1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1479:

Khó tin cảnh "sống dở chết dở" của người đàn bà trong túp lều rách nát

(Dân trí) - Bảy, tám năm nay bà Lệ sống lang thang bằng nghề nhặt ve chai. Cách nay hơn nửa năm, bà Lệ vui mừng vì được bà con ấp Nhơn Phú dựng cho cái chòi lá làm nơi gối đầu. Niềm vui chưa được bao lâu, bà bị tai biến, liệt nửa thân người…

Người phụ nữ có số phận cơ cực nêu trên là tình cảnh của bà Lê Thị Lệ (75 tuổi) hiện đang sống trong căn nhà rộng chưa tới 2m2 do bà con ở ấp Nhơn Phú (xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) dựng lên cho bà làm nơi gối đầu sau bao nhiêu năm sống lang thang ở nhà chùa, gầm cầu theo kiểu không chốn nương thân.

75 năm cơ cực… chưa có hồi kết

Cả cuộc đời bà Lệ buồn và khổ như cái tên “Lệ” của bà. Sau cơn tai biến cách đây một tháng, ngoài việc bà Lệ bị liệt nửa thân người, giọng nói của bà không còn rõ nữa, trí nhớ của bà cũng giảm đi nhiều và bà rất dễ xúc động. Bởi thế, khi hỏi thăm về cuộc đời của bà, PV chỉ trao đổi với chị Lê Thị Thùy Trinh (SN 1975) – đứa con gái duy nhất của bà Lệ mà bà đã dứt ruột cho người khác nuôi khi chị Trinh mới hơn 7 tuổi.

Chị Trinh kể: “Trước đây, cũng vì gia đình nghèo khổ, cha nghiện rượu thường xuyên đánh đập hai mẹ con tôi. Vì thế mẹ tôi quyết định cho tôi cho người khác nuôi. Bà hy vọng sau này đời tôi bớt cực khổ như bà. Dù tôi về ở với cha mẹ nuôi nhưng thường xuyên trốn nhà về thăm mẹ nên cuộc đời cơ cực của mẹ tôi đều hiểu rõ. Hầu như, từ đó đến giờ mẹ chỉ biết chịu đựng và chỉ biết đi nhặt ve chai, kiếm tiền lo cho gia đình. Mẹ cực khổ, mẹ vẫn chịu đựng sống với cha cho đến năm 2005, mẹ mới bỏ cha mà đi đến xứ xở này.”

Khó tin cảnh sống dở chết dở của người đàn bà trong túp lều rách nát

Thương cảnh bà Lệ không nơi gối đầu, người dân ở ấp Nhơn Phú dựng cái nhà nhỏ này cho bà che nắng, che mưa

Theo chị Trinh, sau khi cha mẹ ruột chị không còn sống chung, bà Lệ bắt đầu cuộc sống lang bạt bằng nghề nhặt ve chai ở khắp nơi. Khi thì bà Lệ ở Hậu Giang, khi ở Sóc Trăng rồi đến Cần Thơ… “Khi đến Cần Thơ, bà con tôi thấy bà Lệ sống bằng nghề nhặt ve chai dạo, tối đến bà hỏi ngủ nhờ ở chùa hoặc nhà bà con trong xóm… Thấy vậy, cách nay khoảng 7 tháng, bà con chúng tôi dựng cho bà cái chòi lá này để che nắng che mưa, tối đến cũng có nơi gối đầu.” ông Đỗ Bé Hai – người vận động bà con dựng nhà cho bà Lệ cho biết.
Nói về tình cảnh hiện tại của bà Lệ, ông Huỳnh Văn Thuấn – Trưởng ấp Nhơn Phú cho biết: “Qua tìm hiểu chúng tôi được biết quê gốc của bà Lệ ở Vị Thanh – Hậu Giang. Vì buồn chuyện gia đình, bà lang bạt đến đây sống bằng nghề nhặt ve chai. Cuộc sống của bà cũng tạm ổn, tuy nhiên mới đây khoảng 1 tháng bà Lệ bị tai biến và bị liệt nửa thân người như bây giờ. Cái khó nhất của bà Lệ là chỉ có đứa con gái ở bên xã Giai Xuân (huyện Phong Điền), nhưng khổ nổi đứa con gái này cũng nghèo và đang gồng gánh nuôi hai đứa con nhỏ và ông chồng bị tâm thần nên đa phần việc chăm sóc cho bà Lệ do bà con trong xóm thay nhau làm lấy.”


Niềm vui có nơi gối đầu chưa được bao lâu thì bà bị tai biến, liệt nửa thân người

Niềm vui có nơi gối đầu chưa được bao lâu thì bà bị tai biến, liệt nửa thân người

Chị Lâm Thị Út – nhà kế bên bà Lệ chia sẻ: “Bà con ở xóm này cũng nghèo khó nhưng chúng tôi còn có cái nhà, có con cái chăm sóc khi ngã bệnh. Còn bà Lệ, “tứ cố cô thân”, côi cút sống một mình bằng nghề nhặt ve chai. Giờ bà Lệ ngã bệnh ngặt nghèo, không người chăm sóc, tội cho bà ấy lắm! Bởi thế, mỗi lần tôi qua đút cơm hay vệ sinh cho bà, lần nào bà cũng cầm tay tôi khóc không thành lời! ”

Vừa chăm chồng tâm thần, vừa chăm mẹ bại liệt…

Khi chúng tôi trò chuyện với những người dân sống gần nhà bà Lệ đều cảm thông và hết lòng chăm sóc cho bà Lệ mỗi khi chị Trinh không có ở đây. Cũng vì bà con cảm được gánh nặng của chị Trinh nên bà con ở đây không nửa lời oán trách về chữ hiếu mà chị Trinh phải làm tròn với mẹ mình.

Dù vậy, chị Trinh vẫn cảm thấy tủi phận, chị nức nở chia sẻ: “Khi mẹ không còn sống chung với cha, tôi có rước mẹ về nhà sống chung được vài ngày. Vì mẹ không chịu nổi cảnh chửi bới, la ó của chồng tôi (do bị tâm thần) nên mẹ mới ra ở riêng thế này. Bây giờ mẹ ngã bệnh, phải có người chăm sóc, tôi qua ở đây thì cũng không được mà rước mẹ về nhà cũng không xong! Vì tôi nghe bác sĩ nói, bệnh này nếu để mẹ buồn bực nhiều sẽ ngày càng nặng hơn nên tôi còn phân vân khi đưa mẹ về bên nhà!”

Niềm vui có nơi gối đầu chưa được bao lâu thì bà bị tai biến, liệt nửa thân người

Những lúc con gái bà không có ở đây, chị Út và bà con hàng xóm thay nhau chăm sóc, lo chuyện cơm nước cho bà Lệ

Khi lớn lên, chị Trinh lấy chồng, hai đứa con lần lượt ra đời, kinh tế thiếu hụt nhưng khoảng 10 năm đầu cuộc sống vẫn đầm ấm. Nhưng kể từ khi chồng chị Trinh bị tai nạn xe, chồng chị may mắn thoát chết nhưng lại mắc chứng bệnh tâm thần, suốt ngày chỉ biết cười và chửi bới. Cũng từ đó, một mình chị Trinh đi làm thuê nuôi 4 miệng ăn và chuyện học hành của cháu Nguyễn Tuấn Cảnh. Tuy nhiên, năm vừa rồi vì chị Trinh không thể xoay xở được nữa nên chị cho cháu Cảnh nghỉ học khi cháu vừa học hết lớp 6.

Chị Trinh vừa đút thìa mì cho bà Lệ, vừa nghẹn ngào nhìn đứa con gái mới 6 tuổi Nguyễn Ngọc Tươi nói trong nước mắt: “Năm rồi, thấy các bạn của nó gần nhà đi học, cháu Tươi khóc đòi tôi đưa nó đến trường… Tôi nói gạt cháu chưa đến tuổi và bảo anh nó lấy tập sách ra dạy cho cháu học, cháu mới không đòi đi học nữa. Bây giờ, cha cháu bị thế, bà ngoại các cháu thì thế này… tôi chẳng biết làm sao. Đời mình khổ cực thế nào cũng chẳng sao, chỉ tội cho hai đứa nó, tương lai chúng không sao thoát được cái sổ hộ nghèo nữa rồi!”

Theo bà con ở ấp Nhơn Phú, nếu có tiền, bà Lệ đi tập vật lí trị liệu, bà Lệ sẽ đi lại được

Theo bà con ở ấp Nhơn Phú, nếu có tiền, bà Lệ đi tập vật lí trị liệu, bà Lệ sẽ đi lại được

Nói về tình cảnh và bệnh tình của bà Lệ, ông Nguyễn Văn Thuấn – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Nhơn Ái cho biết: “Khi bà Lệ đến địa phương tạm trú, bà sống côi cút một mình bằng nghề nhặt ve chai. Hôm bà phát bệnh, bà con ở đây nguyên góp tiền đưa bà đi chữa trị. Hiện tại sức khỏe bà tạm ổn và nếu có tiền, người nhà đưa ba Lệ đi tập vật lí trị liệu và châm cứu thêm, bà Lệ có thể đi đứng lại được. Do vậy, qua báo Dân trí, chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ để bà Lệ có điều kiện chữa khỏi bệnh, nhằm giảm bớt phần nào gánh nặng cho chị Trinh – con gái bà Lệ. Có thể, từ sự giúp đỡ của bạn đọc, hai cháu Cảnh và Tươi có cơ may học biết cái chữ, lấy làm vốn mà thoát khỏi kiếp nghèo như cha mẹ chúng nó.”





Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1.  Mã số 1479: Lê Thị Lệ - ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.

ĐT của chị Lê Thị Thùy Trinh - con gái bà Lệ: 01227.869.834

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Ngô Nguyễn