Mã số 4644:
Gần 2 thập kỷ sống trong bóng tối, cả trăm học sinh chỉ khao khát ánh đèn
(Dân trí) - Sẽ rất lâu nữa, cụm dân cư "8 không" ở Đắk Nông mới có thể sử dụng điện. Để thắp sáng lớp học, cả thầy và trò điểm trường nơi đây phải dùng đến đèn pin hoặc đèn dầu.
Học xóa mù chữ trong ánh sáng leo lắt
Gần 20 năm qua, các cụm dân cư số 8, 9, 10, 12 của xã Đắk R'măng (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) vẫn chưa có điện sinh hoạt.
Để thắp sáng, ngoài đèn dầu, những năm gần đây, một số hộ gia đình tự trang bị tấm pin năng lượng mặt trời, đủ để một chiếc đèn led hoạt động.
Đồng hồ điểm 18h30 tối, ánh sáng leo lắt từ những chiếc đèn pin thấp thoáng sau những vườn cà phê. Học viên lớp xóa mù chữ đang rủ nhau đi học.
Chỉ chưa đầy 30 phút, căn phòng nhỏ ban ngày dành cho học sinh lớp Một, lớp Hai đã được lấp đầy bởi những học viên lớn tuổi. Có những học viên đến muộn, đành phải đứng từ ngoài cửa trông vào vì không còn bàn ghế trống.
Đứng lớp hôm nay là thầy Phạm Trung Hiếu, giáo viên Trường tiểu học La Văn Cầu (xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong).
Đều đặn hàng tuần, cứ chiều thứ 6, thầy Hiếu lại cùng một số thầy cô giáo khác vượt cả chục kilomet đường rừng vào cụm dân cư để đứng lớp xóa mù chữ.
Thầy Hiếu tâm sự: "Khi vào đây dạy xóa mù chữ, điều bất ngờ là bà con trong vùng tham gia rất đông. Lớp học xóa mù chữ không còn chỗ trống và số lượng học viên muốn tham gia học không ngừng tăng lên".
Theo thầy Hiếu, quy định mỗi lớp chỉ khoảng 35-40 học viên, nhưng số lượng người mù chữ tại 4 cụm dân cư này rất lớn. Vì vậy, khi hay tin có lớp xóa mù chữ, bà con rủ nhau đi học rất đông.
"Theo danh sách ban đầu của trường, khóa học này chỉ có khoảng hơn 30 học viên, nhưng bây giờ, lớp học đã lên đến gần 60 học viên rồi. Tất cả là đồng bào dân tộc Mông ở 4 cụm dân cư. Để tạo thuận lợi cho bà con học chữ, trường bố trí giáo viên từ ngoài điểm chính vào đây để đứng lớp" - thầy Hiếu thông tin.
Hai thập kỷ khát khao ánh sáng đèn điện
19h tối, toàn bộ hoạt động xung quanh lớp học tại cụm dân cư số 8 như dừng lại, nhường không gian cho lớp học xóa mù chữ hoạt động.
Thầy Hiếu vừa giảng bài vừa để mắt trông chừng xe máy của các học viên. Bên ngoài cửa, một số người dân và cả trẻ nhỏ tò mò đứng xem lớp học.
Tuy nhiên, lớp học bắt đầu được hơn một tiếng đồng hồ, những chiếc đèn pin đội đầu đã bắt đầu mờ dần, ánh sáng chỉ đủ soi trên mặt giấy, đưa theo từng nét bút của các học viên xóa mù chữ. Thậm chí, có chiếc đèn đã được bỏ khỏi đầu vì không đủ pin hoạt động. Lớp học cũng vì thế mà ồn ào hơn lúc bắt đầu.
Chị Giàng Thị Sơ (cụm dân cư số 12) chia sẻ những ngày gần đây mưa cả ngày. Vì thế mà những tấm pin năng lượng ở nhà không tích đủ điện, đèn pin cũng chỉ sạc được một lúc.
Quãng đường dài gần 20 kilomet từ cụm dân cư số 12 đến cụm dân cư số 8 khiến chị phải đi mất gần một giờ đồng hồ, cùng với hơn một giờ đồng hồ ngồi trên lớp, chị Sơ phải tiết kiệm ánh sáng từng chút để còn đủ sử dụng trên đường về nhà.
"Lúc đầu thì mỗi người dùng một đèn nhưng để tiết kiệm, 2-3 học viên chung bàn dùng chung một đèn pin. Ở trường không có điện, bà con đi học phải mang theo đèn pin hoặc dùng chung với người khác. Cuối buổi, ánh sáng chỉ mờ mờ, không nhìn rõ lắm", chị Sơ nói.
Là học viên lớn tuổi nhất lớp và chỉ biết chữ khi đã gần 60 tuổi, ông Giàng Seo Dính (cụm dân cư số 9) vẫn quyết tâm đi học xóa mù. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ông Dính là đôi mắt đã mờ đục, ánh sáng lớp học lại tù mù khiến con đường tìm kiếm "ánh sáng" của ông Dính gian nan hơn những học viên khác.
Nói về ước mong của mình, ông Dính cho biết có thể tự viết được tên mình vẫn là ước mong lớn nhất của ông. Thế nhưng hiện thực hóa được ước mong này, ông và hàng chục học viên khác của lớp xóa mù chữ mong mỏi có ánh đèn điện mỗi khi lớp học hoạt động.
"Ở vùng này thì chuyện kéo điện về có lẽ sẽ còn phải chờ lâu nữa. Chúng tôi chỉ mong có một tấm pin năng lượng mặt trời, ban ngày để cho các cháu học bài, ban đêm thắp được mấy chiếc đèn, phục vụ lớp xóa mù chữ", ông Dính chia sẻ suy nghĩ của mình.
Thầy Hà Hữu Phong, Hiệu trưởng Trường tiểu học La Văn Cầu cho biết hiện tại Điểm trường cụm dân cư số 8 có 4 lớp tiểu học và một lớp xóa mù. Bốn thầy, cô giáo đứng lớp, đang ở nội trú tại trường cũng phải sử dụng đèn pin, đèn dầu trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, điểm trường còn có 15 học sinh đang dựng chòi trọ học. Tất cả các em là học sinh lớp Một, Hai, Ba. Ban đêm, do không có điện sử dụng, các em phải đốt một đống lửa lớn để lấy ánh sáng học bài.
"Điểm trường chưa có điện. Mùa mưa, đường đi lại khó khăn, có những hôm thầy cô giáo không ra được điểm trường chính sạc bình ác quy, phải sử dụng đèn dầu hoặc nến. Máy tính, điện thoại, các thiết bị điện đều không thể sử dụng được ở đây vì nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời không đủ", thầy Phong cho biết thêm.
Chia sẻ về nguyện vọng của thầy, trò tại Điểm trường cụm dân cư số 8, thầy Phong cho biết hiện nay các phòng học đã được trang bị quạt, đèn điện... Tuy nhiên, sẽ rất lâu nữa điện mới có thể kéo về điểm trường do cụm dân cư nằm sâu trong rừng.
Mong mỏi duy nhất của thầy, trò là có những tấm pin năng lượng mặt trời, đủ để thắp sáng bóng đèn điện mỗi khi đêm về.
Mọi sự ủng hộ giúp mã số 4644 xin gửi về:
1. Thầy Phạm Trung Hiếu
Địa chỉ: Giáo viên trường Tiểu học La Văn Cầu, xã Đắk R'măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
ĐT: 0944.65.46.46
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4644)
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tel: 0914.86.37.37
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269