật nêu trên là của gia đình cha con ông Nguyễn Văn Khỏe (49 tuổi) và anh Nguyễn Văn Lắm (28 tuổi) ngụ ấp số 1, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Gia đình ông Khỏe là hộ nghèo, quanh năm cả nhà đi gặt lúa thuê sinh sống, nhưng hiện nay gia đình ông Khỏe đang gánh số nợ hơn 100 triệu đồng, đây là số tiền chi phí ca phẫu thuật tim cho anh Lắm cách nay một tuần. Điều đáng lo, khi 3 thành viên còn lại là vợ chồng ông Khỏe và đứa con út, ngày nào cũng phải uống thuốc mới đủ sức khỏe đi làm thuê để lo cái ăn hàng ngày!

Mẹ và con vào viện, con út thất nghiệp…

Vợ chồng ông Khỏe lấy nhau gần 30 năm cũng là khoảng thời gian hai vợ chồng lao động cực lực với nghề gặt lúa thuê lo cho cuộc sống gia đình. Theo ông Khỏe kể, khoảng 10 năm về trước với nghề gặt lúa thuê tuy có vất vả nhưng chẳng lo thiếu gạo ăn, tuy nhiên mấy năm gần đây, từ khi có dịch vụ máy gặt đập liên hợp, không ai thuê gặt lúa nữa, cả nhà (4 người) bỗng dưng bị thất nghiệp. Để lo cho cái ăn, buộc ông và hai đứa con trai phải chuyển đổi nghề sang đi phụ hồ, giăng câu, thả lưới hoặc ai mướn gì làm nấy, miễn sao có tiền đông gạo là làm ngay, không nề hà việc nặng nhọc.

Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, 4 người trong nhà (vợ chồng ông Khỏe và 2 đứa con) thay nhau ngã bệnh, nặng nhất là anh Nguyễn Văn Lắm – bị tim bẩm sinh từ nhỏ. Cách nay khoảng 3 năm, anh Lắm không thể lao động được nữa và thường xuyên lên cơn mệt. Do gia đình quá nghèo, túng trước hụt sau nên khi nào anh Lắm bị ngất gia đình mới đưa đến bệnh viện, nằm một vài ngày rồi về. Chu trình này kéo dài suốt 3 năm qua, làm gia đình ông Khỏe càng túng thiếu hơn bao giờ hết.

Thương gia đình có 4 người bệnh, cha vay bạc nóng mổ tim cho con

Khi nghe bệnh viện cho ghi nợ, không một phút suy nghĩ ông Khỏe về quê vay bạc nóng 25 triệu đồng để mổ tim cho anh Lắm


Ông Khỏe bùi ngùi chia sẻ: “Trước khi thằng Lắm được bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long mổ tim, gia đình tôi điều trị cho cháu cả tháng bên bệnh viện Đa khoa Trung ương TP Cần Thơ. Khi bệnh tình của cháu nặng hơn, bệnh viện yêu cầu gia đình chuyển lên TP Hồ Chí Minh để mổ tim. Vì không tiền nên tôi chưa cháu Lắm về nhà, nhưng bệnh tình của cháu mỗi lúc một nặng hơn, tôi chuyển cháu lên bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Tại đây, các bác sĩ cho biết bệnh tình cháu Lắm nặng, cần mổ gấp, bệnh viện chỉ yêu cầu gia đình tôi đóng tạm ứng trước 25 triệu đồng, còn khoảng 100 triệu chi phí ca mổ, bệnh viện cho gia đình tôi ghi nợ. Nghe được tin này, tôi mừng lắm, nhưng với gia đình tôi kiếm một trăm ngàn đã khó nói chi bạc triệu nhưng vì 28 năm nay, thằng Lắm cam chịu bệnh tật từng ngày… Do vậy, tôi quyết định đi vay bạc nóng (1 triệu trả 100.000 ngàn/tháng) để mổ tim cứu con, không suy nghĩ được nhiều!”

Bà Trần Lệ Thủy – vợ ông Khỏe với vẻ mặt phờ phạt cũng bùi ngùi cho biết thêm: “Lúc đó khổ sở cho ông nhà tôi vô cùng, vì tôi đang nằm viện điều trị căn bệnh gan nhiễm mỡ, huyết áp cao ở bệnh viện huyện Kế Sách nên mọi việc một mình ông gánh hết. Đã vậy, thằng con út mới đi làm công nhân được một tháng ở Bình Dương thì xảy ra bạo động, công ty đóng cửa làm cháu bị thất nghiệp luôn. Hiện giờ để có gạo ăn, có tiền trang trải khi nuôi cháu Lắm ở đây, ông nhà và đứa con út phải về đi làm thuê kiếm tiền rồi cuối tuần mang lên bệnh viện. Nhưng hai mắt của hai cha con đang bị mờ dần nên chỉ có bà con biết hoàn cảnh mới thuê làm, bởi vậy thường hai cha con làm một ngày phải nghỉ 2 ngày!

Nguy cơ cả nhà ra đường sống!

Ngồi bên đứa con trai 28 tuổi cũng là ngần ấy thời gian anh Lắm chống chọi với những cơn đau tim bẩm sinh. Dù biết trong người có bệnh, nhưng không chịu nổi cảnh khốn khó, vất vả của cha mẹ nên anh Lắm gắng gượng đi làm cỏ, giăng câu… phụ trợ tiền chợ với gia đình. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, anh Lắm không thể làm được việc gì khác hơn, ngoài việc ở nhà hoặc đi nằm viện uống thuốc bằng sự giúp đỡ của bà con và chính quyền địa phương vận động nguyên góp.

Bà Thủy chia sẻ: “Đêm nào vợ chồng tôi cũng cầu trời khẩn phật cho gia đình khỏe mạnh, không cầu mong tiền của, chỉ mong cả nhà khỏe mạnh, nhưng bệnh tình cứ đeo bám cả nhà mãi. Nhiều lúc tôi cầu mong ông trời thương cho mình tôi gánh hết bệnh tình của cha con nó. Nếu được vậy, sẽ có cơ may trả được ít nợ nần cho bệnh viện, chứ với hoàn cảnh hiện nay, đến vợ chồng tôi chết, hai anh em nó sẽ sống ra sao với số nợ lớn hơn số tuổi của hai anh em nó cộng lại”.

Khi khỏe lại, anh Lắm nói với cha mẹ mình sẽ đi làm, kiếm tiền từ từ trả cho bệnh viện...

Khi khỏe lại, anh Lắm nói với cha mẹ mình sẽ đi làm, kiếm tiền từ từ trả cho bệnh viện...

Trao đổi với PV Dân trí, bác sĩ Ngô Đức Hải - Trưởng đơn vị Tim mạch Lồng ngực BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: “Anh Lắm nhập viện trong tình trạng bị suy tim nặng, rơi vào cơn phù phổi cấp liên tục do van Động mạch chủ hở quá nặng đến 4/4. Đoạn Động mạch chủ lên dãn lớn, nếu không phẫu thuật ngay bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Trước tình thế này, BV tiến hành phẫu thuật ngay cho anh Lắm, mọi thủ tục được bệnh viện và người nhà làm sau đó. Sau khi thay van Động mạch chủ và thay đoạn động mạch chủ lên, cắm lại 02 động mạch vành, bệnh nhân sau mổ đã ổn định, tình trạng suy tim ổn định nhiều. Hiện anh Lắm đã ăn cháo, uống sữa và nói chuyện được”.

Ngoài ra, bác sĩ Hải cho biết thêm phẫu thuật thay van Động mạch chủ, thay đoạn động mạch chủ lên và cắm lại 02 động mạch vành (Phẫu thuật Bental) là một phẫu thuật khá phức tạp, kéo dài và nguy cơ rủi ro cực kì cao đặc biệt trên bệnh nhân có hội chứng Marfan. Thường loại phẫu thuật này chỉ được thực hiện ở những trung tâm Tim mạch lớn có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật viên và ê kíp có nhiều năm kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện thành công. Do vậy, việc thực hiện thành công phẫu thuật Bental trên bệnh nhân Marfan tại Cần Thơ, như trường hợp anh Lắm đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc điều trị những bệnh Tim phức tạp của ngành Y tế Cần Thơ nói riêng và tại Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh Tim đã có thể lựa chọn một nơi gần hơn, thuận lợi hơn để điều trị bệnh cho mình.

Hôm chúng tôi đến thăm, anh Lắm đã tĩnh lại sau cơn mê man của ca phẫu thuật. Anh Lắm thều thào vào tai vợ chồng ông Khỏe, nói: “Con khỏe rồi, không chết nữa đâu. Mai mốt con khỏe, con và em sẽ đi làm kiếm tiền để trả nợ từ từ cho bệnh viện. Ba mẹ đừng lo, đừng khóc nữa!” Anh Lắm nói được bấy nhiều lời, rồi nhắm hờ đôi mắt lại, tay vẫn nắm chặt đôi bàn tày gầy guộc của vợ chồng ông Khỏe. Cha mẹ anh Lắm cố gắng kìm chế, không cho nước mắt trào ra, hai ông bà kìm nén đến lúc anh Lắm thiếp đi mới dám lấy tay gạt những giọt nước mắt chua chát như chính cuộc sống của gia đình ông bà trong gần 30 năm qua, chưa có một ngày vui trọn vẹn.



 

“Vì bệnh tình, tôi và đứa con út chỉ có thể đi phụ hồ, làm cỏ… thuê cho người quen trong xóm thôi, cũng vì điều này tiền công của hai cha con cộng lại chưa tới 70.000 đồng/ngày. Với số tiền này chỉ vừa đủ lo cái ăn, vì mình làm hôm nay, còn lo ngày mai, vì ngày mai chưa chắc có việc làm. Do đó, riêng tiền lãi mỗi tháng 2,5 triệu đồng (của số tiền vay nóng 25 triệu đồng) cũng chẳng biết tính sao, gia đình tôi chỉ vỏn vẹn cái nền nhà đang ở là có giá trị khoảng chục triệu đồng. Mai mốt đây không trả được tiền lãi, người ta chắc chắn sẽ đến xiết nhà. Lúc đó, cả nhà cũng chẳng biết sống ở đâu!

Hiện ông Khỏe bị viêm đại tràng, hai mắt bị mờ. Vợ ông Khỏe với hai ba thứ bệnh đeo bám bà suốt mấy năm qua (gan nhiễm mở, huyết áp cao, viêm khớp…) Đứa con út Nguyễn Thanh Ngờ dù mới 20 tuổi nhưng có chứng bệnh giống như ông Khỏe là hai mắt bị mờ và hay đau nhức.  Cũng vì gia đình ông Khỏe lo cái ăn không xong nên ông Khỏe và em Ngờ cam chịu chứ chưa lần nào đến bệnh viện thăm khám.

Với tình cảnh, “không cục đất chọi chim”, nghề nghiệp không có, chẳng biết ngày tháng tới gia đình ông Khỏe sẽ sống như thế nào, nhất là khoảng nợ cả trăm triệu đồng mà bệnh viện đã “rộng tay” cho gia đình ông ghi nợ. Vì thế, rất mong bạn đọc chung tay tiếp sức để gia đình ông Khỏe vượt qua cơn bĩ cực này khi trước mắt ông là cảnh nợ nận và bệnh tật đang bủa vây không lối thoát.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1444: Ông Nguyễn Văn Khỏe, ngụ ấp số 1, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
 
ĐT: 0964.381.484

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Ngô Nguyễn