1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1644:

Nữ sinh lớp 9 nguy cơ bỏ học vì anh trai phát bệnh tâm thần

(Dân trí) - Bố mất vì căn bệnh ung thư, anh trai nhập viện tâm thần, Yên đang đứng trước nguy cơ nghỉ học vì mẹ không thể lo nổi. Nếu nghỉ học mà mẹ đủ tiền chữa khỏi bệnh cho anh, em sẽ chấp nhận thế nhưng trong đôi mắt em tràn ngập nỗi buồn.

Ngôi nhà bà Bùi Thị Liệu được xây bằng đủ các loại gạch, cửa giả cũng chỉ được che chắn bằng mấy thanh gỗ tạp. “Cứ mỗi năm xây một bức tường, mãi cũng thành cái nhà che mưa, che nắng. Nhưng giờ nó cũng chẳng thọ được mấy nữa, cái nhà bếp thì sập hết rồi”, bà Liệu nén tiếng thở dài.

Trong ngôi nhà tù mù ấy chẳng có vật dụng gì có giá, mọi thứ đều cũ kỹ đến thê lương. Trên cái sập cũng cũ kỹ không kém là bức di ảnh của ông Nguyễn Cảnh Lý với bát hương lạnh ngắt, thậm chí cái ban thờ để dựng bức di ảnh cũng chẳng có. Có lẽ điểm sáng duy nhất trong ngôi nhà là những tấm giấy khen dán trên xà nhà. Đó là kết quả 8 năm ròng vượt khó, vượt khổ để đển trường của cô bé Nguyễn Thị Yên (SN 2000).

Cả gia đình 6 con người sống dựa và 2 sào ruộng, 2 sào màu nên gia đình Yên chưa năm nào thoát khỏi cái đói. Bố mẹ Yên vốn là bộ đội phục viên, bố lại đau yếu suốt nên mất khả năng lao động. Ngày hai chị gái đi lấy chồng, mọi gánh nặng gia đình đều dồn cả lên vai bà Liệu – mẹ Yên.

Nữ sinh lớp 9 nguy cơ bỏ học vì anh trai phát bệnh tâm thần

Là học sinh giỏi nhưng Nguyễn Thị Yên đang đứng trước nguy cơ nghỉ học giữa chừng khi bố mất, anh trai phải đi điều trị lâu dài.

“Một năm có vài tháng thiếu ăn cô ạ. Không phải tôi lười nhác gì mà đất đai không có, nghề ngỗng cũng không, đến mảnh vườn mà trồng rau ăn cũng chẳng có, mà làm nông thì như đánh bạc với trời. Nghèo khổ đến nỗi khi biết mình mắc bệnh ung thư ông nhà tôi nhất quyết không chịu đi viện vì sợ vợ con phải gánh thêm nợ. Không thuốc thang, ông ấy chết đau đớn lắm…”, người vợ bật khóc khi nói về gia cảnh của mình.

Chồng mất được ít lâu thì bà nhận thấy con trai có nhiều biểu hiện không bình thường. Thực ra thì mấy năm trước, tính khí của Nguyễn Cảnh Phúc (SN 1997) đã có nhiều biểu hiện bất thường. Phúc bỗng nhiên dữ dằn, cộc cằn hơn. Rồi nó đòi bỏ học, bảo là “nhét chữ cũng không vào đầu” dù cha mẹ có nói hết nước hết cái. Đến giờ thì bệnh tình của Phúc có chiều hướng nặng hơn. Bà Liệu đưa con xuống Bệnh viện Tâm thần Nghệ An kiểm tra rồi nhập viện điều trị luôn.

Con vào viện, mẹ phải khăn gói xuống chăm nom thành ra nhà cửa đành phải giao lại cho cô bé Yên đang học lớp 9. “Các bác sỹ bảo bệnh thằng Phúc cần phải điều trị lâu dài. Trước khi lâm chung, ông Lý chỉ dặn đi dặn lại một điều, mong tôi thay ông ấy mà lo lắng cho các con nên người. Nhưng giờ thằng Phúc bị bệnh thế này, các chị nó thì lấy chồng, lại mới sinh con, gia cảnh cũng chẳng có gì đề có thể giúp mẹ giúp em, tôi sợ mình không thực hiện được lời hứa với chồng. Thằng Phúc không thể học được đã đành nhưng con Yên nó học giỏi lắm, năm nào cũng là học sinh giỏi huyện, bắt nó nghỉ học tôi không đành nhưng thân tôi không lo nổi cho con…”, giọt nước mắt tủi phận và bất lực của người mẹ tuôn rơi.

Nữ sinh lớp 9 nguy cơ bỏ học vì anh trai phát bệnh tâm thần

Mắc bệnh hiểm nghèo nhưng ông Lý không chịu đi bệnh viện vì không muốn vợ con phải nặng gánh nợ nần.

Mẹ đưa anh đi viện, Yên phải tự lo cho mình nên bữa ăn, bữa nhịn là chuyện thường xuyên. Nhìn bạn bè đi học về đã có mẹ lo cơm nước, trong khi mình về úp vội bát mỳ tôm hoặc ăn bát cơm nguội ngắt, cô bé cũng chẳng dám khóc. Đói, rét, khổ, Yên không sợ, chỉ sợ sẽ không được tiếp tục đi học.

Yên chăm học, ham học và học cũng giỏi. Năm nào Yên cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi cấp huyện. Vừa rồi, Yên đạt học sinh giỏi huyện 2 môn Sinh và Địa lý và được chọn vào đội tuyển ôn luyện của trường để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhưng có lẽ Yên khó mà theo được giấc mơ của mình khi toàn bộ tâm sức của mẹ đều phải dành cho Phúc. “Nếu em nghỉ học mà mẹ có tiền chữa khỏi bệnh cho anh Phúc em sẽ nghỉ học, nhưng...”, Yên nghẹn lại, nhìn vào cuốn sách mở sẵn bị cơn gió thông thống thổi từ ngoài vào lật từng trang giấy.

Giọt nước mắt bất lực của người mẹ khi không làm tròn được lời trăng trối của người chồng quá cố.

Giọt nước mắt bất lực của người mẹ khi không làm tròn được lời trăng trối của người chồng quá cố.

“Hồi mới nhập viện cho Phúc, sợ không ai lo cho Yên nên dì để nó đấy rồi về nhà. Được hai ngày thì nghe tin Phúc lên cơn động kinh phải xuống gấp. Từ đó, các bác sỹ yêu cầu người nhà phải túc trực để chăm sóc, thành ra phải để Yên ở nhà một mình. Lo lắm, thân con gái, ở nhà đêm hôm nhỡ có chuyện gì thì ân hận cả đời nhưng biết làm sao được, hai chị người thì con nhỏ, người thì mới sinh con…”, bà Liệu thở hắt, tựa hồ muốn đẩy gánh nặng trong lòng ra.

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Hoa – người điều trị trực tiếp cho Phúc cho biết: “Bệnh nhân Nguyễn Cảnh Phúc nhập viện gần 1 tháng nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, mời Ban giám đốc hội chẩn cũng không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Với tình trạng này chúng tôi mới chỉ có thể kết luận bệnh nhân bị ảnh hưởng thần kinh vô căn. Vì không tìm ra nguyên nhân nên việc điều trị rất khó khăn, bệnh nhân phải uống thuốc lâu dài và liên tục, có thể là phải phụ thuộc vào thuốc cả đời”.

Trong cái rét căm căm, bà Liệu phải bắt xe từ Vinh về Thanh Chương để cuốc đám đất cho kịp mùa vụ. Cả nhà được con bò là tài sản lớn nhất trong nhà không hiểu sao cũng lăn ra chết. Thương con, xót của, bà chỉ biết khóc lặng một mình.

Giọt nước mắt bất lực của người mẹ khi không làm tròn được lời trăng trối của người chồng quá cố.
Yên phụ giúp mẹ công việc đồng áng để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Em sẵn sàng gác ước mơ để nhường anh chữa bệnh.

Hai mẹ con xắn quần lội xuống ruộng, bậm sức cuốc mảnh ruộng lấp xấp nước, đầy cỏ dại. Đôi bàn tay của Yên sục xuống bùn, gắng sức kéo từng tảng đất lẫn cỏ vứt lên bờ. Đôi bàn tay ấy có thể sẽ không được cầm bút nữa… Tôi mường tượng ra cảnh bé Yên lếch thếch theo trâu ra đồng cày cấy thay mẹ để mẹ xuống viện chăm anh nhưng như nhà Yên đến con trâu để cày kéo cũng đâu còn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1644: Bùi Thị Liệu – xóm Yên Mỹ, xã Thanh Yên, Thanh Chương, Nghệ An

ĐT: 0166 842 0397.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


Hoàng Lam