1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1882:

“Ở nhà thì mẹ con em chết đói, đi làm thì em sợ con chết khi lên cơn”

(Dân trí) - Ngày con phát bệnh, người chồng bỏ rơi mẹ con chị Tha để tìm cuộc sống mới. Một mình làm lụng kiếm tiền chữa trị cho con nhưng chị không than vãn một lời. Chị chỉ lo con phát bệnh bất ngờ khi chị bận đi làm thì không có ai cứu giúp.

10 năm tha hương nuôi con bại não

Chị Nguyễn Thị Kim Tha (sinh năm 1975) vốn cư ngụ tại Phụng Hiệp, Hậu Giang. Số phận long đong, đến gần 30 chị mới lập gia đình. Năm 2004, chị sinh đứa con đầu lòng là cháu Võ Viết Văn. Tưởng cuộc sống gia đình đến hồi hạnh phúc, ai ngờ vừa sinh được 2 ngày thì Văn phát sốt co giật. Chứng co giật của em kéo dài nhiều tháng liền rồi chuyển sang di chứng não. Đến năm Văn vừa tròn 1 tuổi, bác sĩ xác định em đã bị bại não…

Kể chuyện của con, chị không giấu được nước mắt nghẹn ngào: “Cả đời cháu đã biết nhận thức hay nói được chữ nào đâu, mới ra đời đã nằm liệt đến giờ là 10 năm hơn rồi. Mà nằm yên cũng đỡ, đằng này cháu còn bị co giật đến cứng còng cả người. Mỗi lần cháu co giật là đau lắm. Bình thường cháu không nhúc nhích được tí nào. Vậy mà khi lên cơn động kinh là giật đùng đùng, tay chân co cứng lại gỡ cũng không ra, miệng cháu cứ há há rồi gầm gừ, trong họng thì nước miếng nghẹn òng ọc. Em nghe mà bủn rủn tay chân, chỉ còn biết cố xoa bóp cho cháu thôi chứ em cũng không biết có giúp cháu bớt đau đớn tí nào không nữa!”.

“Ở nhà thì mẹ con em chết đói, đi làm thì em sợ con chết khi lên cơn” - 1

 10 năm rồi, Văn chỉ có thể nằm một chỗ chờ mẹ chăm sóc

Vừa khỏe lại sau khi sinh con, chị Tha bắt đầu hành trình chữa bệnh cho con. Chị đưa Văn đến khắp nơi mà chị có thể đến, từ bệnh viện huyện đến tỉnh, rồi từ bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ cho đến bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Cứ nghe chỗ nào tốt hơn là chị đem con đến. Bao nhiều tài sản tích cóp thời con gái đều bay biến theo từng đợt chữa trị cho bé Văn.

2 năm sau ngày bé Văn phát bệnh, người chồng kết tóc se tơ của chị cũng bỏ ra đi với lời nhắn nhủ: “Anh không chịu nổi, anh không lo nổi nữa rồi!”. Vậy là, người phụ nữ yếu đuối phải một mình gánh vác cái vất vả mà người đàn ông đã buông xuôi.

Dẫu một mình chị vẫn không bỏ cuộc. Chị vẫn ngày ngày đi làm đồng thuê, cắt cỏ mướn và bắt ốc ăn qua ngày để dành dụm tiền lo cho con. Cứ hễ dành được một khoản tiền nho nhỏ là chị lại bồng con lội bộ ra đường lộ bắt xe khách lên TPHCM cho con nhập viện, hết tiền lại về.

3 năm trời như thế, bao nhiêu tài sản cũng không còn, làm thuê ở quê bữa có bữa không, chị quyết bồng con lang thang lên TPHCM, rồi sang Bình Dương vừa làm vừa đi viện chữa trị cho con. Đến nay đã tròn 10 năm tha hương kiếm tiền chữa trị cho con, chị chưa từng 1 lời oán than hay xin xỏ gì ai.

“Ở nhà thì mẹ con em chết đói, đi làm thì em sợ con chết khi lên cơn” - 2

Em có thể sống đến nay là nhờ sự tảo tần, chịu thương chịu khó của mẹ

Chỉ sợ con lên cơn co giật lúc ở một mình

Hiện chị Tha đang ở trọ trong 1 căn phòng rộng chừng 10m2 ở xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Chị cố chọn căn phòng nằm sâu hun hút giữa rừng cao su để có giá rẻ. Chị còn cố tìm thêm 1 cô bạn gái ở cùng để chia tiền nhà trọ. Bởi hiện chị xin làm việc nhà cho 1 gia đình ở địa phương, lương mỗi tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, cái giá phòng 600.000 đồng/tháng là quá sức với chị.

Tưởng hai mẹ con rau cháo nuôi nhau cho qua ngày, ai ngờ những ngày gần đây bệnh động kinh của Văn tái trở lại, hành hạ em nhiều hơn mà chị thì không còn can đảm đưa con đến viện. Gia đình không còn khoản dành dụm nào, 2 mẹ con không có nổi mảnh đất cắm dùi với cái sổ hộ nghèo thì vay mượn cũng chẳng ai cho, người quen thì 10 năm qua đã vay khắp mặt rồi…

“Ở nhà thì mẹ con em chết đói, đi làm thì em sợ con chết khi lên cơn” - 3

 Mỗi ngày chị Tha đi bộ từ chỗ làm về nhà 3 – 4 lần để cho bé văn ăn uống và dọn dẹp vệ sinh

Chị kể: “Em đi phụ việc nhà cho người ta, để bé Văn trong phòng trọ. Mỗi ngày em xin phép chủ nhà đi về mấy lần để cho cháu ăn uống, vệ sinh thân thể vì cháu không chủ động tiêu tiểu được. 5, 6 năm trước, sau khi điều trị xong chứng động kinh thì cháu được chuyển sang tập vật lý trị liệu, thỉnh thoảng mới co giật một lần. Nay thì mỗi ngày co giật nhiều lần. Em chỉ ở nhà với cháu vào buổi tối trong giờ ngủ mà cũng co giật đến 3 – 4 lần”.

Mỗi lần Văn co giật, các cơ sẽ co rút lại, đặc biệt là cơ cổ co rút sẽ khiến khí quản và thực quản của em bị bóp nghẹt, nước miếng trào ra và dễ bị sặc. Chị Tha nói: “Bình thường có em ở nhà, thấy cháu co giật thì em cố vuốt cho cháu bớt sặc, xoa bóp cho các cơ giãn ra. Khi em không có ở nhà thì cháu tự co giật chừng chục phút cũng hết. Em cũng lo lắm, nhưng đem cháu đi làm đâu có tiện, ai người ta muốn thấy một đứa bé lớn chục tuổi nằm liệt trong nhà họ, ị đùn, tiểu tiện ra trong tã như thế!”.

“Ở nhà thì mẹ con em chết đói, đi làm thì em sợ con chết khi lên cơn” - 4

Chị Tha chỉ lo Văn lên cơn co giật khi chị đi làm, không ai kịp cứu giúp cho bé

“Em cũng tính là kiếm gì về nhà làm để tiện trông con nhưng chưa tìm ra. Đang tính hỏi dò chị em bè bạn xem biết chỗ nào có việc làm thuận tiện hơn sẽ chuyển tới mà chưa được. Em chỉ sợ không chữa trị kịp thời thì chứng động kinh của cháu ngày càng nặng, hành hạ cháu mỗi ngày em cũng không chịu nổi. Sợ nhất là khi cháu co giật lúc em không có ở nhà. Em sợ con em chết khi em không có ở nhà. Vì lúc cháu co giật, không ai phát hiện ra thì dễ sặc và nghẹt thở lắm!” – chị Tha kể nghẹn ngào trong nước mắt.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Lai Uyên xác nhận chị Tha có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Do chị thuộc diện tạm trú nên xã cũng chỉ có thể hỗ trợ quà cáp hay ít gạo vào các dịp lễ tết chứ không có chế độ thường xuyên hỗ trợ gia đình. Ông mong mỏi: “Bé Văn nằm liệt nhiều năm nay là đúng. Hiện bệnh tình của bé như vậy mà nhà chị Tha thì quá khó khăn. Mong là qua báo chí, gia đình chị Tha sẽ được bạn đọc giúp đỡ phần nào!”.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1882: Chị Nguyễn Thị Kim Tha (trọ tại nhà ông Trần Hồng Kim, số 148 ấp Bàu Lòng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương)

SĐT: 0977.818.345

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Tùng Nguyên

 

“Ở nhà thì mẹ con em chết đói, đi làm thì em sợ con chết khi lên cơn” - 5