Mã số 2414:
Tá túc chuồng gà, lều tạm chờ… Tết
(Dân trí) - Lũ đã qua đã gần 1 tháng nhưng hàng trăm hộ dân tỉnh Bình Định vẫn đang sống cảnh “màn trời chiếu đất”. Còn nhiều gia đình sống chen chúc trong lều tạm bợ, thậm chí ở “ké” chuồng gà chờ Tết.
Tết buồn ở vùng lũ
Trở lại vùng rốn lũ xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (Bình Định), những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu - 2017, các hộ dân có nhà sập do lũ đang khẩn trương xây lại nhà mới. Thế nhưng trong đó không ít gia đình phải gắng gượng, vay mượn khắp nơi để cất lại nhà. Nhiều hộ dựng lều che bạt ở tạm bợ, thậm chí ở “ké” khu chuồng gia súc, gia cầm để ở chờ Tết. Tết chạm đến ngõ, nhưng những gia đình này chẳng màng đến chuyện chuẩn bị đón Tết ra sao mà họ đang lo xây lại nhà mới, khắc phục sa bồi để gieo sạ lúa chống đói vụ sau.
Đang thổi nồi cám heo trong túp lều được che bạt tạm bợ sát bên chuồng gà, em Nguyễn Duy Khánh (18 tuổi, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa - con trai ông Nguyễn Duy Khiêm) vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại lúc ngôi nhà của gia đình bị đổ sập xuống. “Hôm 17/12/2016, lũ kéo về quá lớn khiến căn nhà đổ sập. Nhưng cũng may mà không có ai bị thương. Hiện nay, cả nhà phải dựng lều sát bên chuồng gà để ngủ tạm chờ làm nhà xong. Tối nằm ngủ, gió thổi thốc vào lạnh lắm. Thương cha mẹ, nhất là đứa em trai còn nhỏ phải chịu cảnh màn trời chiếu đất”- em Khánh nói.
Liền kề, gia đình chị Trần Thị Tuyết Sương (38 tuổi, cùng thôn Bình Lâm), xây dựng được gần 10 năm bỗng chốc thành đống gạch nát sau lũ trận lũ kinh hoàng. Hiện tại, gia đình chị thuê thợ xây cùng anh em trong nhà phụ giúp đào móng, đổ cát xây nhà mới để có nhà đón Tết, nhưng chắc chắn không kịp. “Bây giờ có xây nhanh đến mấy cũng không kịp đón Tết, nên túc tắc làm tới đâu hay tới đó. Chứ 2 vợ chồng và 2 đứa con cứ sống mãi trong căn lều tạm bợ, buổi tối trời mưa rất lạnh vì nước rỏ xuống chỗ nằm thì chịu sao nổi. Nhà sập, tài sản cũng trôi theo lũ nên giờ lo ăn qua ngày còn khó chứ mong gì đến Tết” - chị Sương ngậm ngùi.
Cùng cảnh ngộ, căn nhà cấp 4 rộng chỉ chừng 30m2 xây dựng đã 10 năm, là nơi trú ngụ của vợ chồng và 2 đứa con của gia đình anh Nguyễn Văn Hưng (45 tuổi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) chỉ còn lại đống gạch nát. Tài sản ti vi, giường chiếu, sách vở của 2 đứa con bị vùi trong đống đổ nát. “Tôi làm thợ mộc, vợ buôn bán rau ở chợ, lo cho 2 đứa con ăn học đã đủ mệt nên cũng không có dư giả. Giờ nhà sập rồi, cả nhà phải che bạt ở góc vườn ở tạm, còn 2 đứa con phải gửi nhà bà ngoại ở cho tiện học hành. Tết đến nơi rồi, nhà cửa chưa xây xong nên cũng không mong đến Tết”- anh Hưng nói.
Theo bà Võ Thị Hồng Thắm, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), qua 5 đợt lũ liên tiếp, trên địa bàn xã có 209 ngôi nhà dân bị sập hoàn toàn đủ điều kiện được hỗ trợ xây lại nhà mới. Tuy nhiên, do thời điểm nhà sập cận Tết nên chỉ có khoảng 90 nhà được xây dựng hoàn thành kịp đón Tết. “Với các hộ dân có nhà sập do lũ, xã cũng tạo điều kiện cho người dân bằng cách đứng ra bảo lãnh để các đại lý bán vật liệu xây dựng cho người dân mua nợ. Nếu hộ dân nào chưa có chỗ ở sau khi nhà bị sập thì xã cho mượn lều bạt để dựng lều ở tạm. Đồng thời, vận động các dòng họ, gia đình cho mượn nhà thờ họ để ở trong khi chờ xây lại nhà. Bên cạnh đó, xã cũng kịp thời cấp gạo hỗ trợ cho các hộ dân, đưa họ vào danh sách nhận thêm các phần quà Tết của các tổ chức, cá nhân. Chủ trương của xã là không để hộ dân nào phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” và thiếu thốn trong những ngày Tết và sau Tết” - bà Thắm cho hay.
Ra đi chỉ 1 bộ đồ trên người
Đã gần 1 tháng qua, kể từ ngày lũ quét kinh hoàng cuốn phăng 100 mét tuyến đê bên dòng sông Kôn, biến ngôi nhà của hai mẹ con bà Nguyễn Thị Nở (ngụ thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa) thành sông sâu. Mất nhà cửa, suốt hơn 3 tuần qua hai mẹ con chị xin tá túc ở bếp ăn của nhà thờ Bình Lâm chờ Tết. Khóc khô nước mắt vì trắng tay sau mưa lũ, chị Nở kiệt sức lâm bệnh nặng nhiều ngày qua. “Nhà cửa và toàn bộ tài sản trong nhà cuốn trôi theo dòng lũ. Hai mẹ con ra đi trắng tay, chỉ mặc mỗi bộ đồ trên người. Không còn nhà ở, hai mẹ con xin tá túc ở bếp nấu ăn của nhà thờ”- bà Nở thở dài.
Thế nhưng trong lúc khốn khó, người dân trong làng đã quây quần động viên, giúp đỡ bà. Người giúp vài lon gạo, người cho bộ đồ quần áo, cái xoong, cái bát… Khi cái Tết đang đến rất gần, người phụ nữ này thấy ấm lòng vì tình người hiện hữu giữa miền quê. “Mấy hôm nay, tôi đang phải uống thuốc vì mắc bệnh trong người, rất hay mệt mỏi ngất xỉu. Giờ đây, tôi chỉ mong chính quyền địa phương sớm bố trí chỗ đất mới, hỗ trợ tiền để hai mẹ con xây căn nhà nhỏ sớm ổn định cuộc sống. Bây giờ, đê khắc phục xong chỗ nhà cũ thành sông sâu, nếu có san lấp đất đầy cũng chẳng dám ở đó nữa” - bà Nở nói.
Ông Nguyễn Văn Nhâm- Chủ tịch UBND xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), cho biết: “Chị Nguyễn Thị Nở là hộ nghèo của địa phương. Nhà bị cuốn trôi do lũ nên thời gian qua chính quyền cùng nhiều nhà hảo tâm, người dân luôn quan tâm, giúp đỡ. Chúng tôi đang làm thủ tục để cấp đất cho chị xây dựng nơi ở mới. Tuy nhiên, chắc chắn Tết năm nay nhà ở chưa thể xây kịp nên phải ăn tết nương nhờ vào nơi khác”.
Người dân Bình Định trắng tay sau lũ
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, lũ chồng lũ hai tháng cuối năm 2016 đã giật sập hơn 800 ngôi nhà ở các địa phương này, khiến cuộc sống hàng nghìn người dân trăm bề cơ cực, phải dựng lều để ở tạm hoặc đến nương nhờ nhà người thân. Thiệt hại do mưa lũ ước tính gần 2.000 tỷ đồng.
Hai mẹ con bà Nở đang tá túc tại nhà thờ tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoài (huyện Tuy Phước) chờ chính quyền địa phương cấp đất hỗ trợ xây nhà mới
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2414: Bà Nguyễn Thị Nở (ngụ thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. ĐT: 01652.397.098.
Hay gia đình anh Nguyễn Văn Hưng (45 tuổi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định). ĐT: 0987.937.311.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí
Số Tài khoản : 26110002233886
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri
Account Number : 26110370888868
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Công