1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1461:

Ông lão 80 tuổi bán rau nuôi vợ bệnh và đứa con tật nguyền

(Dân trí) - Không có tiền sinh sống, hàng ngày một mình ông lão gần 80 tuổi phải dậy từ 12 đêm để đẩy chiếc xe đạp nặng trĩu hai sọt rau lên thành phố bán. Ông bảo đi xa mệt lắm nhưng được lãi đến hơn 1 nghìn đồng một cân rau nên vẫn cố làm.

Cùng xem video PV Dân trí ghi lại cuộc sống trong căn nhà "rác" của gia đình ông Trọng.


Về thăm ông vào ngày mưa tầm tã nhưng phải đợi đến gần 1 giờ chiều mới thấy ông dắt chiếc xe đạp kẽo kẹt trở về trong bộ dạng ướt nhẹp. Mưa dai dẳng, kéo dài và ớn lạnh nên thân già run lẩy bẩy nhưng ông chỉ có sơ sài một manh áo mưa cũ được cắt ra từ một chiếc vỏ bao nào đó và chiếc nón méo xẹo, gãy vành mà nếu là người khác thì có lẽ nó đã bị “vứt đi” từ lâu. Dọn dẹp những đồ cũ kĩ, cáu bẩn nhặt nhạnh được nhưng chưa kịp bán để lấy chỗ ngồi, ông khẽ nép mình sau cánh cửa một hồi lâu cho đỡ lạnh rồi mới bắt đầu câu chuyện với khách.

Căn nhà với toàn những đồ lỉnh kỉnh của ông Trọng.
Căn nhà với toàn những đồ lỉnh kỉnh của ông Trọng.
Trời mưa gió nhưng phải đến tận 1 giờ chiều ông Trọng mới đi cuốc đất về.
Trời mưa gió nhưng phải đến tận 1 giờ chiều ông Trọng mới đi cuốc đất về.

77 tuổi, cái tuổi đã đến lúc già yếu, ốm đau và bệnh tật nhưng ở ông lại có một sự cần cù, bền bỉ hiếm có. Không có thu nhập, vợ của ông là bà Nguyễn Thị Bé mắc chứng bệnh lao đã nhiều năm nay không làm được gì và người con gái Nguyễn Thị Thu khờ dại lại bị tai nạn giao thông dẫn đến dị tật, nên gánh nặng lo bữa cơm, bữa cháo dồn hết vào ông. Bản thân vốn cũng yếu ốm bởi cả cuộc đời lam lũ nhưng ở cái tuổi này ngày nào ông cũng kẽo kẹt dắt hai sọt rau nặng trĩu lên khu vực nội thành Hà Nội bán. Đôi chân không còn đạp xe được nữa nên không còn cách nào khác là ông phải dắt bộ từ 12h đêm để đến rạng sáng đúng phiên chợ bán là vừa.

Trời mưa gió nhưng phải đến tận 1 giờ chiều ông Trọng mới đi cuốc đất về.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày ông Trọng phải đi bán rau nuôi vợ và cô con gái tật nguyền vì tai nạn giao thông.

Ông kể: “Tôi bán rau nhiều năm rồi và có lẽ ông trời vẫn thương nên cũng không đến nỗi chết đói. Hôm nào không đủ tiền đong gạo thì cũng mua được 3 gói mì để cả nhà cùng ăn. Số tôi cũng may mắn bởi được bà con ngoài đó thương lắm, cái rau có khi chỉ 2 hoặc 3 nghìn thôi nhưng mọi người đưa cho cả 5 nghìn mà không lấy lại tiền thừa. Có lần tôi bán ở khu vực Định Công vợ chồng một cô chú mua rau còn cho cả chiếc áo hay bà con ở ngõ Ao Sen gần Hà Đông cho chiếc quần và đôi dép nữa…”

Tài sản của ông có tất cả hơn 30 nghìn đồng được gói gém cẩn thận.
Tài sản của ông có tất cả hơn 30 nghìn đồng được gói gém cẩn thận.

Ông cứ kể chuyện miên man với những niềm vui nho nhỏ ấy khiến tôi cũng thấy lòng mình trở nên ấm áp. Một chiếc áo, chiếc quần hay đôi dép tổ ong cũ có lẽ chỉ đáng giá mười mấy nghìn nhưng với ông nó là những món quà vô giá mà ông giữ gìn và nhớ mãi. Và còn một lí do thực tế nữa đó là bởi ông chẳng khi nào có tiền để mua sắm cho mình một vật gì cả dù nó chỉ đáng giá có một nghìn đồng đi chăng nữa.

Vợ của ông, bà Nguyễn Thị Bé bị bệnh lao nhiều năm nay nên không làm được gì cả.
Vợ của ông, bà Nguyễn Thị Bé bị bệnh lao nhiều năm nay nên không làm được gì cả.
Cô con gái Nguyễn Thị Thu bị tai nạn giao thông nên dị tật và không được bình thường.
Cô con gái Nguyễn Thị Thu bị tai nạn giao thông nên dị tật và không được bình thường.

Khoảnh đất nơi ba con người trong gia đình ông sinh sống được bố trí lộn xộn với những mảnh bạt và bao ni lông rách tơi tả. Chỗ nằm của con gái là miếng ván gỗ đã mọt được kê lên mấy hòn gạch cũ mà những ai không biết cách ngồi cho thăng bằng thì ngay lập tức sẽ ngã nhào xuống đất. Cách đó khoảng chừng 5 mét là một ổ những thứ lỉnh kỉnh bao gồm tất cả những gì mà người ta gọi là phế liệu- đấy cũng là chỗ nằm của bà Bé. Khá hơn con gái, bà được nằm trên một chiếc chõng tre thanh còn, thanh gãy, ấy vậy mà bà vẫn vui vẻ lắm. Bà hóm hỉnh cho biết: “Nhiều người bảo là tôi cho mượn cái chõng tre này để đi đóng phim ngày xưa cô ạ nhưng mà cho mượn thì không có cái gì nằm nên tôi vẫn cứ giữ lại”.

Vất vả mưu sinh khi ở tuổi gần 80 mươi khiến ông không còn đủ sức.
Vất vả mưu sinh khi ở tuổi gần 80 mươi khiến ông không còn đủ sức.

Liền kề với chỗ nằm của bà Bé là khu vực nhà vệ sinh với mùi khai nồng khó chịu bốc lên cả ngày. Không có chỗ phơi quần áo, gia đình còn tận dụng ngay cả lối vào nhà vệ sinh để chăng đầy những chiếc áo, chiếc quần rách tơi tả và một vài chiếc khăn đã cáu bẩn, đen sì. Ngại ngùng với khách, ông  bà cố tình lảng tránh sang chuyện vườn rau mùng tơi gần đó để chúng tôi không để ý đến nữa. Ông còn cho biết thêm ngoài mảnh đất trồng rau này ông còn tăng gia thêm ở ven đường cao tốc để có rau đi bán và có cái ăn trừ bữa.

Cuộc sống quá ư nghèo khổ khiến ông chỉ biết thắp nén hương cầu xin được phù hộ.
Cuộc sống quá ư nghèo khổ khiến ông chỉ biết thắp nén hương cầu xin được phù hộ.

Ông kể vụ này trời thương nên cho vườn rau mùng tơi tốt lắm nhưng đôi chân đau không còn đi nhiều được nữa nên không biết còn cơ hội mang được lên khu vực nội thành bán được nữa hay không. Bao nhiêu năm nay ông vẫn quen thức dậy lúc 12 giờ để sắp sanh đi chợ nhưng  thân già ngày một yếu, ông thấy bất lực với chính bản thân mình cho dù trong đầu vẫn nhớ rõ từng con đường với những chiếc ổ gà mà bao năm ông gắn bó.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1461: Ông Nguyễn Văn Trọng và bà Nguyễn Thị Bé ( Thôn 6, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phạm Oanh