1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 897:

Người đàn ông đi biển bằng... một chân

(Dân Trí) - Tết năm ngoái 2 anh em Lê Xuân Gôn (học sinh lớp 5C, trường tiểu học Cẩm Nhượng) vẫn thường đem tấm áo mới đi khoe với mấy đứa trẻ trong xóm vạn chài, nhưng tết năm nay đến chiếc bánh chưng cũng là giấc mơ với các em.

Nhà Gôn ở một xóm nghèo tại xã Cẩm Nhượng. Về đến chợ Tân Dinh (xã Cẩm Nhượng , huyện Cẩm Xuyên) hỏi nhà anh Hiếu (bố Gôn) bị cụt chân ai cũng biết. Người ta kể chuyện về gia đình anh với vẻ ái ngại, xót xa bởi cảnh gà trống côi cút lại tàn tật nuôi con.

Khi chúng tôi đến thăm nhà chỉ có anh em Gôn đang ngồi ăn cơm trước hiên. Kể từ ngày mẹ bỏ đi, bố đi biển kiếm tiền, Gôn bỗng trở thành “người lớn” trong gia đình. Đi học về, Gôn biết đi chợ, biết nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc cô em gái Nguyễn Thảo Nhi (7 tuổi).

Mới 10 tuôỉ nhưng Gôn đã biết tự làm việc nhà
Mới 10 tuôỉ nhưng Gôn đã biết tự làm việc nhà

Bữa cơm của 2 anh em Gôn chỉ vẻn vẹn niêu cá kho mặn do những người dân trong làng đi đánh bắt đem cho và nồi cơm nguội. Đã lâu rồi cứ mỗi lần bố đi vắng, 2 anh em nấu một bữa ăn 2 ngày. Bữa cơm trưa nay cũng được nấu từ hôm qua. Manh chiếu cói làm chiếc bàn ăn cơm cũng đã không còn nguyên vẹn. 4 mép chiếu đã rã rệu, bong hết sợi cói. Thấy có người lạ nhìn, Gôn dừng đũa bẽn lẽn nhưng xem bộ còn đói bụng lắm. “ Bố đi biển hơn tuần nay, tối qua biển động nên vừa mới về, nhưng bố mệt đang ngủ”, Gôn cho chúng tôi biết.

Bữa ăn hàng ngày của anh em Gôn
Bữa ăn hàng ngày của anh em Gôn

Trong ngôi nhà nhỏ chưa tới 12 mét vuông, 3 bố con Gôn vẫn ngày ngày đắp đổi qua ngày bằng miếng cơm manh áo của bà con chòm xóm. Từ tấm chăn, cái màn đến cái nồi… cũng được những người hàng xóm tốt bụng đem cho. Nằm trên giường, anh Lê Xuân Hiếu (SN 1972) tiếp chuyện với chúng tôi bằng giọng mệt mỏi.

Thỉnh thoảng đôi mày anh lại nhíu lại, mồ hôi nhễ nhại do cơn đau của chiếc chân bị cưa hành hạ. Hơn một tuần nay, anh đã phải gắng gượng với nó để đi biển, kiếm chút tiền mưu sinh trong những ngày Tết. Đây là chuyến đi biển thứ 2 kể từ ngày anh ở bệnh viện về. “Đi một tuần về cũng phải nằm nghỉ mấy 7, 8 ngày. Đau lắm, nhưng phải cố thôi, chứ nhà có còn miếng chi để ăn nữa mô”, Anh Hiếu tâm sự.

 Hàng ngày 2 anh em thay nhau chăm sóc khi bố đau
 Hàng ngày 2 anh em thay nhau chăm sóc khi bố đau

Lớn lên ở làng chài lưới, thu nhập nghề biển vốn chẳng được là bao nhưng cũng đủ để anh Lê Xuân Hiếu trang trải cho gia đình nhỏ. Thế nhưng cuộc sống trở nên túng quẫn hơn kể từ khi anh mắc căn bệnh viêm tắc tĩnh mạch quái ác.

Năm sáu lần lên bệnh viện, nhưng không có tiền nên anh không thể mổ. Anh mua thuốc ngủ rồi thuốc giảm đau về uống, hy vọng bấu víu vào điều kỳ diệu. “Hồi đó phẫu thuật hết mấy chục triệu, tiền mô có. Tui cứ nghĩ thôi chắc gắng vài tháng không can chi cả mô”, anh nhớ lại. Nhưng bệnh ngày càng nặng buộc anh phải cắt bỏ 1 bên chân sau 4 lần phẫu thuật không thành. “Tui xin bác sĩ đừng cắt chân tui, để tui còn có chân đi biển kiếm tiền nuôi các cháu nhưng bệnh nặng quá không giữ được, chỉ giữ được mạng sống thôi”, giọng anh buồn buồn.

Anh Hiếu chỉ hy vọng chiếc chân còn lại sẽ còn nguyên vẹn để nuôi các con
Anh Hiếu chỉ hy vọng chiếc chân còn lại sẽ còn nguyên vẹn để nuôi các con

Bao nhiêu tài sản cũng đổ vào bệnh tình của anh. Số nợ cũng theo đó mà lớn dần hơn, từ vài chục triệu rồi thành cả trăm triệu để chi trả viện phí, thuốc men. Nỗi đau thể xác chưa nguôi ngoai thì trong cảnh túng quẫn người vợ đã dứt áo ra đi để lại cho anh 2 đứa con thơ. Mất đi một chân, người vợ gần 10 gắn bó cũng bỏ đi, đó là những ngày tháng tương lai tưởng chừng đóng sập lại với anh. "Đau lắm, khi đó chỉ muốn chết đi cho xong. Nhưng nhìn 2 đứa con còn dại quá, tôi lại gắng gượng để sống".

Chỉ mới xuất viện được 2 tháng, vết mổ còn chưa liền miệng, anh gắng gượng bám tàu những người trong làng để đi biển. “Người ta thương lắm mới cho làm, chứ nhìn thân thể tui như ri làm răng bằng người khác được. Chiếc chân bên trái cũng bắt đầu thấy có dấu hiệu giống như chiếc chân phải rồi. Ngày trước có chân thì mình đứng, giờ thì bò để bắt cá”.

Đôi nạng gỗ là đôi chân trên bờ của anh nhưng khi xuống tàu anh không thể sử dụng được. Mỗi lần bắt cá cùng các bạn, anh phải ngồi xuống, phải bò sóng xoãi mới kéo được lưới. “Trời mưa, áo mưa của mình nước cứ đọng thành từng vũng. Ướt với lạnh hết cả người nhưng cũng chịu. Tay chống, tay kéo lưới thì lấy tay mô mà hất nước ra nữa”, anh tâm sự.

Vất vả là thế, nhưng đồng tiền kiếm được cũng chẳng là bao. Lắm lúc biển động. chưa bắt được gì đã phải vội về tay trắng. Mọi người trên tàu thương tình góp dăm ba chục để anh về mua gạo cho các cháu.

Mỗi lúc biển lặng anh Hiếu lại trông ngóng có người thuê đi biển
Mỗi lúc biển lặng anh Hiếu lại trông ngóng có người thuê đi biển

Trong căn nhà xộc xệch, bát đũa chẳng thành đôi, mâm cơm trải dài với những bữa cơm cà, cơm muối. Một bữa cơm có thịt có cá sao quá khó khăn với 2 đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Khi gạo còn phải đong từng bữa thì một miếng ngon có chăng cũng chỉ là từ những người hàng xóm láng giềng cưu mang bữa mớ rau, con tép hay ít con cá từ những người bạn chài cám cảnh gà trống nuôi con.

Đối với nhưng đứa trẻ khác, được ăn no, được đến trường dường như là tất yếu, nhưng với 2 anh em Lê Xuân Gôn và Lê Thị Thảo Nhi thì còn đó bao nhiêu khó khăn. Mới 7 tuổi nhưng Thảo Nhi nhiều lần xin bố ở nhà vì không có tiền học phí. Đã hết học kỳ nhưng anh em Gôn vẫn chưa đủ tiền để đóng nộp. “Kể từ ngày bố đau, 2 cháu cũng chưa bao giờ đòi hỏi, hay xin bố mua cái này cái nọ. Đầu năm, cái áo rách hết tay mà cũng không dám xin bố mua áo mới. Đến tiền học phí, cũng không dám về nói với bố. Nghĩ mà thương con lắm”, anh Hiếu xót xa tâm sự.

Khi được hỏi Tết này 2 anh em Gôn mong muốn điều gì, Gôn ngập ngừng: “Lâu lắm rồi 3 bố con chưa mua lạng thịt nào về ăn cả. Tết này chỉ muốn có nhiều thịt thôi”.  

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 897: Anh Lê Xuân Hiếu (xóm Tân Dinh,  xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh)

ĐT: 01635.424.221

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phượng Vũ - Văn Dũng