Mã số 840:

“Mẹ khó qua khỏi, nên con cố học xong đại học đi”

(Dân trí) – Mẹ ốm nặng bởi căn bệnh tim vốn đã hành hạ hơn 20 năm nay, Nguyễn Văn Thông đành phải xin bảo lưu kết quả học tập về nhà chăm sóc. Con đường học vấn của cậu sinh viên năm thứ 4 càng trở nên mù mịt hơn.

Mẹ lâm trọng bệnh, câu sinh viên năm thứ 4 đứng trước nguy cơ bỏ học giữa chừng

Mẹ lâm trọng bệnh, câu sinh viên năm thứ 4 đứng trước nguy cơ bỏ học giữa chừng

Căn nhà nhỏ tuềnh toàng, gió thổi thông thống như nhà hoang. Trên chiếc giường kê sát vách, một người đàn bà gầy gò ốm yếu nằm thở thoi thóp, thỉnh thoảng người giật nảy lên bởi những cơn ho như rút hết ruột gan bà. Nguyễn Văn Thông (xóm Phúc Trưởng, xã Đức Thành, Yên Thành. Nghệ An) chỉ biết ngồi nắm mãi bàn tay gầy trơ xương của mẹ mà chẳng biết làm gì hơn. Ngoài sân, tiếng cười khanh khách của chị Nga vang lên, cứ nghe rờn rợn.

“Bố em mất từ khi em 2 tuổi, vì bệnh ung thư dạ dày. Một mình mẹ chèo chống nuôi 4 anh chị em khôn lớn. Đó là chị gái đầu của em, chị ấy bị bệnh tâm thần từ nhỏ, nhà không có điều kiện chữa trị nên đành để chị ấy sống trong cảnh vô lo vô nghĩ như thế”, Thông bắt đầu câu chuyện buồn của gia đình mình bằng cái giọng nghèn nghẹn như để cố nuốt hết nước mắt vào trong lòng.

Thay chồng gồng gánh nuôi đứa con tâm thần và 3 đứa khác ăn học, chỉ được một thời gian ngắn, bà Trần Thị Thanh – mẹ Thông ngã bệnh. Đi kiểm tra, các bác sỹ thông báo bà bị suy tim và khuyên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nhà nghèo, 4 đứa con thơ dại, bà nào dám nghỉ, cũng chẳng có tiền thuốc thang, đành âm thầm chịu đựng cơn đau một mình. Thương mẹ bệnh tật lại vất vả, mấy chị em Thông cũng lăn lóc ngoài đồng kiếm con cua, con ốc. Nhìn lũ con thơ dại tím ngắt vì rét để mót khoai lang ăn trừ bữa, tim bà như thắt lại.

Từ khi mẹ nằm liệt giường, Thông thay mẹ chăm sóc, tắm rửa cho người chị gái mắc bệnh tâm thần
Từ khi mẹ nằm liệt giường, Thông thay mẹ chăm sóc, tắm rửa cho người chị gái mắc bệnh tâm thần

Thương con vất vả, lại chịu khó học hành nên dù khó khăn, thiếu thốn đến đâu bà cũng cố gắng cho các con ăn học. Hết cấp 3, Thông đòi nghỉ học nhưng tiếc sức học của con, bà động viên Thông đăng ký thi đại học. Ngày Thông cầm tờ giấy báo trúng tuyển vào Học viện Hành chính Tp Hồ Chí Minh, 2 mẹ con chỉ biết ôm nhau mà khóc.

Gạt nước mắt, nén cơn đau tim đang hành hạ, bà động viên con: “Nhà ta nghèo, nhưng cũng phải có người giúp cả nhà mở mặt với làng xóm, để bố con dưới suối vàng được mãn nguyện. Con cứ đi học đi, có gì mẹ sẽ cố gắng”. Mang theo khát vọng và niềm tự hào của gia đình, Thông lên đường vào Nam theo đuổi mộng đèn sách.

Biết gia đình mình hoàn cảnh, ngoài giờ lên lớp, Thông tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm thuê đủ việc từ gia sư, bảo vệ tới phục vụ trong các quán cơm để kiếm tiền tự trang trải chi phí ăn ở, học hành. Chị gái thứ 2 lấy chồng xa, người anh thứ 3, tốt nghiệp Trường trung cấp điện nhưng mãi không xin được việc đành khăn gói vào thành phố Vinh đi làm phụ hồ đỡ đần mẹ.


Gác lại giấc mơ giảng đường, cậu sinh viên năm cuối trở về với đồng ruộng
Gác lại giấc mơ giảng đường, cậu sinh viên năm cuối trở về với đồng ruộng để cáng đáng công việc gia đình

Cơn đau ngày càng hành hạ khiến thân hình bà Thanh gầy gò, ốm yếu hơn nhưng thương con, bà giấu không cho ai biết. Một mình bà vừa chăm sóc bản thân, chăm sóc đứa con gái điên dại và phụng dưỡng người mẹ già bại liệt nằm một chỗ. Chỉ đến khi cơn đau hành hạ khiến bà không chịu nổi, nghĩ rằng mình khó có thể qua, bà đành nói thật với các con bệnh tình của mình.

“Nhận được tin mẹ, em xin bảo lưu kết quả học tập để về chăm sóc mẹ. Anh trai em còn phải đi làm chứ nghỉ ở nhà thì cả mấy con người không biết bấu víu vào đâu.

Hai anh em đưa mẹ ra Hà Nội khám, các bác sỹ kết luận mẹ em bị suy tim giai đoạn cuối, hở van hai lá, chức năng tim chỉ hoạt động được khoảng 20% nữa. Bệnh suy tim đã kéo theo nhiều bệnh lý khác liên quan tới phổi, dạ dày. Mẹ yếu quá nên không thể phẫu thuật được mà phải đặt máy trợ tim nhưng mà chi phí đặt máy lên tới 200 triệu đồng, anh em em lo không nổi nên đành lấy ít thuốc trợ tim rồi xin cho mẹ về nhà”, Thông cho biết thêm.

Từ đó, mọi việc trong nhà đều do Thông gánh vác. Ngoài việc chăm sóc mẹ và bà ngoại già yếu, Thông phải thay mẹ tắm rửa, dỗ dành chị Nga. Chị có lớn mà không có khôn, hết cười như điên dại lại đập phá đồ đạc trong nhà rồi ôm mặt khóc rưng rức. Những lúc như thế, Thông phải kiêm luôn nhiệm vụ “vú nuôi” cho chị. Tràng cười khanh khách của chị lẫn trong tiếng ho sù sụ và tiếng thở dài của mẹ như những nhát dao cứa vào lòng cậu bé.

“Mẹ khó qua khỏi, nên con cố học xong đại học đi” - 4
"Chắc em không còn cơ hội đến trường nữa, chỉ mong sao trời phù hộ cho mẹ em"

Quê đang vào mùa làm đất chuẩn bị cho gieo cấy vụ Đông Xuân. Nhà không có trâu, sáng sớm, sau khi nấu cháo loãng bón cho mẹ và bà, rửa ráy cho chị gái, Thông đi cày đổi công cho nhà hàng xóm. Đổi lại, người ta sẽ cho Thông mượn trâu để cày bừa cho 3 sào ruộng nhà mình – nguồn thu nhập chính của cả nhà lúc này.

“Khổ cực mấy em cũng chịu đựng được, chỉ xin trời phù hộ cho mẹ em. Chi phí thuốc thang, chữa bệnh cho mẹ cũng đã lên tới 50 triệu đồng, một số vay mượn ngân hàng, số còn lại vay nóng của người ta. Giờ đến hạn trả, cũng sợ nhà em không có khả năng nên chủ nợ cứ kéo đến đòi. Những lúc như thế, em chỉ biết chắp tay lạy họ cho khất thêm ít lâu. Cũng lo lắng trả nợ mà bệnh tình của mẹ em ngày càng nặng, giờ ho ra máu rồi, em sợ mẹ không cầm cự được bao lâu nữa…”, nói tới đây, Thông dường như không kìm nén được cảm xúc của mình, hai hàng nước mắt cứ thế tuôn rơi.

Nằm trên giường, đôi mắt nhắm nghiền cố nén cơn đau nhưng thỉnh thoảng bà Thanh cũng bật lên những tràng ho đến rút ruột gan. Chiếc khăn cũ nát thấm đầy máu… Bà buông từng tiếng khó nhọc: “Thôi con ạ, cuộc đời mẹ khổ, mẹ không muốn để lại vất vả cho con nữa. Mẹ chết cũng đành. Con cố gắng mà học cho xong, còn gần 1 năm nữa…”.

Thông nắm chặt tay mẹ, không nói năng gì. Lát, cậu quay ra nói nhỏ với tôi: “Chắc em chẳng còn cơ hội đến trường nữa đâu chị ạ. Giờ với em, cứu mẹ là quan trọng nhất. Nói lỡ dại, nếu mẹ em không qua khỏi, với khoản nợ lớn thế kia thì em cũng chẳng thể yên tâm mà đi học tiếp”. Đôi mắt của cậu sinh viên năm thứ 4 như chứa đựng cả màu xám của trời đông…
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 840: Em Nguyễn Văn Thông, xóm Phúc Trưởng, Đức Thành, Yên Thành, Nghệ An

ĐT: 0973.869.490

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 


Hoàng Lam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm