1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 410:

Hai cụ già khốn khổ trong căn nhà che bằng túi nilon

(Dân trí) - Hai anh em đã hơn 70 tuổi. Người anh trai bị mù hai mắt. Người em gái chỉ còn một con mắt là sáng. Dù vậy, hai anh em nương tựa vào nhau sống hơn mười mấy năm qua trong căn nhà ọp ẹp được che bằng túi nilon dưới chân cầu.

Đến cầu Cái Xoài ngụ ấp Chiến Thuận 2, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), không ai không khỏi mủi lòng khi nhìn nơi ăn chốn ở của hai anh em cụ Nguyễn Kim Đàn (72 tuổi) và cụ Nguyễn Văn Lắm (77 tuổi) – anh của cụ Kim Đàn. Hai người nhưng chỉ có một con mắt là sáng.

Khi chúng tôi đến, đúng lúc cụ Kim Đàn lo bữa cơm trưa cho anh trai mình. Cụ Đàn cẩn thận, tách hết xương trong miếng cá lóc (một người ở xóm mới cho - PV) để đút cho cụ Lắm ăn. Vài muỗng cơm trắng, cụ Đàn lại móm cho cụ Lắm vài muỗng canh rau má, rồi lấy khăn lao miệng cho cụ Lắm. Hình ảnh đó làm chúng tôi xúc động.
Hai cụ già khốn khổ trong căn nhà che bằng túi nilon - 1
Tuổi già, bệnh tật, cuộc sống khó khăn nhưng hai anh em cụ Kim Đàn vẫn đùm bọc nhau
sống hơn mười mấy năm qua

Vừa đút cơm cho cụ Lắm, cụ Kim Đàn bùi ngùi kể: “Khoảng mười mấy năm về trước, tự nhiên hai mắt anh Lắm bị mờ. Lúc đó, mắt tui còn sáng, nhưng tiền chẻ củi thuê chỉ đủ đong gạo ăn từng bữa. Bởi vậy tui chỉ mua thuốc ở trạm xá cho anh Lắm uống thôi. Đến lúc xoay được tiền đưa anh đi viện thì bác sĩ nói hai mắt của anh Lắm đã bị mù rồi! Cũng từ đó, hai anh em tui, bữa cháo bữa rau nương tựa vào nhau sống cho đến bầy giờ.”

“Nhà đổ bìm bịp leo” khi ông Lắm bị mù hai mắt. Cách được vài tháng thì sau lần cụ Kim Đàn đi chẻ củi thuê cho một người trong xóm, không may bị dầm củi văng vô mắt. Về nhà, cụ thấy sốn nên chỉ mua thuốc uống qua loa. “Nhưng càng ngày mắt càng mờ. Anh Lắm bảo đi viện nhưng không có tiền. Tui dành để vậy, rồi mắt bị mù luôn chú ơi! Lúc đó hai anh em chỉ muốn chết đi cho rồi!” Cụ Đàn sụt sùi nước mắt cho biết.

Cũng may trong tình cảnh khốn khổ đó, cô Nguyễn Kim Đà - con gái cụ Đàn kịp thời tiếp giúp. Nhờ bà con, dựng cái nhà lành lặn dưới chân cầu Cái Xoài cho cụ Đàn và cụ Lắm ở. Nhưng sóng gió chưa yên, năm năm trước, gia đình chị Đà tan vở. Chị Đà bị chồng hất hủi, một mình phải đi làm thuê (ở Đà Lạt) để nuôi con và một hai tháng gởi về cho hai cụ ít trăm ngàn. Bởi vậy cuộc sống của hai cụ càng rơi vào tình cảnh bế tắc.

Thời gian gần đây, cụ Đàn thấy cuộc sống của con gái rơi vào cảnh khó khăn nên cụ Đàn tự xoay sở cuộc sống. Việc đầu tiên là cụ gom túi nilon che lại cái nhà để khỏi bị mưa nắng “ghé thăm”. Và sau đó, cụ lãnh vé số đi bán lòng vòng trong xóm, mỗi bữa kiếm 10.000 – 15.000 đồng để mua cháo, mua rau sống qua ngày.

Nhưng việc bán vé số chỉ kéo dài được ít hôm thì căn bệnh thấp khớp của cụ Đàn tái phát cộng với việc bỏ 1 mình cụ Lắm ở nhà, cụ Đàn không an tâm nên bỏ dở việc bán buôn.
Hai cụ già khốn khổ trong căn nhà che bằng túi nilon - 2
Mủi lòng khi nhìn nơi ăn chốn ở của hai anh em cụ Kim Đàn

Theo ghi nhận của PV, căn nhà hai cụ ở chưa tới 20 m2, nhỏ và thấp, cột mối xông mục hết. Bên ngoài toàn bộ được che bằng túi nilon nên khi mùa nắng đến, trong nhà nóng không chịu được. Hôm chúng tôi đến, ngồi trong căn nhà hai cụ trò chuyện hơn 15 phút, chúng tôi phải ra ngoài mấy bận.

Thời gian gần đây chính quyền địa phương biết tin nên vận động bà con tiếp giúp gạo hàng tháng cho hai cụ nên cuộc sống đỡ vất vả hơn trước. Tuy nhiên với tuổi già như hai cụ, lại bệnh đau thương xuyên, nhất là căn nhà nilon của hai cụ chẳng biết sẽ sập khi nào. Bởi vậy, hai cụ cũng lo lắm, nhất là những hôm trời mưa giông.

Cụ Kim Đàn nói trong nước mắt: “Hai anh em tui sống được tới giờ này là may mắn lắm rồi! Nếu như trời thương cho hai anh em tui sống tiếp thì tui mong có cơ hội sửa lại căn nhà lành lặn cho anh tui ở trong những ngày cuối đời. Còn nếu trời không thương thì xin cho hai anh em tui chết một lượt vì nếu lỡ tui chết trước thì sẽ không ai chăm sóc cho anh tui. Như vậy sẽ khổ cho anh trai tui lắm!

Nhìn sang cụ Lắm, hai mắt thụt sâu lại nghểng ngảng, gầy yếu bên cạnh dòng nước mắt của người em gái tóc trắng phơ phơ, ai nhìn cũng không khỏi chạnh lòng.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. BàNguyễn Kim Đàn - ấp Chiến Thuận, xã Kiến Thành, Chợ Mới – An Giang

ĐT: 076.3702906.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
Ngô Nguyễn – Đức Đạt