1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 573:

“Nhà hết thứ bán rồi, con lấy chi đi học đây ?”

(Dân Trí) - “Con muốn sau này được là giáo viên cầm tay nắn nót từng nét chữ cho các em học sinh”, đó là uớc mơ giản dị của cô bé viết chữ đẹp nhất nhì huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhưng đang đứng trước nguy cơ phải bỏ học vì nghèo.

Cô bé đáng thương ấy là em Nguyễn Thị Huyền, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).

Chúng tôi gặp Huyền khi em đang học tiết cuối tại lớp 4A. So với các bạn đồng trang lứa thì vóc dáng của em nhỏ bé hơn hẳn, nên khi cô hiệu truởng giới thiệu sơ qua chúng tôi đã có thể nhận ra Huyền giữa 25  học sinh trong lớp. Mặc dù đã học lớp 4 nhưng em chỉ nặng 18kg và cao chưa đến 1m10cm. Điều đặc biệt ở em là đôi mắt rất sáng, nhất là khi em nói về ước mơ của em.
 
Điều kiện gia đình khó khăn, lại thường xuyên đau ốm nhưng suốt 4 năm học Huyền luôn là học sinh giỏi của lớp. Cô Nguyễn Thị Hằng - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A cho biết, Huyền là đại diện thường xuyên của trường tham gia các kỳ thì học sinh giỏi của huyện và đã dành nhiều giải, trong đó có giải nhất về viết chữ đẹp.
“Nhà hết thứ bán rồi, con lấy chi đi học đây ?”
Trong lớp 4A, Nguyễn Thị Huyền nhỏ thó, nhưng 4 năm liền là học sinh giỏi của truờng. Huyền từng giành giải nhất viết chữ đẹp của huyện Cẩm Xuyên 
 
Gia đình Huyền thuộc vào hộ cận nghèo của xã. Lao động chính trong nhà chủ yéu phụ thuộc vào mẹ bởi bố thường xuyên đau ốm. Chị Nguyễn Thị Nghinh – mẹ Huyền thở dài: Thỉnh thoảng chồng tui cũng đi phụ nề cho họ. Nhưng sức khỏe không có, cứ đi một bữa lại phải nghỉ dài cả tuần. Tiền thuốc men cũng cao hơn cả tiền công thợ  rồi.
 
4 năm truớc, để thoát nghèo mẹ Huyền đã cùng nhiều phụ nữ khác trong xóm sang Thái bán sức lao động với mong mỏi kiếm đuợc chút vốn gửi về sửa sang lại ngôi nhà. Thế nhưng khi trở về nhìn thấy mấy cha con tiều tụy, gầy guộc chị không đành lòng rời nhà mà đi tiếp.
 
Bao nhiêu vốn liếng, dự định đều lần lượt đội nón ra đi để chạy chữa thuốc men cho chồng con. Đã nghèo còn gặp eo, ít năm sau đó anh trai Huyền là Nguyễn Văn Thìn liên tiếp gặp nạn khiến cho tâm lý đến nay vẫn không ổn định. Chị Nghinh xót xa kể cho chúng tôi, trí nhớ của Thìn không đuợc bình thuờng so với các bạn. Nhưng để con ở nhà không ai trông cả. Nhiều bữa quá trưa không thấy con về hai vợ chồng chia nhau đi tìm con khắp cả xã mới thấy.
“Nhà hết thứ bán rồi, con lấy chi đi học đây ?”
Bố thường xuyên bị ốm khiến cuộc sống của gia đình Huyền vốn đã nghèo lại thêm vất vả
 
Ngôi nhà dự định sửa sang cũng đành bỏ dỡ 4 năm mà vẫn chưa hoàn thành trong khi ngôi nhà đã chi chít các lỗ thủng trên 4 bức vách. Trong ngôi nhà đất ọp ẹp, mối xông hết cột kèo, hai mái tranh xiêu vẹo. “Góc ngồi học tập của hai anh em chỉ cần ngước mắt lên cũng thấy cả khoảng trời phía trên. “Trời mưa vừa thôi, nhà con chỗ nào cũng dột cả. May chỉ có cái nơi giá sách là không sao”, Huyền chỉ cho chúng tôi những lỗ trống trên đầu.
 
Hiện nay, kinh tế gia đình Huyền chủ yếu trông chờ vào 4 sào ruộng. Năm nay đợt không khí lạnh kéo dài, 2 lượt gieo đều bị chết giống, 4 sào ruộng đã đến mùa gieo trồng vẫn gần như bỏ không. Chỉ vừa mới đầu năm học này, chị Nghinh đã phải bán đàn chó, vay mượn thêm mới đủ tiền lo học phí cho Huyền và anh trai. Niềm động viên cho chị Nghinh chính là kết quả học tập rất đáng tự hào của cô con gái út.
“Nhà hết thứ bán rồi, con lấy chi đi học đây ?”
Những trang viết từng giúp Huyền đạt giải viết chữ dẹp của huyện
 
Em Huyền hồn nhiên khoe với chúng tôi: “Cháu viết chữ đẹp lắm các cô, chú ạ”, rồi Huyền lấy cho chúng tôi xem cuốn vở chính tả của em. Nhìn những hàng chữ tròn trĩnh, ngay ngắn, được nắn nót cẩn thận, chúng tôi không khỏi xót xoa. Bất chợt em tần ngần nói với chúng tôi:“Mai sau con cũng làm cô giáo tập viết thế này chú ạ. Năm nay để cho con đi học mẹ phải bán chó rồi. Tài sản to nhất của nhà con đó chú. Hết thứ bán rồi, con lấy chi đi học đây cô chú hè?”
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. AnhNguyễn Văn Thái hoặc chịNguyễn Thị Nghinh, xóm Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
Phượng Vũ – Văn Dũng