1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Thế giới riêng của Hường "điên"

(Dân trí) - Đã 36 mùa lá rụng đi qua với 30 năm mang bệnh điên điên dại dại và 3 năm sống cách biệt trong cũi gỗ ở một góc vườn.

Thế giới riêng của Hường "điên" - 1

Cho Hường ăn chỉ có bằng cách đưa qua khe như thế này

Bệnh tật đọa đày...

Đó là chị Hà Thị Hường (SN 1974), dân tộc Thái, ở bản Chào, xã vùng cao Châu Bính, huyện Quỳ Châu, Nghệ An). Năm nay bước sang tuổi 36 nhưng chị đã phải sống cuộc sống 30 năm trong trạng thái điên điên, dại dại ... thần kinh bất ổn. Số phận xót xa hơn kể từ năm 2008 đến nay, người phụ nữ bất hạnh này tiếp tục có một cuộc sống chẳng khác nào một con thú hoang khi bị chính người thân nhốt trong một khung cũi gỗ nơi góc vườn.

Hường là con gái thứ 4 trong gia đình có 6 người con (2 trai 4 gái) mẹ là bà Hà Thị Tám năm nay cũng đã bước sang tuổi 80 kể:

“Cái Hường nhà ta sinh ra và lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ cùng lứa trong bản. Không biết thế nào vào năm 1980, cháu xuất hiện bệnh tật và bắt đầu bỏ nhà đi lang thang, không biết đường về nhà nữa. Mỗi lần như vậy cả gia đình, anh em phải chia nhau đi tìm về nhưng chứng nào tật ấy. Chẳng bao lâu căn bệnh của cháu trở nên trầm trọng hơn theo thời gian... suốt ngày bỏ đi”.

Thế giới riêng của Hường "điên" - 2
Hàng xóm đến thăm chỉ biết đứng nhìn từ ngoài vào cũi gỗ

Gia cảnh khốn khó, miếng ăn chưa đủ nói đến chuyện chạy chữa cho con lại càng không thể. Cầm cố trong đau khổ khi nhìn con bệnh tật dày vò mà chẳng biết làm sao?.  Mãi đến năm 1985, khi Hường lên 11 tuổi, gia đình “đánh liều” chạy vạy vay mượn khắp nơi đưa con đi Bệnh viện tâm thần Nghệ An khám bệnh và được điều trị.

Thời gian chữa trị tại BV tâm thần Nghệ An căn bệnh của Hường thuyên giảm. Tuy nhiên vì do không có người chăm sóc, gia đình cũng thiếu thốn nên Hường được người thân đưa về nhà để tiện theo dõi.

Đến năm 1990, căn bệnh của Hường tiếp tục tái phát với những triệu chứng ngày càng nặng hơn.... Còn nước còn tát, gia đình bà Tám quyết định bán trâu, bán gà, bán thêm mấy tạ lúa và tiếp tục vay mượn đưa con quay trở lại BV tâm thần Nghệ An điều trị và cầu mong có một phép mầu nào đó có thể cứu giúp được con.

“Gia đình ta bán hết tất cả rồi, giờ đây chỉ còn mỗi thân già tàn tạ này nữa thôi, kiếp này không chữa được cho con đành chịu vậy...”, bà Tám nói với giọng bất lực. Gia đình bà giờ đây như bất lực, căn bệnh tâm thần vẫn luôn đọa đày Hương khi cô được gia đình cho sống một thế giới riêng, gần như hoàn toàn cách ly với mọi người.  

Thế giới riêng của Hường là góc vườn, cũi gỗ

Sau lần điều trị thứ hai ở BV tâm thần Nghệ An bệnh của Hường cũng có chiều hướng tiến triển tốt. Như những lần trước, Hường lại được ra viện về nhà sinh sống cùng gia đình. Nhưng sự đời, bất hạnh, năm 1997, bệnh lại tái phát và một lần nữa gia đình lại bán sạch những gì giá trị nhất còn xót lại đưa Hường vào bệnh viện. Nhưng khi của cải trong gia đình không còn gì nữa là lúc bệnh của Hường trở nặng.

Không tiền, không của, không chữa bệnh... gia đình chỉ biết ngậm ngùi nuốt nước mắt đưa con về nhà theo dõi và chăm sóc trong tuyệt vọng.

Về với gia đình, bắt đầu từ năm 2008 đến nay Hường không được sống chung cùng mọi người mà phải sống cách ly. Bởi một điều căn bệnh của cô ngày một nặng hơn, mỗi khi lên cơn Hường la hét, gào thét, cào cấu, nói nhảm, bỏ đi và hành động những điều đến kinh sợ: như cầm dao chém người và bất kể những vật gì xung quanh.

Để tránh những bất trắc xảy ra, Hường được gia đình nhốt trong một cái cũi gỗ đặt phía sau vườn hằng ngày chỉ tiếp xúc mỗi khi đưa cơm, nước. Và đã 3 năm nay cô gái trẻ phải sống cách ly mọi người bằng một cũi gỗ rộng khoảng 6m2.

Trong chiếc cũi gỗ dựng ở góc vườn được che bằng những phên tranh lá cọ, Hà Thị Hường ngồi bó gối với ánh mắt ngây dại trên khuôn mặt đờ đẫn, bên cạnh là đống chăn gối bẩn thỉu, cơm và thức ăn vung vãi.... “Bình thường khi chưa lên cơn, trông Hường rất hiền. Nhưng mỗi khi lên cơn điên, hoặc khát nước thì cô la hét và trông rất dữ tợn...”. Bà Tám mẹ Hường nghẹn ngào.

Ông Vi Văn Thu - Trưởng bản Chào cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình bà Tám rất khó khăn. Cháu Hường bị bệnh điên dại từ nhỏ, nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng chính sách gì cả. Bà con dân bản chúng tôi thỉnh thoảng vẫn qua lại giúp cho mẹ con Hường khi bát gạo, lúc gói muối. Hiện tại, bản cũng đã đề nghị lên xã và xã cũng đang lập hồ sơ về trường hợp đặc biệt này gửi lên cấp có thẩm quyền... Mong rằng được chấp nhận để đỡ đần phần nào cho gia đình bà Tám hiện nay”.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Hà Thị Tám: dân tộc Thái, ở bản Chào, xã vùng cao Châu Bính, huyện Quỳ Châu, Nghệ An).     

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
 

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.03.733.269

 Nguyễn Duy - Sông Hiếu