1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4315:

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống!

Đặng Dương

(Dân trí) - Gần 13 năm qua, số ngày đi bệnh viện của Thị Luyến còn nhiều hơn thời gian ngồi trên lớp do em mắc phải căn bệnh xơ gan. Bố bị tâm thần, mẹ sức khỏe yếu nên ước mơ khỏi bệnh của Luyến thực sự xa vời.

Gần 11h trưa, Thị Luyến (sinh năm 2008, ở bon (thôn) Ja Ráh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông ) lầm lũi đi trên con đường nhựa bỏng rát trở về nhà sau nửa ngày đi học. Thả chiếc cặp sách to gần bằng cơ thể xuống giường, Luyến tháo vội chiếc khẩu trang để thở.

Khuôn mặt hốc hác, vàng vọt của cô bé 13 tuổi khiến nhiều người không khỏi ái ngại, liệu rằng Luyến có còn đủ sức đến trường.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 1

Căn nhà của gia đình Thị Luyến nằm ở bon Ja Ráh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'lấp.

Chị Phan Thị Tuyết Trinh, cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội xã Nghĩa Thắng cho biết, hoàn cảnh của Thị Luyến đặc biệt khó khăn.

Mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nên 13 tuổi, Thị Luyến mới vào học lớp 4. Số ngày đi bệnh viện của cô bé còn nhiều hơn thời gian em ngồi trên lớp, việc học của Luyến cũng bị gián đoạn, chậm hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 2

Mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nên 13 tuổi, Thị Luyến mới vào học lớp 4.

Thị Luyến là con thứ 3 trong gia đình 4 người con của vợ chồng bà Thị Năm (SN 1977). Người phụ nữ dân tộc M'nông vốn ít học, hàng ngày lại chỉ biết quanh quẩn ở nhà để chăm sóc chồng, con nên vốn tiếng Kinh cũng chỉ bập bẹ như trẻ học nói. Cũng bởi ít học, nên 13 năm qua, cả vợ chồng bà Thị Năm không hình dung được, căn bệnh của con mắc phải nghiêm trọng đến thế nào.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 3

Sau 13 năm phát hiện bệnh, bụng của Thị Luyến căng cứng và phình to.

Bà Năm kể: "Ngày được 4 tháng tuổi, bụng của Thị Luyến bắt đầu căng cứng, da dẻ vàng như người bôi nghệ nên vợ chồng tôi mới đưa cháu đi xuống Bệnh viện Nhi đồng khám. Bác sĩ nói cháu bị xơ gan bẩm sinh, tắc túi mật, phải điều trị dài ngày mới sống được. Ngày ấy, vì trong người không có tiền, hai vợ chồng chỉ mua thuốc rồi cho cháu về nhà tự điều trị".

Hơn 10 năm qua, vợ chồng bà Năm chỉ biết, đều đặn mỗi tháng đưa con gái đến Trung tâm Y tế khám và lấy thuốc. Chỉ khi nào thấy con đau, bụng lại phình to, không thể ăn uống thì mới sốt sắng vay tiền để đưa con xuống bệnh viện. 13 năm cố gắng chạy chữa cho con, vợ chồng bà Năm không nhớ nổi đã bao nhiêu lần "suýt" mất đi đứa con gái tội nghiệp.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 4

13 năm chạy chữa, không biết bao nhiêu lần Thị Luyến rơi vào cảnh thập tử nhất sinh.

"Hồi nó một tuổi, bệnh nó nặng lắm, đầu ngón tay tím lại, sưng phù, bụng như muốn nổ tung, khóc không thành tiếng nên bác sĩ bảo không sống được. Vợ chồng tôi đưa nó về nhà, chuẩn bị sẵn để quần áo mới cho nó nếu nó không còn sống nữa. Ngày ấy ông trời thương nó, được mấy hôm thì nó ăn sữa được, nó sống đến bây giờ", bà Năm nhớ lại thời điểm con gái đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết.

Số phận của con gái đang như "chỉ mành treo chuông" thì cuối năm 2020, đang từ người bình thường, chồng bà Năm- ông Điểu B'rôi bỗng nhiên hóa điên, hóa dại. Bà Thị Năm lại thêm gánh nặng khi phải chăm sóc người chồng ngờ nghệch.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 5

Bệnh tình con gái chưa chữa trị xong, bà Thị Năm lại thêm gánh nặng khi người chồng bị bệnh tâm thần.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 6

Ông Điểu B'rôi bỗng nhiên hóa điên, hóa dại, hàng ngày đi lang thang như những đứa trẻ.

Người phụ nữ tuổi tứ tuần, rơm rớm nước mắt kể về hoàn cảnh: "Bác sĩ bảo đừng bỏ đi khám, đừng bỏ thuốc thì bệnh con bé sẽ không nặng. Nhưng bây giờ làm gì có tiền mà đưa con bé đi khám. Trước đây ông ấy còn khỏe, còn đi làm thuê để kiếm được tiền nuôi con. Nhưng từ lúc ông ấy không bình thường, tôi phải ở nhà canh chừng. Bây giờ, cả nhà chỉ trông chờ vào đồng tiền công của đứa con đầu nên từ đầu năm tới nay, Thị Liêng cũng chưa đi khám lại".

Nhìn cơ thể gầy gò, mong manh của cô con gái 13 tuổi, lớp quần áo rộng thùng thình không thể che lấp đi chiếc bụng càng ngày càng phình to, bà Thị Năm không giấu nổi những nỗi niềm trong lòng bao lâu.

Nếu có tiền đến bệnh viện điều trị, bé gái khốn khổ sẽ được cứu sống! - 7

Vì hoàn cảnh khó khăn mà từ đầu năm nay, bà Thị Năm vẫn chưa có điều kiện đưa con đi thăm khám.

"Từ đầu năm tới nay, do dịch bệnh nên trong nhà không có tiền đưa cháu đi bệnh viện nữa. Có hôm nó ói ra máu, tôi cũng sợ nó chết lắm nhưng mà một mình tôi không thể xoay xở được", bà Thị Năm nức nở.

Đối với cả gia đình, thời điểm hiện nay thực sự rất khó khăn khi mà đã nhiều ngày trời, cả nhà chủ yếu chỉ ăn cơm trắng với muối ớt, măng chua. Số tiền để đưa con đi tái khám đã khó, số tiền để phẫu thuật, ghép gan cho con càng xa vời hơn.

Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của gia đình, chị Phan Thị Tuyết Trinh cho biết, hộ bà Thị Năm là hộ nghèo bền vững. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cũng đã hỗ trợ gạo muối để gia đình không "đói ăn". Tuy nhiên, về căn bệnh của Thị Luyến, do số tiền điều trị lớn, thời gian điều trị dài nên địa phương rất mong mỏi, các nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ cháu.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4315:

Bà Thị Năm

Địa chỉ: bon Ja Ráh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông

Hoặc chị Phan Thị Tuyết Trinh, Cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội xã Nghĩa Thắng

SĐT chị Trinh: 0355.952.100

2. Quỹ Khuyến học Việt Nam

Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel: 0243 9448503

Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank

Số TK: 1020856912

Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

3. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.  

Tel: 0292.3.733.269