1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Thừa Thiên Huế

“O du kích” và vết thương chiến tranh

(Dân trí) - Năm 1960 khi vừa tròn 17 tuổi, cô gái trẻ Kăn Di hăng hái tham gia chiến trường mặt trận Bình - Trị - Thiên. Nhưng rồi những năm tháng chiến tranh ác liệt đó đã trở thành vết thương rỉ máu “dày vò” cuộc sống của cô khi chiến tranh đã lùi xa.

“O du kích” ngày đó

 

Theo những người hàng xóm, chúng tôi đã tìm về nhà của mẹ Kăn Di (62 tuổi người Tà Ôi) ở thôn Chai, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, (tỉnh Thừa Thiên Huế). Gặp lại “O du kích” ngày đó trong ngôi nhà tranh tuyềnh toàng, và những nỗi đau còn in hằn trên mặt mẹ.

 

Ngày đó, Kăn Di cũng như bao thanh niên trẻ khác trong thôn cùng tham gia chiến trường với lòng căm thù giặc tột cùng. Vào sinh ra tử, đi mở đường để thông xe chở đạn lương thực vào chiến trường, hay làm tình báo cho đơn vị... “Chiến trường ác liệt lắm, mẹ cùng đồng đội xông pha không hề sợ chết. Nhưng cũng có rất nhiều người đã ở lại với núi rừng mai mãi, không về nữa”.

 

Rồi cũng chính những năm tháng anh hùng đó, mẹ đã bị nhiễm vào cơ thể một thứ chất độc chết người - chất độc da cam. Nhưng vào thời điểm chiến tranh ác liệt nhất (1960-1968) mẹ đã không hay biết thằng giặc không cướp đi của mẹ tính mạng, nhưng cũng không để cho mẹ lành lặn trở về.
 
“O du kích” và vết thương chiến tranh - 1

Mẹ Kăn Di bên căn nhà tre nứa đã rách nát của mình.

 

Vết thương vẫn luôn rỉ máu

 

Rồi mẹ lấy chồng và sinh con. Đứa con đầu lòng ra đời trong niềm hạnh phúc, vui mừng của đôi vợ chồng trẻ người Tà Ôi. Nhưng trái với niềm hạnh phúc đó, đứa con lọt lòng không bình thường, đó là nỗi đau đầu tiên đã cướp đi niềm vui khi được làm mẹ của Kăn Di. Đứa con thứ hai ra đời phần nào bù đắp được cái nỗi buồn của vợ chồng mẹ,  và cũng may rằng đó là người con bình thường và lành lặn duy nhất mà mẹ có.

 

Người con trai may mắn đó là Plang Điệp (30 tuổi)... Nhưng rồi cái nỗi đau đó lại tiếp tục khứa vào vết thương của mẹ khi hai đứa cháu nội của mình (con của anh Plang Điệp và chị Đoàn Thị Phương) là Plang Thị Nguyệt Ánh  (9 tuổi), và Plang Thị Đoàn Minh (2 tuổi) đều bị còi xương và bị đầu to.

 

Ở cái tuổi không còn trẻ nữa và sức khoẻ suy yếu vì những cơn đau chiến tranh hành hạ, mẹ dường như đã mất hẳn sức lao động. Giờ đây ngày ngày mẹ chỉ có thể tự nuôi sống mình bằng cách ra vườn hái rau, săn làm bữa ăn qua ngày.

 

Mẹ tâm sự: “Mẹ đau lắm, không đi được, đau nhất là khi ông trời đổ mưa, hay nắng thất thường”. Thế nhưng kể từ năm 2008 đến nay, mẹ bị cắt mất chế độ hộ nghèo (trong khi thực tế gia đình mẹ còn quá khó khăn), còn lại chế độ nhiễm chất độc da cam (200.000 đồng/tháng).

 

Lầm lũi rau cháo sống qua ngày, trong khi cái công lao của “O du kích“ ngày xưa cống hiến cho quê hương đất nước lại quá xa vời... Qua đây, chúng tôi mong rằng Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách quan tâm và chăm sóc những người có công với đất nước hơn, không để những người như mẹ Kăn Di phải thiệt thòi khi họ đã hy sinh phần thân xác cho hòa bình của cả đất nước.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Kăn Di:  thôn Chai, xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email:
quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 

Ngô Toàn