Mã số 1631:

Gục ngã ở Tân Uyên...

(Dân trí) - Những đứa bé với đôi mắt đen tròn, gương mặt bầu bĩnh trông thật khác biệt với bộ áo quần cáu bẩn, đôi dép tổ ong đã mòn tận đế. Vẻ đáng yêu đi kèm với vẻ đáng thương, khiến chúng tôi không khỏi mủi lòng. Những cơn gió lạnh cắt da, cắt thịt khiến chúng tôi như gục ngã vì xót thương các em....

Chúng tôi đến thẳng điểm trường Nà Cóc, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu mà không qua trường chính của các em là Trường mầm non số 2, bởi như cô Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó hiệu trưởng của trường đã khái quát ngắn gọn: “Không như trường chính, trong đó còn khổ lắm, anh ạ”.
 
Gục ngã ở Tân Uyên...

Điểm trường Nà Cóc thuộc trường mầm non số 2, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, nơi 122 em học sinh bậc mầm non, tiểu học và các cô giáo đang phải học hết sức tạm bợ, gian khổ

 
Sự thê thảm. đáng thương của điểm trường Nà Cóc dễ dàng đập vào mắt người mới đến, bởi ngoài cái vẻ hoen ố, cũ kỹ của bất kỳ ngôi trường vùng sâu vùng xa vẫn thường thấy ở miền núi Tây Bắc, là chính 2 cái phòng tạm đang cố gắng trụ vững trước từng đợt gió mùa tràn về. Mà cũng nói đâu xa, chỉ ít tháng trước đó, 2 phòng học xuống cấp mà trường xây dựng từ năm… 1995 đã sập rồi.
 
Gục ngã ở Tân Uyên...

2 phòng học dựng tạm bằng tranh tre nứa lá sau khi 2 phòng trước đó của điểm trường bị sập vì xuống cấp trầm trọng
Phòng học trống trước hở sau không ngăn được những đợt gió lạnh đến cắt da cắt thịt

Phòng học trống trước hở sau không ngăn được những đợt gió lạnh đến cắt da cắt thịt
 
Nhà trường phải dựng tạm 2 phòng này để cho các cháu thuộc bậc tiểu học và bậc mầm non học tạm. Cái từ “phòng tạm” mà cô giáo Thoa gọi, diễn đạt thẳng ra là phòng học dựng bằng tranh tre nứa lá, mái lợp bằng bờ rô xi măng. Mùa đông này, để các em đỡ rét hơn, các cô giáo quây bạt ni lông xung quanh, càng làm tăng thêm cái sự… tạm bợ của điểm trường.
 
Phòng học trống trước hở sau không ngăn được những đợt gió lạnh đến cắt da cắt thịt

Phòng học của bậc mầm non còn thê thảm hơn khi dựng tạm trên nền đất với tranh tre nứa lá, quây bạt ni lông xung quanh để bớt gió rét
Một bé gái đáng thương với bộ quần áo nhàu nhĩ, cáu bẩn mặc trên người

Một bé gái đáng thương với bộ quần áo nhàu nhĩ, cáu bẩn mặc trên người

Một bé gái đáng thương với bộ quần áo nhàu nhĩ, cáu bẩn mặc trên người
 
Tôi “xộc” vào lớp mầm non với cái máy ảnh trên tay, các cô bé, cậu bé đã nhanh nhảu chào: “Chúng cháu chào chú ạ”. Lúc này, một cô giáo trẻ đang dạy các em nhìn hình đoán màu sắc. Buổi học ở vùng cao đơn sơ, giản dị đến cùng. Cả phòng học chỉ có một cái bàn nhỏ làm nơi giảng dạy của cô giáo. Các em học sinh ngồi ghế xếp xung quanh thành hình chữ U. Tôi nhẩm đếm có khoảng hơn 20 em. Đứa nào cũng giống giống nhau ở sự cáu bẩn, đen đúa đến tội nghiệp. Chúng ngồi sát sạt vào nhau, dường như để bớt rét hơn.
 
Hay là đôi dép cáu bẩn, mòn hết đế

Hay là đôi dép cáu bẩn, mòn hết đế
Hay là đôi dép cáu bẩn, mòn hết đế
 
“Thương các em lắm anh ạ, nhưng chúng em cũng không biết làm sao. Muốn các em có một phòng học ấm hơn, chắc chắn hơn nhưng chẳng biết huy động đâu ra nguồn. Giờ học các em đã thế, đến giờ ngủ còn tội hơn…”, cô Thoa khẽ nói.
 
Lúc này là 10h30 trưa, đúng lúc các cô giáo đang chuẩn bị bữa trưa cho các cháu mầm non và tiểu học. Bữa trưa cũng thật đơn giản đến xót lòng. Một nồi canh cải. Một nồi giá đỗ xào trộn thịt băm. Phần giá đỗ nhiều hơn là phần thịt. Thịt chỉ được dăm cân dành cho hơn một trăm cháu ở 2 bậc học, nên các cô phải băm ra mới có thể chia đều cho các cháu ăn.
 
Hay là đôi dép cáu bẩn, mòn hết đế

Hay là đôi dép cáu bẩn, mòn hết đế

Khẩu phần ăn của 122 em học sinh là canh cải, giá đỗ xào thịt với mỗi suất 6.000 đồng / ngày, riêng cơm các em phải tự túc ở nhà mang đến
 
Hơn một trăm cháu thì có 30% cháu thuộc diện hộ nghèo nên không phải mất tiền ăn bán trú. Các cháu còn lại phải đóng 6.000 đồng / ngày tiền ăn bán trú. Tính thêm tiền gas, dầu mỡ thì các cháu mỗi ngày phải đóng khoảng 7.000 đồng. Riêng tiền học phí thì mỗi tháng chỉ có… mười nghìn đồng. Vậy mà cô Thoa cho biết, số tiền không nhiều lắm nhưng nhiều phụ huynh vẫn xin khất nợ, vì gia đình các cháu khó khăn lắm.
 
Khẩu phần ít ỏi, đạm bạc nhưng các em bé vẫn ăn ngon lành

Khẩu phần ít ỏi, đạm bạc nhưng các em bé vẫn ăn ngon lành
Khẩu phần ít ỏi, đạm bạc nhưng các em bé vẫn ăn ngon lành

Canh rau thì nhà trường nấu, nhưng cơm thì các cháu phải tự túc. Mỗi đứa một âu cơm nhỏ, ngồi ăn ngon lành với phần canh cải, giá đỗ xào thịt. Khẩu phần ăn được mặc định bằng đúng mỗi cái muôi, thế mà các cô bảo như vậy là “mặn mà” hơn rất nhiều so với ăn cơm ở nhà, vốn quanh năm chỉ có ngô luộc, khoai luộc.

Sau bữa trưa thì đến giờ ngủ. Một tấm bạt ni lông được trải dài ra giữa nền đất. Để các cháu đỡ lạnh, các cô giáo phủ lên trên những tấm xốp, phao cùng những chiếc chăn cũ kỹ. Giấc ngủ của những đứa trẻ trên nền đất, giữa mùa đông giá lạnh ở vùng cao sao mà thấm thía đến thế.
 
Trò chơi đơn giản của các bé gái trong giờ giải lao

Trò chơi đơn giản của các bé gái trong giờ giải lao

Trò chơi đơn giản của các bé gái trong giờ giải lao

Lúc này tôi có dịp đi thăm các phòng học còn lại của điểm trường Nà Cóc. Theo cô giáo Thoa thì điểm trường Nà Cóc cò 46 cháu học sinh bậc mầm non, với 2 lớp học. Bậc tiểu học có 76 cháu với 3 lớp học. Để công bằng thì mỗi bậc đều phải học ở 1 phòng tạm là tranh tre nứa lá, bởi trước đó đã sập mất 2 phòng rồi.

Dãy phòng tiểu học được xây dựng mãi từ năm 1995, mà tôi cảm tưởng chúng sẽ đổ sập bất cứ lúc nào. Phòng bé đến nỗi chỉ có một lối đi nhỏ ở giữa để lên bục giảng. Không có phòng dành cho giáo viên sinh hoạt, nghỉ giải lao giữa giờ. Và một điều tế nhị hơn nữa là điểm trường không có nhà vệ sinh. Các cô cậu trò nhỏ nếu có “mắc tè” thì cứ ra đứng hàng rào giải quyết nỗi buồn. Còn các thầy cô giáo phải sang nhà vệ sinh ở cách trường mấy chục mét. Có điều, cái nhà vệ sinh đó hầu như ít được sử dụng vì nhà vệ sinh không… có nước. Vì không có nước nên bước vào đó thực sự là một thảm họa với mùi xú uế bốc lên nồng nặc.
 
Trò chơi đơn giản của các bé gái trong giờ giải lao

Trò chơi đơn giản của các bé gái trong giờ giải lao

Cô và trò điểm trường Nà Cóc đang rất cần một phòng học ấm cúng, kiên cố hơn cho sự học trên vùng cao còn nhiều khó khăn như Tân Uyên
 
Tôi vẫn không thể hình dung giữa bao khó khăn đó, các cô, các trò khi đón chúng tôi vẫn với nụ cười niềm nở, cùng một ánh nhìn dường như là sự cam chịu lâu dần thành quen. Những bài học đất nước ta xanh tươi, với rừng vàng biển bạc. Những lời hát “em yêu trường em” ngày ngày vẫn thốt ra từ miệng cô trò nơi đây liệu có phải là một nghịch lý đáng buồn, khi cái ăn, cái mặc, cái sự học vẫn còn quá đỗi tuềnh toàng ?!...
 
Mọi đóng góp ủng hộ của các nhà hảo tâm xin gửi về:
 

Mọi đóng góp ủng hộ của các nhà hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1631: Ủng hộ xây phòng học ở điểm trường Nà Cóc, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 
Bài và ảnh: Thế Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm