1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1102:

Không tiền, cụ bà chỉ biết lấy nước muối rửa vết thương cho con gái

(Dân trí) - 86 tuổi, cụ Nguyễn Thị Lung vẫn phải tần tảo sớm hôm nuôi người con gái bị bệnh bại não. Dù cơ thể người con bị lở loét, nhưng cụ Lung chỉ biết dùng nước muối rửa các vết thương cho con gái.

Men theo con đường nhỏ, ngoằn ngoèo, chúng tôi cũng tìm được ngôi nhà nhỏ của bà Lung khuất phía sau những khu vườn dừa. Trên chiếc giường giữa nhà cụ Lùng đang lúi húi lo việc vệ sinh cá nhân cho một người đàn bà có thân hình quắt queo, chân tay co quắp, đầu lắc lư nở nụ cười vô hồn khi nhìn thấy chúng tôi. Đó chính là chị Nguyễn Thị Lùng – 56 tuổi (ấp Thạnh Hựu, xã Tam Phước, huyện Châu Thành), con gái của bà Lung.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình thương nhỏ tối om, góc nhà giăng đầy mạng nhện, cái nắng nóng của mùa hè lại càng khiến cho không khí của cuộc nói chuyện trở nên ngột ngạt. Khó nhọc lắm, bà Lung mới nói chuyện được cùng chúng tôi bởi tuổi già đã khiến đôi tai của bà không còn được tinh thông, một bên mắt đã mờ hẳn, chiếc lưng đã còng, khiến bà đi lại vô cùng khó khăn, gương mặt bà trĩu nặng ưu phiền.

Bà Lung có hai người con: Người con lớn là ông Nguyễn Văn Bé, chị Lùng là người con thứ hai. Chẳng may, lúc mới hai tuổi, chị Lùng lên cơn sốt, co giật liên hồi và chị đã bị bại liệt tay chân co quắp, não cũng bị ảnh hưởng và suốt hơn 50 năm qua chị phải sống cảnh vật vờ, tàn phế như thế. Năm 1965, chồng bà là ông Nguyễn Văn Em đã chết do bị đạn lạc trong chiến tranh. Một nách hai con nhỏ, bà phải sớm hôm tần tảo buôn gánh bán bưng để nuôi các con.

Do không tiền nên cụ Lung dùng nước muối để rửa các vết tương cho chị Lung

Do không tiền nên cụ Lung dùng nước muối để rửa các vết tương cho chị Lung

Hàng ngày, nhìn thấy cảnh quê hương bị giặc tàn phá, căm thù giặc gây nên cái chết của cha nên một thời gian sau, anh Bé xin mẹ thoát li tham gia cách mạng. Thương con, nhưng vì việc chung, bà gạt nước mắt tiễn con đi. Chỉ còn bà lủi thủi một mình tìm cách nuôi chị Lùng. Khi đó, sức của bà còn khỏe, ngày ngày, bà bỏ chị Lùng vào một bên quang gánh, một bên còn lại là một chút lá chuối, mớ rau, mà bà kiếm được đem ra chợ bán để đổi gạo nuôi con.

Thấy hoàn cảnh của bà như thế, có nhiều người khuyên bà nên đem chị Lùng gởi vào cô nhi viện để người ta chăm sóc mà đi tìm hạnh phúc mới nhưng bà không chịu vì chị Lùng là núm ruột của bà mang nặng đẻ đau mà sinh ra. "Chẳng may con nó gặp bất hạnh, hình hài không lành lặn mình thương nó còn không hết làm sao đan tâm đành lòng vứt bỏ con…?", bà Lung tâm sự.

Thời gian trôi qua, chị Lùng lớn lên trong sự yêu thương chăm sóc của mẹ. Hoà bình lập lại, anh Bé trở về, lập gia đình và theo quê vợ ở xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại. Hàng tháng, anh đều về thăm mẹ và em gái, biếu cho bà ít tiền để bà trang trải, anh lại phải quay trở về Bình Đại… Nhưng đối với bà Lung, bao nhiêu đó cũng là niềm hạnh phúc…Nhưng niềm hạnh phúc của bà cũng không trọn vẹn, anh Bé cũng theo cha, bỏ bà ra đi mãi mãi do sức khỏe yếu do di chứng của những trận tra tấn dã man của giặc trong nhà tù khi anh Bé bị chúng bắt và giam cầm...

Do không tiền nên cụ Lung dùng nước muối để rửa các vết tương cho chị Lung

Dù sức khoẻ suy kiệt, mắt mờ,... nhưng hàng ngày cụ Lung vẫn chằm lá, kiếm ít tiền lo gạo, mấm muối,... cho hai mẹ con

Những năm gần đây, sức khỏe của chị Lùng càng ngày càng suy kiệt, lúc trước chị còn có thể ngồi xe lăn, tiểu tiện còn u ơ cho bà biết còn bây giờ, chị nằm liệt trên giường luôn…ăn uống, tắm rửa, tiểu tiện đều phải do bà Lung chăm sóc. Do nằm sấp nhiều nên cơ thể của chị bị lở loét. Không có tiền mua thuốc rửa, bà phải pha nước muối vệ sinh cho con.

Gần đây, cơ thể cụ Lung đau nhức liên miên, tay yếu, chân run nhưng ngày ngày bà vẫn phải chằm lá, róc từng tàu lá chuối kiếm chút tiền mua gạo, mắm muối, nước tương. Thỉnh thoảng, bà con hàng xóm có tới cho bà tô canh, chút thịt bà đều nhường cho con. Món ăn hàng ngày của mẹ con bà là nước tương, đậu hũ kho hay tô canh nấu rau vườn nấu với bột ngọt…Thịt, cá, sữa, trứng đối với mẹ con bà là những món xa xỉ khó có được…Miễn là có gạo nấu cơm để cho con no bụng là bà yên lòng, hồi trước tới giờ bà vẫn sống vậy nên quen rồi…

Chính quyền xã đã cấp cho bà căn nhà tình thương. Hiện tại, chi phí sinh hoạt của hai mẹ con trông chờ vào số tiền 180 ngàn đồng/ tháng được Nhà nước cấp cho người già trên 80 tuổi của bà và 270 ngàn tiền trợ cấp người tàn tật của chị Lùng. Số tiền 450 ngàn đồng không đủ để mẹ con sống hàng ngày đừng nói chi đến thuốc thang cho chị Lùng khi ốm đau, bệnh tật.

Có tận mắt chứng kiến cảnh sống của hai mẹ con cụ Lung, mới cảm nhận được hết sự hi sinh vô bờ bến của tình thương mẹ dành cho con. Ngôi nhà của bà tối om vì không có điện để thắp sáng, bà bảo bà không có tiền để vô chân điện, vả lại ngươi ta cũng bảo bà già rồi, mắt mũi kém cỏi, nhà lại neo người xài điện nguy hiểm lắm… Thế là cụ đốt đèn dầu cho đến nay.

Điều cụ Lung ao ước nhất là có cây nước máy để xài cho bà đỡ vất vả, vì bây giờ chân yếu hẳn, mắt kém nhưng ngày ngày bà vẫn phải xuống ao xách từng thùng nước đổ vào lu lóng phèn để nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ. Lúc trước bà con xách nổi 1 thùng, bây giờ thì không đủ sức, bà phải lần mò xách từng chút một mà thôi. Bà nói: “Mắt tôi dạo này kém lắm, thấy cái gì cũng mờ mờ, bà chỉ sợ vấp té, gãy tay, gãy chân nằm một chỗ thì ai chăm sóc cho con Lùng đây…”

Cụ Lung bảo: dẫu biết rằng không tránh khỏi quy luật nghiệt ngã của thời gian và tạo hóa. Con người không tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Bà cũng không ngoại lệ. Chỉ sợ tuổi già như ngọn đèn trước gió, lúc mình chết đi rồi con gái của mình biết nương tựa vào ai?”.  Hơn 50 năm qua, bà đã hi sinh cả cuộc đời cho con, thế mà cho đến lúc gần đất xa trời, lòng vẫn còn chưa được an bằng để mà nhắm mắt xuôi tay.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1102: Nguyễn Thị Lung, ở ấp Thạnh Hựu, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

ĐT: 0916211637. (Cô Phương gần nhà)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Ngô Nguyễn - Diệu Hiếu