Mã số 3102:

Ở nơi học sinh mầm non, tiểu học phải học trong cảnh “nhiều chấm không”

(Dân trí) - Ở thành phố người ta vẫn ra rả nói về cuộc cách mạng 4.0, còn bọn trẻ ở vùng cao vẫn đang sống trong cảnh lạc hậu “nhiều chấm không”. Không điện, không nước sạch, không cơm có thịt, không áo quần, và đặc biệt là không có phòng bán trú để ở, phải sống nhếch nhác, tạm bợ trong những túp lều dựng tạm.

Hôm rồi, tôi lại lên điểm trường Pà Nó (thuộc trường tiểu học Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), chỉ vì không thể đặng đừng được khi nhìn những bức ảnh mấy đứa học sinh đang ở trọ trong lều tạm để học mà cô giáo gửi cho tôi xem. Bọn trẻ ở trong lều tạm, trọ học từ thứ 2 đến thứ 6, chỉ thứ 7 và chủ nhật mới về nhà. Sẽ chẳng có gì đáng nói về chuyện ở trọ để học chữ, mà cái đáng nói là bọn trẻ trọ học ở đây đứa lớn thì học tiểu học, đứa bé thì học mầm non. Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, ở thành phố bố mẹ còn van xin bón từng thìa cơm đút ăn thì bọn trẻ ở đây đều tự lập.

Đứa lớn thì 8, 9 tuổi, đứa bé mũi còn thò lò, nhiều đứa trong số chúng còn chưa nói được tiếng Kinh. Chúng cứ thế xa nhà cả tuần trọ học trong những túp lều tạm bợ, còn bố mẹ chúng vẫn mải miết trên nương rẫy, thi thoảng mới ghé “phòng trọ” bổ sung lương thực cho bọn trẻ.

Ở nơi học sinh mầm non, tiểu học phải học trong cảnh “nhiều chấm không” - 1

Một trong 23 túp lều dựng tạm của học sinh điểm trường Pà Nó, trường tiểu học Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Học sinh phải ở trọ trong lều để học chữ từ thứ 2 đến thứ 6 do nhà quá xa

Một trong 23 túp lều dựng tạm của học sinh điểm trường Pà Nó, trường tiểu học Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Học sinh phải ở trọ trong lều để học chữ từ thứ 2 đến thứ 6 do nhà quá xa

Học sinh mầm non, tiểu học ở trọ trong lều tạm để học chữ

3, 4 đứa trẻ túm tụm với nhau trong một cái lều lợp bằng tranh tre nứa lá, tự nấu ăn, tự vệ sinh cá nhân, tối đến tự ôm nhau ngủ. Quần áo đứa nào cũng cáu bẩn, lem luốc. Cái giường mà bọn trẻ hàng ngày vẫn nằm ngủ, hoặc ngồi học, được trải bằng một tấm đệm đã cũ, mà tôi tin chắc là phải mấy tháng nay chưa giặt. Cạnh đó là bếp, lộn xộn vài ba cái nồi, cái bát chưa rửa. Tôi lần giở nồi, chỉ thấy cơm trắng. Một hộp măng đã cạn đáy, một hộp đựng muối, còn tuyệt đối không tìm thấy chút cá thịt nào.


3, 4 đứa trẻ cùng ở trọ trong lều tạm để học, thi thoảng bố mẹ mới xuống

3, 4 đứa trẻ cùng ở trọ trong lều tạm để học, thi thoảng bố mẹ mới xuống


Cô chị lớn nhất sẽ tự nấu ăn cho các em

Cô chị lớn nhất sẽ tự nấu ăn cho các em


Bữa trưa cũng chỉ có cơm trắng, ăn kèm với ít măng rừng. Thịt cá với bọn trẻ ở đây là một điều gì quá xa xỉ

Bữa trưa cũng chỉ có cơm trắng, ăn kèm với ít măng rừng. Thịt cá với bọn trẻ ở đây là một điều gì quá xa xỉ


Nhưng chúng vẫn ăn hết sức ngon lành

Nhưng chúng vẫn ăn hết sức ngon lành

“Bọn trẻ ở đây chỉ ăn cơm trắng với măng hoặc rau rừng kiếm được. Cơm chan nước rau, thậm chí nước lã, họa hoằn lắm mới có ít mẩu cá khô, đậu phụ. Bọn em thương lắm mà không biết phải làm sao”, cô Lường Thị Liên, giáo viên điểm trường Pà Nó, Trường tiểu học Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ với tôi.

Cô Liên cho biết, điểm trường có hơn 100 cháu học sinh tiểu học và mầm non, nhưng có đến 76 cháu đang phải ở trọ trong những túp lều, lán dựng tạm, bởi vì nhà của các em cách điểm trường quá xa, có em cách đến 10 cây số đường núi mà chỉ là đường đi bộ. Vì nhà quá xa trường nên bố mẹ phải dựng lều cho các con ở trọ để học chữ.


Giấc ngủ trưa trên manh chiếu mới được tặng

Giấc ngủ trưa trên manh chiếu mới được tặng


Tấm nệm cũ mèm, cáu bẩn để giảm đi những cơn gió lạnh đầu mùa

Tấm nệm cũ mèm, cáu bẩn để giảm đi những cơn gió lạnh đầu mùa


Những ánh mắt thơ ngây trong những bộ áo quần đã cáu bẩn, chẳng mấy khi được giặt giũ

Những ánh mắt thơ ngây trong những bộ áo quần đã cáu bẩn, chẳng mấy khi được giặt giũ

“Ở đây có tất cả 23 cái lều tạm như thế, mỗi lều từ 3 đến 4 em, thường là anh chị em ruột hoặc họ hàng ruột thịt ở cùng nhau. Đứa lớn trông đứa bé, từ nấu ăn cho đến giặt giũ. Một số em thì buổi trưa được bố mẹ đến nấu cơm hộ”, cô Liên cho biết thêm.

Nói là giặt giũ chứ thực tế bọn trẻ ở đây dường như mặc nguyên bộ quần áo suốt cả tuần như vậy để đi học. Chuyện tắm cũng vậy, hoặc là ra suối, hoặc dùng vòi nước được bố mẹ chúng kéo về lều lán. Đặc biệt tất cả các lều lán của bọn trẻ không có nhà vệ sinh. “Cứ ra suối, bụi cây, giải quyết một cách tự nhiên thôi”, cô Liên vừa cười vừa nói trong vẻ ngượng ngùng.


Bọn trẻ lấy làm sung sướng khi có đoàn tặng cho những chiếc áo in hình là cờ tổ quốc

Bọn trẻ lấy làm sung sướng khi có đoàn tặng cho những chiếc áo in hình là cờ tổ quốc


Những nụ cười thơ ngây trước ống kính máy ảnh

Những nụ cười thơ ngây trước ống kính máy ảnh


Càng dấy lên những nỗi xót xa

Càng dấy lên những nỗi xót xa

Mấy hôm rồi xem tivi, đọc báo, đâu đâu tôi cũng nghe lãnh đạo ra rả nói về cách mạng công nghiệp 4.0. Nào là thời cơ, nào là thách thức, nào phải hội nhập để phát triển trước sự thay đổi vùn vụt của công nghệ kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý của toàn cầu...

Bọn trẻ ở đây thì tôi nghĩ có khi chúng là "năm chấm không", "sáu chấm không", hay rất nhiều “chấm không” mới phải. Không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không phòng trọ tử tế, không cả đường để đi học, ấy là chưa kể còn không có cả "cơm có thịt" để ăn, áo quần đủ ấm để mặc. Chúng thiếu thốn cả sách giáo khoa, bút vở để viết…

Cũng mấy hôm rồi tôi còn nghe dân tình bàn tán chuyện nên hay không nên bỏ ra 1.500 tỷ để xây nhà hát giao hưởng ở TP.HCM. Bất chợt, tôi chỉ ước, ai cho bọn trẻ ở đây, chỉ 1, 2 tỷ thôi, để xây cho chúng một khu nhà bán trú tử tế che nắng che mưa, kín gió khi trời trở lạnh, mát mẻ khi hè sang, thì đó mới thực sự là "bản giao hưởng" ấm lòng.


Niềm vui của các em học sinh bên cầu trượt cáu bẩn đất đá

Niềm vui của các em học sinh bên cầu trượt cáu bẩn đất đá


Mơ ước có phòng bán trú tử tế để trọ học đang quá xa vời

Mơ ước có phòng bán trú tử tế để trọ học đang quá xa vời

“Chúng em chỉ ước cho học sinh của mình có cái phòng bán trú tử tế, nhưng biết kêu ai bây giờ, ai cho các em bây giờ ?!”, cô Lê Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tà Hộc thở dài.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3102: Hỗ trợ xây dựng phòng bán trú cho học sinh điểm trường Pà Nó, Trường tiểu học Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Liên hệ giúp đỡ các em học sinh qua cô Lê Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tà Hộc: 0973159072

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269


Thế Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm