1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Thán phục người đàn ông nuôi cha mẹ già, hai con vào đại học

(Dân trí) - Hơn mười năm nay, vợ bỏ đi biệt xứ, một mình anh nuôi hai đứa con và bố mẹ già yếu. Hoàn cảnh gia đình cực kì khó khăn nhưng anh đã làm nên điều kỳ diệu khi nuôi hai con vào Đại học.

Đã gần trưa, dưới cái nắng ngột ngạt tiết trời sau cơn bão số 3 chúng tôi tìm đến thăm gia đình anh Trần Thanh Hoài, xóm 8, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Hỏi nhà anh Hoài khá dễ dàng khi mấy em học sinh tan lớp học thân thiện chỉ đường. “Chú Hoài có con học trường năng khiếu tỉnh đó. Chị ấy học giỏi lắm. Bọn cháu đứa nào cũng xem chị như thần tượng” - một nhóm học sinh cấp hai nói trong thán phục.

Thán phục người đàn ông nuôi cha mẹ già, hai con vào đại học - 1
Hơn chục năm nay ngày nối ngày anh Hoài một mình lặng lẽ kéo xe đi kiếm tiền nuôi bố mẹ già và hai con ăn học 
 
Anh Hoài lấy vợ năm 1988, sau 11 năm chung sống hai vợ chồng đã có với nhau 3 đứa con gái ngoan hiền, chăm học. Cuộc sống cơ cực hai vợ chồng anh Hoài đã cùng nhau vào nam, ra bắc làm ăn, nhưng đi đến đâu cũng gặp toàn thất bại. Mấy năm trước do bệnh tật hành hạ anh Hoài dẫn vợ quay về quê mưu sinh kiếm sống. Mới chân ướt chân ráo về quê thì vợ anh bỏ nhà ra đi mang theo đứa con gái út mới lên 4 tuổi. 
 
Kể từ ngày vợ bỏ đi, một mình anh Hoài sống trong cảnh “gà trống” nuôi con, nuôi bố mẹ già yếu bệnh tật và gánh trên lưng khoản nợ gần 100 triệu đồng. "Nhiều người khuyên tôi nên lấy vợ khác để mà có người sẽ chia, sớm hôm tảo tần nuôi con, ông bà, nhưng số tôi nó đã long đong vậy. Thôi thì quyết ở vậy phụng dưỡng ông bà và gắng nuôi hai đứa con ăn học để chúng không còn khổ như bố nó thế này”, anh Hoài đượm buồn tâm sự. 
 
Thán phục người đàn ông nuôi cha mẹ già, hai con vào đại học - 2
Sau những tháng ngày cơ cực, thiếu thốn, mẹ anh Hoài - bà Nguyễn Thị Ý đã qua đời. Giờ chỉ còn cha già sống cùng bố con anh.
 
Người dân ở cái vùng quê nghèo này đặt cho anh Hoài cái tên rất mộc mạc “lão đa hệ”. Có nghĩa là dân trong xóm làng thuê anh làm gì anh cũng làm. Dù nghề chính của anh làm thợ mộc, nhưng ai thuê đào đất, các việc lặt vặt khác anh cũng làm tươm tất. “Mình không được học hành nên không làm được những công việc đòi hỏi trí tuệ chứ mấy việc đòi hỏi sức lao động tui đều làm được hết”, anh Hoài chia sẻ.
 
Năm 2008, sau bao nhiêu năm bươn chải nuôi con ăn học để rồi đến ngày anh Hoài cũng cầm được tờ giấy báo trúng tuyển Đại học của con gái mình. Đó là mong niềm mong mỏi lớn nhất của anh Hoài. Năm đó, em Trần Thị Hảo thi đậu vào trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng và trường Cao đẳng Kinh tế Hà Tĩnh. “Khi đó bố con tôi vui lắm. Nhưng niềm vui cũng chẳng thể kéo dài vì chỉ ngay ngày hôm sau bố con đã ôm đầu bứt tóc tính lấy đâu tiền để học. Thương con, tôi quyết định cho nó nhập học tại trường Cao đẳng ở gần nhà, với lại sau đang có em ăn học nữa”, anh Hoài nói.
 
Chẳng chịu thua kém người chị của mình, kỳ thi Đại học 2010 vừa qua em Trần Thị Hiểu đã mang về niềm vui sướng cho gia đình và tô thêm bảng thành tích học tập của mình khi đậu vào Trường Đại học Luật Hà Nội với số điểm rất cao 24,5 điểm (Văn: 8.75; Sử: 8 và Địa: 7,75). Nhưng phía sau thành tích đó cũng là muôn vàn khó khăn chồng chất đè lên đôi vai anh Hoài.
 
Thán phục người đàn ông nuôi cha mẹ già, hai con vào đại học - 3
Thán phục người đàn ông nuôi cha mẹ già, hai con vào đại học - 4
Nỗ lực học tập đã giúp cô bé Trần Thị Hiểu đạt vô số bằng và giấy khen và thành quả thi đậu vào Trường Đại học Luật Hà Nội với số điểm rất cao 24,5 điểm là chiến tích mới nhất của cô bé 

“Em chọn thi vào trường Luật là vì những lần xem ti vi thấy những nạn nhân đáng thương do chất độc da cam điôxin mang lại. Theo dõi vụ kiện giữa Việt Nam và Mỹ về ảnh hưởng của chất độc do chiến tranh mang lại suốt 6 năm nay và xem các bộ phim về di chứng của chiến tranh để lại đã thôi thúc em quyết tâm học tập để thi vào trường Luật, sau này trở thành một luật sư giỏi và học lên thẩm phán” - Hiểu chia sẽ về quyết định theo học ngành luật.

Rời gia đình anh Hoài khi ngày nhập học của em Hiểu đang đến cận kề. Chứng kiến cảnh chú “gà trống” bần bật làm không biết thời gian để kiếm tiền kịp cho con ra Hà Nội nhập học, mới thấy tấm lòng của người cha thật vĩ đại.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1.Anh Trần Thanh Hoài hoặc cháu Trần Thị Hiểu: Xóm 8, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT cháu Hiểu: 0988. 385.713

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0451 001 944 487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Đặng Tài – Văn Dũng – Minh Chiến