Mã số 2083:
Hai chị em tự nuôi nhau vì đột ngột mồ côi cả cha lẫn mẹ
(Dân trí) - Đó là hoàn cảnh rất đáng thương của em Nguyễn Thị Hoài Phương, sinh viên năm 2 lớp Hóa 2C trường ĐH Sư phạm Huế và người em Nguyễn Huy Thông, học sinh lớp 10B2 trường THPT Gia Hội, TP Huế. Hai chị em vì mồ côi cả cha lẫn mẹ đột ngột nên phải tự nuôi nhau.
Qua thông tin từ thầy Trương Thế Quy, Phó Phòng Công tác Sinh viên, trường ĐH Sư phạm Huế cho biết về trường hợp rất ngặt nghèo của gia đình em Phương, ngày 20/1 chúng tôi đã đến thăm nhà em ở số 19 kiệt 50 đường Phạm Thị Liên, TP Huế. Ngôi nhà vẫn đang còn nghi ngút nhang đèn cúng cho cha em vừa mới đột quỵ mất cách đây hơn 1 tháng. Cũng hơn 3 tháng trước, người mẹ các em cũng đã ngã xuống vì ung thư vú giai đoạn cuối. Cả cha và mẹ của Phương qua đời đều rất trẻ vào đúng 49 tuổi.
Phương hiện đang học tại lớp Hoá 2C trường Đại học Sư phạm Huế. Người em là Nguyễn Huy Thông, học sinh lớp 10B2 trường PTTH Gia Hội. Từ khi bước chân vào cấp 3 thì Phương đã bắt đầu lam lũ không như bao em học sinh khác, em phải tần tảo lo toan công việc gia đình, đỡ đần mẹ trong những cơn đau của căn bệnh ung thư và vừa dạy cho người em học hành.
Ba của em – anh Nguyễn Công Phước suốt ngày vất vả làm nghề thợ giày thuê, mỗi ngày hơn 100 ngàn đồng, hàng tháng thu nhập vỏn vẹn chỉ 3 triệu đồng. Do thiếu thốn nên Phương phải vừa học vừa đi làm thêm. Với những tháng ngày khó khăn, nhưng Phương đã vượt qua tất cả để có tên trong danh sách đậu vào ngành Hóa học trường Đại học Sư phạm Huế - một trong những ngành có điểm đầu vào cao nhất của trường.
“Mẹ em không làm việc được nhiều vì sức yếu, chỉ nhận về nhà thêu một số ít vải. Mẹ bị phát hiện ung thư vú từ năm 45 tuổi. Cả nhà xúm vào lo cho mẹ mà không đủ. Nhà buổi nào cũng ăn rau, vài buổi mới có miếng thịt, con cá. Tiền thuốc cho mẹ nhiều, nhà em phải đi vay mượn nợ mấy chục triệu.
Mẹ đau nhức lắm anh, bệnh ung thư nó làm cho người đau buốt. Hàng đêm mẹ em cứ rên la vì đau. Thương mẹ mà không làm chi được. Ba thì lương vừa đủ ăn nên nhà túng thiếu cực kỳ. Tuy vật chất ít nhưng bù lại gia đình em hay vui vầy bên nhau, nên thấy hạnh phúc lắm. Những cái Tết năm trước nhà chỉ có hạt dưa, ít mứt bánh nhưng có đầy đủ ba mẹ nên thấy nhà tràn đầy niềm vui, tình yêu” – Phương kể lại.
Do ung thư nặng nên sau hơn 3 năm phát bệnh, mẹ của em đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 49 vào cuối năm 2015. Từ ngày mẹ mất, ba em buồn mãi, ít nói, lủi thủi một mình ngày đi làm, trưa tối về chăm con, ăn cơm trò chuyện với con, mong hai con học hành giỏi nên người.
10/1/2016, ngày sinh nhật của Phương không có bánh kem hay bữa tiệc với bạn bè, chỉ có buổi cơm tối với ba và em trai. Chính tay ba em nấu để mừng sinh nhật con. Nhưng mâm cơm cũng chỉ có rau và ít thịt. Anh Phước đang ăn cơm nhìn lên ảnh vợ mặt xúc động, buồn bã rồi bỗng gục xuống, trào bọt mép. Phương chỉ kịp la lên rồi ôm ba thì người ba đã lịm dần. Đưa lên bệnh viện Trung ương Huế thì ba em đã qua đời cũng vào 49 tuổi đầu. Các bác sĩ kết luận ba em bị đột quỵ.
Hai chị em như bị sét đánh khi chỗ dựa vững chắc về tinh thần lẫn vật chất, là bờ vai che chở sớm trưa còn lại của hai chị em đã ra đi mãi mãi. Sinh nhật Phương cũng là ngày buồn nhất trong cuộc đời em.
Còn nỗi đau nào hơn thế khi ba và mẹ lần lượt bỏ hai em ra đi chỉ cách nhau hơn 2 tháng trời. Ngày tang ba, họ hàng nội ngoại nghèo cùng hàng xóm xúm vào giúp một người một tay vì hai chị em còn quá nhỏ. Đưa tang xong, căn nhà vắng tanh không có bóng người lớn. Từ nay, hai chị em đã mồ côi không cha không mẹ.
Gặp chúng tôi, Phương chẳng biết nói gì nhiều, chỉ khóc và khóc. “Đêm về em khóc nhiều, thấy trống trải, cô đơn, lạnh lẽo. Em Thông thì người cứ ngơ ngơ, đờ đẫn. Hai chị em ngồi trong nhà cứ nhìn nhau rồi trào nước mắt. Tấm ảnh của ba mẹ trên bàn thờ thấy mới lắm. Ba mẹ mới đó mà sao đã xa tụi em quá anh ơi”.
Khi tôi hỏi em và em trai sẽ sống được thế nào trong thời gian tới, Phương lặng lẽ nói, chắc em chỉ trụ được 2-3 tháng nữa. Bữa cơm nhà đã buồn nay lại buồn hơn vì không có cha mẹ. Miếng ăn cũng chẳng có gì tốt hơn ngoài rau dưa.
Được biết gia đình Phương là hộ nghèo mấy năm qua. Hai bên họ hàng cha mẹ em cũng đi làm thuê làm mướn, không có ai khá giả. Ở xóm em mọi người cũng nghèo, mấy hôm sau đám tang ba, thỉnh thoảng có người đến thăm nhưng chỉ động viên tinh thần là chính.
Ông Hồ Văn Lễ (81 tuổi, em ông ngoại Phương) lên chơi để nói chuyện với các cháu cho nhà đỡ buồn ứa nước mắt nói với chúng tôi: “Nhà nó đã nghèo nhưng chừ thì không còn chi nữa. Tôi nghề nghiệp không ổn định, không có của dành của để nên chỉ biết thường xuyên ghé thăm cháu. Có ít đồ ăn hay ít tiền thì cho mấy đứa, rồi hay nói chuyện để xua tan không khí buồn thảm này, chứ sợ tụi nó gục ngã”.
Chị Loan, hàng xóm tâm sự: “Mẹ mấy đứa mất nhà đã khổ, nhưng sau hơn 2 tháng thì ba lại tiếp tục mất. Thấy tụi nó khổ quá, chị chỉ hay qua thăm nom chứ không giúp được gì nhiều về vật chất. Giờ có ai giúp được cái chi thì đỡ chứ thấy hai đứa nhỏ tội lắm. Cả xóm nhìn mà xót”.
Trong người Phương, đến giờ em vẫn cảm giác như vừa trải qua một giấc mơ, một cơn ác mộng. Nhưng đó là sự thật. Em cho biết thời gian tới sẽ kiếm chỗ nào đi làm thêm để có tiền lo cho nhà. Kể từ đây, Phương sẽ là người cha, người mẹ, gánh vác trách nhiệm nuôi em để gắng vào đại học. Đó cũng là tâm nguyện của bố mẹ em khi còn sống nhưng chưa thực hiện được.
Tết vừa rồi nhà Phương chẳng có gì. Trong căn nhà, không khí tang thương, buồn rệu rã làm chúng tôi ngồi lâu là không cầm được nước mắt. Thắp nén hương lên bàn thờ cha mẹ hai em cầu nguyện vong linh sẽ phù hộ cho con nhỏ mà lòng chúng tôi nhói đau. Thời điểm mà mọi nhà vui nhất dịp Tết thì hai chị em mồ côi lại buồn nhất, tuyệt vọng nhất.
Chặng đường phía trước của Phương và Thông từ nay sẽ còn dài, chắc chắn sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Rất mong mọi người chung tay tiếp sức để hai chị em đáng thương này có thêm động lực để có sức đến trường, trở thành người có ích cho xã hội. Nếu được vậy thì dưới chín suối ba mẹ em có thể mãn nguyện khi điều họ không làm được đã có mọi người giúp đỡ.
Nén những nỗi đau tột cùng, Phương cố gắng học tập để có chỗ dựa cho em trai sau này
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2083 : Em Nguyễn Thị Hoài Phương, sinh viên năm 2 lớp Hóa 2C trường ĐH Sư phạm Huế; số nhà 19 kiệt 50 đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP Huế
ĐT: 0126-2527107
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đại Dương