1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 344:

Mẹ khóc để nuôi con cười

(Dân trí) - Cả tháng trời, 2 mẹ con ăn cơm trắng với muối hột. Thấy vậy, người hàng xóm mách:” Đưa nó lên làng trẻ tật nguyền ở, có khi được ăn cơm với đậu với thịt”. Chỉ vậy thôi, nhưng cứ đến bữa là thằng bé nhất quyết không chịu ăn.

Mẹ ôm con vỗ về:” Không đi đâu cả, có chết đói cũng không đi”. Thằng bé cười ngờ nghệch, ú ớ đòi ăn cơm….
 
***

Những mảng vôi bám trên tường tơi tả rụng. Giọt nắng xuyên qua những lỗ thủng trên mái ngói vào nhà. Vài chiếc bát mẻ, đũa mốc chỏng chơ ở góc nhà...Đó là nơi chui ra chui vào của người đàn bà hơn 60 tuổi ốm yếu, hom hem lại thêm chứng điếc lác nặng và đứa con tật nguyền. Đời người có lúc thăng lúc trầm nhưng cuộc đời bà Hoàng Thị Thỉnh (thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang)  lại là chuỗi dài những đắng cay hờn tủi…

Lấy chồng sinh con. Đó là thiên chức, là hạnh phúc của người phụ nữ.  Nhưng sau khi kết hôn, bà Thỉnh phải mòn mỏi đợi chờ gần hai chục năm trời mới có được mụn con…Một đứa con trai trắng trẻo biết cười từ khi lọt lòng mẹ. ..Dù muộn mằn, những tưởng thế đã là hạnh phúc...
 
Mẹ khóc để nuôi con cười - 1

Với bà Thỉnh, Mạnh là “niềm an ủi không tròn trịa” mà cuộc đời trao cho bà.

Rồi, hạnh phúc ấy vỡ vụn, từng mảnh vỡ cứa thẳng vào trái tim đôi vợ chồng đã qua cái tuổi tứ tuần khi “niềm mong ước” của ông bà có những biểu hiện không bình thường do ảnh hưởng của chất độc da cam. Em Nguyễn Văn Mạnh từ bé  đã  hay ốm vặt, sốt trớ quanh năm, chân tay teo tóp, trí tuệ không phát triển. Mạnh không nói cũng chẳng đi được...

Con người ta mỗi lớn mỗi khôn, con mình ngày lại ngày vẫn bò lê bò càng, tự cười tự khóc trước hiên nhà, lòng người đàn ông đã từng một thời vào sinh ra tử nơi chiến trường ác liệt chết lặng đi…

Nghĩ phận hẩm hiu, ông bà nhận thêm một cháu gái về nuôi cho nhà cửa bớt phần cô quạnh. Khi Mạnh được 10 tuổi cũng là lúc ông đổ bệnh nặng. Gia cảnh nghèo khó, chẳng có tiền để đi bệnh viện, ông chỉ nằm ở nhà chữa bệnh bằng dăm ba loại lá nhì nhằng…

Một ngày mưa gió, ông dặn bà hôm nay ông mệt, bà đừng đi làm ở nhà trông con kẻo nó bò ra sân ướt người. Ông đi nằm. Và rồi ông mãi mãi không dậy được nữa, bỏ lại bà với 2 đứa con thơ . “ Khổ lắm, ông nhà tôi trước khi chết mà có được ăn uống gì đâu. Là con ma đói cô ạ”. Bà nấc nghẹn khi nhắc đến ông.
 
Mẹ khóc để nuôi con cười - 2

Cuộc đời nhiều đắng cay, hờn tủi nhưng nước mắt chỉ rơi khi nghĩ về chồng về con.

Nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông vào 3 sào ruộng và số tiền Nhà nước trợ cấp hàng tháng dành cho Mạnh. Cũng may có đứa con gái nuôi phụ bà công việc đồng áng, mẹ con bữa rau bữa cháo nuôi nhau. Năm 2008, cô con gái nuôi lấy chồng, chỉ còn lại bà Thỉnh và đứa con trai tật nguyền sống câm lặng trong căn nhà nát.

Bà thì ngày càng già yếu đi, lưng còng, mắt mờ, tai cũng không nghe rõ. Số phận dường như dành nhiều đắng cay cho người đàn bà này khi tiếp tục cướp đi một thành viên nữa trong gia đình. Tháng 7/2011, con gái nuôi của bà mất do tai nạn giao thông. Khi đó, trong bụng chị còn có một bào thai 3 tháng tuổi.  

“ Thỉnh thoảng chị nó về thì có thêm miếng đậu, không thì chỉ có cơm nhạt thôi. Mà con bé, lấy chồng cũng có giàu sang gì cho cam, phải nhịn ăn nhịn uống, nhìn trước nhìn sau mới dám về với mẹ với em. Giờ thì muốn về cũng không về được nữa rồi…”. Nước mắt của người đàn bà bất hạnh ấy dường như chỉ rơi khi nghĩ, khi nói về chồng, về con!
 
Mẹ khóc để nuôi con cười - 3

Ngu ngơ cười, ngu ngơ khóc…có ai biết ngờ được rằng năm nay Mạnh đã sang tuổi 22

Với bà Thỉnh, đứa con dù có tật nguyền nhưng hiện tại nó là niềm an ủi lớn nhất đối với bà. Đói khát là thế nhưng cứ nói đưa đi đâu là Mạnh lại nhất quyết không chịu ăn để được ở nhà với mẹ. Cả hai mẹ con, một già 1 trẻ, 1 câm 1 điếc…nhưng vẫn có những cách  giao tiếp riêng…Bà có thể sống được, có lẽ cùng là nhờ thế.

 Tình yêu bà dành cho con, như tình yêu của loài cá chuối, cả đời đắm đuối vì con. Bà sợ nếu bà gục xuống thì chẳng có ai chăm sóc con bà. Với bà, việc tự tay tắm rửa, đút cơm rồi tìm cách cho nó từ trong nhà ra hiên, từ hiên vào trong nhà mỗi ngày cũng là một hạnh phúc!
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Bà Hoàng Thị Thỉnh – Thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

ĐT: 0240 3552 534 ( Bác Sơn – hàng xóm của bà Thỉnh)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
Thế Nam - Hà Vi Sa