1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1308:

Người đàn ông khốn khổ thèm lắm một bữa cơm no

(Dân trí) - Một năm trôi qua, thêm một cái Tết nữa đang cận kề, thế nhưng với ông Hồng - một mảnh đời bất hạnh vẫn sống trong cảnh nghèo đói, khó khăn và bệnh tật và chỉ cần một bữa cơm no nghe ra cũng khó khăn.

Người đàn ông độc thân, bệnh tật trong ngôi nhà rách nát thèm lắm một bữa cơm no.
Người đàn ông độc thân, bệnh tật trong ngôi nhà rách nát thèm lắm một bữa cơm no.

Giữa cái rét xứ Nghệ như cứa vào da thịt, từ thành phố Vinh ồn ào náo nhiệt, chúng tôi vượt qua chặng đường dài gần 80km về mảnh đất nắng lắm, mưa nhiều, lạnh cũng không kém để gặp người đàn ông khốn khổ, độc thân… ông Nguyễn Văn Hồng (SN 1962, ở xóm 3, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).

Lòng vòng hỏi đường mãi, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được chỗ trú ngụ của ông khi trời đã xế chiều, quang cảnh đìu hiu, u buồn, lạnh lẽo, trước mắt là ngôi nhà cấp 4 sắp sụp đổ vì mối mọt nằm lẫn khuất dưới lũy tre, xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Bước chân trước cửa, một người đàn ông gầy gò, ốm yếu, chân tay co quắp ngồi run bần bật trong góc nhà tối om, miệng lảm nhảm như nói chuyện với người âm, thỉnh thoảng cơn động kinh lại tái phát, miệng phèo nước bọt khiến ai gặp lần đầu đều phát hoảng và cảm thương cho ông.
Người đàn ông độc thân, bệnh tật trong ngôi nhà rách nát thèm lắm một bữa cơm no.
Ông Hồng cũng chỉ bữa đực bữa cái cơm muối, nước mắm... và cũng lâu lắm rồi ông chưa có lấy một bữa cơm no chứ nói đến ngon.

Lòng quặn thắt, không kìm được nước mắt khi chúng tôi quan sát trong ngôi nhà dột nát không khác gì một đống rác rưởi hỗn tạp. Chiếc giường đơn cũ kỹ, xiêu vẹo được trải tấp liếp bằng những thanh nứa đã mục nát, còn chiếc chiếu cũng chung cảnh nhàu nát và tấm mền mỏng, thủng nhiều lỗ không đủ ấm.

Mấy thứ đồ đáng giá nhất trong căn nhà của ông có lẽ là mấy chiếc quần áo sờn đen vá chằng vá chịt treo ở góc tường, dưới nền nhà là mấy chiếc bát mẻ với hai chiếc nồi méo mó nằm chỏng chơ mốc meo lâu ngày không nấu, điều đó cũng đủ nói lên nỗi khốn khổ cơ cực người đàn ông độc thân này.
Bệnh tật luôn hành hạ ông trong cơn đau khổ cuối đời.
Bệnh tật luôn hành hạ ông trong cơn đau khổ cuối đời.

Trong căn nhà ẩm ấp, dột nát nó đang xuống cấp trầm trọng và nó như rung động lên bởi những cơn ho như xé cổ họng, xé phổi kéo dài không dứt khiến chúng tôi cũng phải giật mình. Trong câu hỏi, ông nói trong đứt quãng: “Các chú là ai mà vào nhà tui (tôi); tui không đi mô (đâu) hết, ra ngoài lạnh lắm, kiểu ni (này) là không qua khỏi Tết rồi các chú à”.

Nghe có tiếng khách lạ, một người phụ nữ gầy gò, ốm yếu làn da xanh xao chạy đến ôm mặt khóc rưng rức; hỏi ra mới biết, chị là Nguyễn Thị Hằng, SN 1975 (em gái anh Hồng).
Tài sản trong nhà chỉ là cái chăn rách tả tơi, hay vài nhành củi để đun, rồi mớ áo rách hỗn tạp.
Tài sản trong nhà chỉ là cái chăn rách tả tơi, hay vài nhành củi để đun, rồi mớ áo rách hỗn tạp.

Tiếp chúng tôi, chị Hằng buồn bã: “Sao cuộc đời lại khổ thế này hả các em, cả xã này có lẽ gia đình tôi là đặc biệt nhất, tôi là con bà hai. Cha tôi vui mừng khôn xiết khi đón chào đứa con gái đầu lòng khỏe mạnh, rồi đứa con trai thứ hai chào đời bụ bẩm, khỏe mạnh, đặt tên là Hồng (tia sáng, cuộc sống sẽ có màu hồng). Niềm vui chưa trọn vẹn thì bà mắc phải căn bệnh hiểm nghèo không qua khỏi. Cú sốc quá lớn, tưởng chừng cha tôi không thể vượt qua được nhưng vì các con cha tôi đã cố gắng sống. Lên 4, 5 tuổi, sau một cơn sốt bỗng dưng anh tôi có biểu hiện lạ, lên cơn co giật, một phần cơ thể bị biến dạng, cánh tay trái, chân trái co quắp teo dần, toàn thân lở loét, đốt sống lưng cũng bị ảnh hưởng khiến anh đi lại phải bò, lết”. Nói đoạn chị Hằng cố lau đi những giọt nước mắt buồn mà cuộc sống này dường như đang phũ phàng, bao vây lấy gia đình chị.
Tài sản trong nhà chỉ là cái chăn rách tả tơi, hay vài nhành củi để đun, rồi mớ áo rách hỗn tạp.
Cảnh nghèo khổ, bệnh tật vẫn cứ đeo đẵng gia đình ông Hồng, chị Hằng. Nay thêm đứa con, chị Hằng đang lo lắng con mình sẽ bị mù mắt.

Chị Hằng cũng bảo: “Còn nước còn tát”, cha mẹ bòn mót bán hết đồ đạc trong nhà, vay mượn anh em, bà con chòm xóm để chạy chữa cho con (anh Hồng-PV) nhưng vô vọng. Bao nhiêu tiền của đều đội nón ra đi, bệnh tình con ngày càng nặng thêm nhưng đành nuốt nước mắt đưa con về nhà. Đau khổ nhất là đứa con gái đầu lòng mắc phải căn bệnh quái ác bỏ cha mẹ ra ra đi khi tuổi đời còn trẻ.

Hoàn cảnh gia đình càng trở bi đát, rơi vào ngõ cụt, khi người mẹ lo cho con kiệt sức, buồn chán rồi cũng lâm bệnh qua đời, một mình cha chèo chống nuôi con tật nguyền. Nỗi đau dần dần cũng nguôi ngoai, được sự động viên anh em, bà con chòm xóm cha đã đi thêm bước nữa rồi sinh được một đứa con gái nhưng còi cọt, ốm đau, bệnh tật, không được học hành đến nơi đến chốn.
Ông Hồng sống trong sợ hãi của bệnh tật dày vò, đôi khi lên cơn ông lại hét lên.
 Ông Hồng sống trong sợ hãi của bệnh tật dày vò, đôi khi lên cơn ông lại hét lên.

Và thêm một lần nữa, bệnh tật nên cha mẹ đã bỏ 2 đứa con bơ vơ giữa dòng đời, hai chị em cùng cha khác mẹ đành nương tựa vào nhau sống trong nghèo đói. Anh Hồng không làm được gì suốt ngày lê lết khắp đầu làng cuối xóm. Chị Hằng sức yếu nên chỉ đi nhặt nhặn chai lo, bao ni lông,… bán kiếm tiền mua bát gạo, ít nước mắm, hạt muối để sống tạm qua ngày.

Nhà nghèo, bệnh tật, lo chăm sóc anh nên chị Hằng đã quá lứa. Nghĩ số phận mình đã an bài, nhưng được mọi người mai mối, động viên chị Hằng đã xây dựng gia đình với người chồng câm điếc bẩm sinh lại ít tuổi hơn mình cả chục tuổi. “Nghĩ về gia đình mà chán nản, nhiều lúc một tìm đến cái chết cho xong, nhưng còn người anh ai chăm sóc, thôi đành chấp nhận số phận cay đắng, nghiệt ngã. Lấy chồng cũng như không, vừa cầm vừa điếc, mắt thì mờ không làm được việc gì cả. Lo nhất là khi mang bầu, sợ để lại di chứng thì khổ, đến lúc đứa con gái chào đời nghe nó khóc mới thấy yên tâm nhưng mắt có dấu hiệu giống cha nó. Để có chỗ dựa lúc về già, tôi cố sinh thêm để kiếm đứa con trai nhưng ai ngờ lại sinh thêm con gái. Cháu đã 3 tháng, nhưng bị suy dinh dưỡng nặng, có dấu hiệu không bình thường, cổ cứ ngửa ra, mắt đục, sợ di chứng bẩm sinh thì khổ lắm”, chị Hằng tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Lý (hàng xóm ông Hồng) chia sẻ: “Cả cái xã này nhắc đến gia cảnh ông Hồng, chị Hằng ai cũng biết. Anh trai thì bệnh tật, không làm được gì suốt ngày đi vất vưởng khắp xóm trưa ngày tối buổi cũng không biết đường mà về nhà. Em gái thì lấy chồng câm điếc không làm được gì mà ăn. Mấy con người chỉ trông vào 180.000 đồng Nhà nước hỗ trợ cho anh Hồng thì không đủ thuốc thang. Dân làng thấy khổ, người thì cho bát gạo, mớ rau, hạt muối,… để duy trì sự sống cho họ đó chú à”.
Giấy chứng nhận hộ nghèo gia đình anh Hồng.
Giấy chứng nhận hộ nghèo gia đình anh Hồng.

Anh Đào Văn Lý - xóm trưởng xóm Đông Sơn cho biết: Gia đình ông Hồng thuộc diện đặc biệt của xóm. Ông Hồng bị bệnh nên không lấy vợ, em gái thì lấy chồng câm điếc. Chính quyền địa phương cũng đã tạo mọi điều kiện cho họ, bà con chòm xóm cũng chỉ giúp đỡ được một phần nào đó. Chúng tôi hy vọng rằng, qua báo Dân trí sẽ là chiếc cầu nối để độc giả khắp mọi miền Tổ quốc giang rộng vòng tay cứu giúp để gia đình ông Hồng có một cái Tết đầm ấm hơn.

Chia tay ông Hồng, chị Hằng ra về mà trong lòng chúng tôi cảm thấy nghẹn ngào, xúc động muốn giúp đỡ, san sẻ một phần nào đó. Nhưng một mình tôi là không thể hy vọng qua bài viết này sẽ có một phép nhiệm màu đến với gia đình khốn khổ này.
Đớn đau người đàn ông chưa một lần ăn ngon, no... sống chung với bệnh tật.
Đớn đau người đàn ông chưa một lần ăn ngon, no... sống chung với bệnh tật.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1308: Chị Nguyễn Thị Hằng - em gái ông Hồng, xóm 3 Đông Sơn, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

ĐT: 01655.300.812 - chị Hằng.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:
Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:
Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguyễn Duy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm