1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 535:

Thương cảnh bà cháu côi cút chạy ăn từng bữa

(Dân trí) - “Bà ơi, cháu hết vở rồi, bà mua cho cháu mấy quyển mới đi bà”. Nghe cháu hỏi bà cứ lật đi lật lại túi áo mà lần lần đếm đếm vài nghìn lẻ còn lại. Mấy chục bạc đi cấy thuê cho người ta đã tiêu hết rồi...

Bà quay ra nhìn đứa cháu - ánh mắt nhăn nheo già nua đến tội nghiệp. Vở viết của Vy và Quý  mua từ đầu năm học đến giờ đã đến lúc hết rồi mà bà thì không xoay đâu ra tiền để mua. Mấy hôm trời lạnh chân tay đau nhức liên tục không đi cấy thuê tiếp được thành ra lại chẳng có đồng nào trong túi cả. Nhìn ra ngoài vườn mấy con gà nuôi được cũng đã bán sạch chỉ còn mỗi chiếc chuồng trống không đang hứng chịu từng cơn gió lạnh. Trong nhà thì chẳng có thứ gì đáng giá vài chục nghìn nên cũng không thể bán. Tủi phận bà nhìn lên bàn thờ con gái mà những giọt nước mắt cạn kiệt hiếm hoi cũng bắt đầu nhỏ xuống mặn đắng.

Bà tên Trương Thị Tông (còn gọi là bà Minh –Xóm 1, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Con đường đất đỏ dốc ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi đến căn nhà tuềnh toàng nằm sâu trong ngõ vắng. Cái yên ắng của làng quê đương vào vụ cấy càng khiến những người đến nơi đây có cảm giác hiu quạnh bởi những lùm cây cỏ dại và ngôi nhà sơ sài đến tạm bợ. Một vài cơn gió rít lên khe khẽ bứt nhẹ những chiếc lá rơi vào không trung thăm thẳm  - Tất cả như mang đậm đặc nét hoang sơ và nỗi buồn ám ảnh.

Thương cảnh bà cháu côi cút chạy ăn từng bữa

Cuộc sống vất vả vì phải chạy ăn từng bữa nhưng bà vẫn cố gắng để các cháu không thất học

Nói chuyện với chúng tôi thỉnh thoảng bà nở một nụ cười dẫu rằng nó gượng gạo và chất chứa tâm trạng nhiều lắm. Bắt đầu câu chuyện, chúng tôi nghe cái giọng buồn buồn run rẩy không biết bởi vì lạnh hay vì những đớn đau còn chưa kịp nguôi ngoai trong cuộc đời của bà … “Mẹ bọn nhỏ qua đời cũng gần 3 năm rồi vì bệnh ung thư vú nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn có cảm giác con vẫn còn bởi nhìn đâu tôi cũng như đang thấy nó”. Vừa dứt lời, giọng của bà như nghẹn lại, đôi bàn tay lủng củng những đốt xương đan chặt vào nhau như tìm một chỗ bấu víu để không bật khóc.
 
Cuộc đời của người bà cũng nhiều lắm những nỗi đau nên dường như nước mắt đã không còn để chảy tiếp được nữa. Ngày tiễn con gái Vũ Thị Vân đi lấy chồng bà có ngờ đâu chỉ sau một thời gian ngắn liền đó lại phải dang rộng cửa để cưu mang cả con cả cháu bởi con rể bị điên và lên cơn đánh đuổi. Sợ con nhỏ đáng thương phải chịu đòn roi của bố nhưng chị vẫn nuôi hi vọng có ngày anh khỏi bệnh và trở về tu chí làm ăn nên gửi anh đi trại chữa bệnh.
 
Nhưng trời không chiều lòng người … Chị ham lam ham làm để chờ chồng về nhưng cuối cùng nhận được giấy thông báo anh đã hoàn toàn mất tích không khác gì tin báo tử. Đau đớn, xấu hổ nhưng điều đó cũng không làm chị gục ngã bởi còn đó hai đứa con thơ cần lắm bàn tay mẹ chăm sóc. Sớm tối lên rừng kiếm củi, đến mùa lại đi cấy gặt thuê hay gánh gạch cho người ta chị đều không quản chỉ mong rằng có đủ tiền mua cái ăn cho con và chăm sóc mẹ già.

Thương cảnh bà cháu côi cút chạy ăn từng bữa

Tuổi đã cao nhưng đến mùa bà vẫn đi cấy thuê cho người ta kiếm tiền mua sách vở cho hai cháu

Bất ngờ tai họa lại ập xuống khi chị phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối. Cái chết khiến chị sợ bởi sẽ chẳng có ai để chăm sóc hai con và mẹ già nên cũng đã gắng gượng nén chịu nỗi đau đến cùng. Thế nhưng căn bệnh quái ác không để chị yên  - những ngày dài hành hạ chị trong đau đớn, kiệt quệ để rồi đẩy chị ra đi mãi mãi.
 
Nhớ lại giây phút trước lúc chị Vân đi, cô Nguyễn Thị Thoa (Bí thư thôn I- xã  Gia Hưng) tâm sự: “Em nó biết là không thể sống tiếp được nên trước lúc đi dù đau đớn thế vẫn gượng dậy gấp quần áo gọn gàng cho 3 bà cháu và nhờ xóm làng đỡ đần những lúc mẹ hay hai con ốm đau. Lúc nào nó cũng thế, đến chết rồi vẫn trăn trở không yên lòng vì mẹ già, con thơ”. Nói xong cô Thoa khóc – những giọt nước mắt của sự bất lực bởi trên cái xóm nghèo ven núi này ai cũng cảnh ruộng đồng thiếu thốn như nhau nên không giúp gì được cho 3 bà cháu…

Thương cảnh bà cháu côi cút chạy ăn từng bữa

Bà đã già yếu nên hàng ngày đi học về Vy thường chăm sóc cho em
 
Trong nhà bé Vy đã thôi không còn hỏi bà tiền mua sách bởi em sợ lắm một lần nữa lại thấy bà khóc. Xa xa tiếng í ới gọi nhau đi học của chúng bạn như giục giã khiến đôi chân em cuống cuồng vừa chạy đi vừa gạt nước mắt.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Bà Trương Thị Tông (còn gọi là bà Minh , xóm I, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình)

Số ĐT: 0303649023 (Số ĐT của ông Lựu - hàng xóm của bà Tông)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Phạm Oanh

 

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm