1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 873:

“Mẹ ơi, sao không để con chết đi”

(Dân trí) - Góa phụ trẻ, một mình nuôi 3 đứa con nhỏ, bệnh tật nhưng chưa một lần than vãn. Thế nhưng, chị dường như ngã quỵ khi nghe đứa con trai nằm liệt giường, thét gào van xin: “Mẹ ơi, sao không để con chết đi cho gia đình bớt khổ”.

Trong góc phòng ẩm thấp ngôi nhà tình thương rộng chừng vài chục mét vuông, người mẹ trẻ, cặp mắt quầng thâm vì bao đêm thức trắng đang cố dỗ dành và đút từng muỗng cháo cho đứa con trai tội nghiệp, nằm liệt giường một chỗ sau một vụ tại nạn lao động thương tâm. “Con ơi! Gắng ăn chút cháo để còn có sức mà sống. Còn nước còn tát con à!”. Đó là tình cảnh rơi nước mắt của góa phụ Võ Thị Phượng (44 tuổi, ở xóm 4, thôn Tây, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).

Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Phượng nước mắt tủi phận kể: Năm 1990, chị về ở với anh Nguyễn Công Hoan, nhà ở cùng làng. Sau gần chục năm chung sống, hai vợ chồng có với nhau 3 mặn con ngoan hiền, kháu khỉnh. Gia cảnh vợ chồng chị rất nghèo. Nhà có 5 miệng ăn nhưng lại thiếu đất đai canh tác. Vì thế anh Hoan phải đi vào rừng mưu sinh, còn chị ở nhà làm thuê, làm mướn ở gần nhà để tiện cho việc chăm sóc con cái. Cứ tưởng rằng, cuộc sống dù nghèo khó nhưng hạnh phúc êm ấm với đôi vợ chồng nghèo. Nào ngờ, một ngày cuối năm 2007, chị Phượng như chết lặng khi nghe tin chồng mình bị lũ cuốn mất tích khi đang tìm trầm trong rừng ở tận bên Lào. Anh Hoan ra đi bỏ lại góa phụ trẻ và 3 đứa con thơ dại chới với giữa cuộc đời.
 
“Mẹ ơi, sao không để con chết đi”
Góa phụ trẻ ngồi bên bà ngoại nước mắt tủi phận khi kể về cuộc đời lắm gian truân, bất hạnh của mình

Sau ngày chồng mất, người phụ nữ bất hạnh lủi thủi sống trong chuỗi ngày dài đau thương. Có những lúc nghĩ quẩn, chị muốn chết đi cho xong, nhưng nếu chị chết thì ai sẽ nuôi các con chị đây? Nghĩ vậy, chị đã gắng gượng đứng dậy, tính đường làm ăn để có tiền nuôi các con ăn học. Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, chị Phượng quyết định đi vay tiền ngân hàng và người thân để tìm đường sang Malaysia giúp việc cho người ta với hy vọng kiếm tiền gửi về đủ chu cấp cho con cái ăn học.

Sang Malaysia được 8 tháng, nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai, thêm một lần nữa, chị Phượng nghẹn đắng khi nhận được tin đứa con trai thứ hai bị tai nạn. Đó là vào một ngày định mệnh cuối năm 2011, trong lúc đang làm việc ở một xưởng tạp hóa tại TP Vinh (Nghệ An), Nguyễn Công Huy đã bị một vật nặng rơi từ trên cao xuống khiến em bị gãy xương cột sống. Huy được người thân đưa vào Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cấp cứu trong tình trạng chấn thương rất nặng.
 
“Mẹ ơi, sao không để con chết đi”
Sau tấm lưng hao gầy bất động như cái xác khô của em Huy hiện vẫn còn lưu lại những vết sẹo do bị hoại tử

Nhận được tin con gặp nạn, chị Phượng vội vàng xin nhà chủ cho về để chăm sóc con nhưng họ không đồng ý. Sau nhiều đêm khóc ròng thuyết phục, cuối cùng chị cũng được nhà chủ mua vé máy bay cho về quê, còn tiền công từ những ngày tháng giúp việc nơi xứ người họ không trả cho chị một đồng. Ngày trở về, chị Phượng nước mắt đau đớn khi nhìn thấy con nằm trên giường bệnh với tấm thân bất động, gầy yếu như cái xác khô. Thương con, nhìn đi, ngoảnh lại trong nhà không có vật dụng gì đáng giá để bán, chị đành phải cầu cứu anh em, họ hàng mới có tiền lo thuốc thang điều trị cho con.

Sau gần 2 tháng điệu trị tạị Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, bệnh tình của Huy ngày càng nặng thêm. Do bị gãy cột sống, lâu ngày không được vận động nên phần lưng của em bị hoại tử nặng, da lở loét và bắt đầu bưng mủ. Không cầm nỗi nước mắt khi nghe tiếng con thét gào do bệnh tật hành hạ, một lần nữa chị lại chạy vạy khắp nơi vay mượn từng đồng để đưa con ra Bệnh viện Bỏng 103 ở Hà Nội điều trị. Nhưng ra được vài ngày, chị cũng phải đưa con về nhà chăm sóc trong bất lực bởi, các khoản chi phí thanh toán viện phí, thuốc thang quá lớn, không thể nào kham nổi.

Về nhà được một thời gian, không chịu nỗi cảnh con đau đớn, la hét, tháng 9/2012, chị Phượng tiếp tục đi vay mượn tiền ngân hàng và bà con để đưa Huy vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị với hy vọng vào một phép màu sẽ đến với con trai mình. Nhưng số phận vẫn không mỉm cười với chị khi bệnh tình của Huy vẫn không hề thuyên giảm, còn số tiền chi phí chữa bệnh đã lên đến hơn 200 triệu đồng. Và đến lúc này, chị Phượng dường như “lực bất tòng tâm” bởi gia cảnh của chị giờ đã lâm vào thế đường cùng ngõ cụt. Không còn cách nào khác, chị Phượng đành phải chấp nhận để con sống một cuộc sống “thực vật”.
 
“Mẹ ơi, sao không để con chết đi”
Chị Phượng dường như "lực bất tòng tâm" về bệnh tình của con trai mình bởi gia cảnh chị giờ đã đẩy vào thế đường cùng ngõ cụt

Từ ngày ra viện đến nay, Huy cứ nằm bất động một chỗ, cơ thể em bị tê liệt hoàn toàn và không còn khả năng đi lại. Những hôm trái gió trở trời, toàn thân em đau nhức, những cơn đau cứ hành hạ tấm thân gầy bé nhỏ. Hằng ngày, mọi sinh hoạt cá nhân từ chuyện vệ sinh, ăn uống, tắm rửa đều nhờ bàn tay tảo tần của mẹ và bà ngoại chăm sóc. “Từ ngày lâm bệnh đến nay, tinh thần cháu nó trở nên trầm cảm, ai hỏi chi cũng không nói, mẹ nó với tui hỏi thì nó ứa nước mắt rồi quay mặt vô tường. Có lúc nó không chịu ăn uống chi hết, một bát cháo ăn từ sáng đến trưa vẫn còn nguyên. Nhìn cháu như rứa tui đau xót lắm các chú ơi!”, bà Nguyễn Thị Yêm (73 tuổi) cố che dấu những giọt nước mắt lăn dài trước đứa cháu ngoại tội nghiệp. 

Thương cảnh mẹ một thân một mình vất vả nuôi em bạo bệnh, đứa con trai đầu Nguyễn Công Huynh (SN 1991) cũng phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê kiếm tiền trả khoản nợ chồng chất bấy lâu mẹ vay mượn để lo thuốc thang cho em. Cũng vì gia cảnh nghèo khó, đứa con gái út của chị là cháu Nguyễn Thị Hạnh (SN 1997), hiện đang học lớp 10 cũng đang đứng trước nguy cơ phải tạm gác chuyện học hành.

Nỗi khó khăn cứ ngày một đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nghèo bất hạnh. Và không biết rồi đây, 4 mẹ con chị Phượng sẽ sống ra sao khi số nợ đã lên đến hàng trăm triệu đồng còn bệnh tình của Huy thì ngày một nặng hơn. “Cháu Huy suốt ngày gào thét muốn được chết đi để cho tui bớt khổ, còn cái Hạnh thì cứ một mực đòi bỏ học để vào miền Nam đi giúp việc gửi tiền về nuôi anh. Giờ tui không biết phải làm răng (sao) hết các chú ơi! Cứ mỗi lần nghe tiếng con gào thét van xin được chết, lòng tui như dao cứa từng khúc, chịu không nỗi. Các chú ơi! Mọi người ơi! Xin hãy cứu con tôi với!”, góa phụ trẻ gục đầu xuống, thống thiết van xin.  
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 873: Chị Võ Thị Phượng: Xóm 4, thôn Tây, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
 
ĐT: 01638.743.599
 
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Đặng Tài – Đăng Đức