Mã số 3869:
Gần 100 cô trò vùng cao mong bạn đọc Báo Dân trí giúp thoát cảnh học nhờ
(Dân trí) - Nhà ở cách xa điểm trường chính, suốt 13 năm qua, hàng trăm học sinh của trường mẫu giáo Hoa Thiên Lý đã vất vả học tạm bợ trong những hội trường thôn xuống cấp.
Trong suốt quãng đường dài chở phóng viên trên chiếc xe máy cũ di chuyển từ trung tâm huyện vào trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), cô giáo Tôn Nữ Thu Nga - Hiệu trưởng nhà trường - đã chia sẻ về những khó khăn vất vả của cả trăm em học sinh lẫn giáo viên nhà trường khi phải mượn hội trường học tạm.
Năm 2009, trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý được tách ra từ trường Mẫu giáo Sao Mai. Học sinh của trường hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Mông, Cao Lan, Ê đê… sinh sống rải rác ở vùng sâu vùng xa của xã Vụ Bổn. Bố mẹ quanh năm làm nông, việc đưa đón các em đến được điểm trường chính theo học rất khó thực hiện.
Với quyết tâm đem con chữ đến buôn làng, giáo viên đã chấp nhận vào tận các hội trường thôn, buôn mượn tạm hội trường để giảng dạy.
Cô Nga chia sẻ, toàn trường có trên 400 em học sinh nhưng có tới 9 điểm phải mượn hội trường để học tạm. Trong đó, nhiều hội trường đã xuống cấp, không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh sơ sài, không có nước để sử dụng.
"Không đủ điều kiện để học 2 buổi nên các em chỉ học một buổi rồi về nhà ăn trưa đến chiều lại lên lớp học tiếp. Cả cô trò dạy và học trong điều kiện thiếu thốn, nhà vệ sinh không có nhiều khi phải ráng "nhịn" nhiều giờ liền", cô Nga bộc bạch.
Đặc biệt, tại điểm trường thôn 9 của trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý, phòng hội trường thôn đã xuống cấp thấy rõ. Những mảng tường hoen ố, bong tróc sơn; nền nhà còn loang lỗ, hư hỏng dù được chắp vá chi chít. Bàn ghế, bảng phấn cùng dụng cụ học tập sơ sài của các em nhỏ được kê tạm hai bên góc tường.
"Do mượn nhờ hội trường nên giáo viên không được đóng đinh để ghim những hình ảnh, thiết bị dạy học vì sợ hư tường nên phải dán tạm để dạy. Hiện đang trong thời gian các em chưa đến trường vì diễn biến dịch bệnh phức tạp nhưng hàng tuần giáo viên vẫn vào điểm trường để quét dọn", Hiệu trưởng nhà trường nói.
Không chỉ vậy, khu vực nhà vệ sinh phía sau hội trường cũng trong tình trạng "không ai dám vào" khi hoàn toàn không có nước để sử dụng.
Không chỉ mỗi điểm trường thôn 9, mà các điểm trường còn lại cũng cần sự sửa sang, trùng tu lại nhưng mãi chưa thể thực hiện. Trong khi đó, cứ đến mỗi đợt thôn, buôn có cuộc họp, các học sinh bắt buộc phải nghỉ học nhường lại hội trường, còn giáo viên phải xếp bàn ghế ra vào rất bất tiện nhưng không còn cách nào khác.
Trước tình cảnh khó khăn, nhà trường đã nhiều lần ngỏ ý xin chính quyền các cấp đầu tư xây dựng điểm trường phục vụ công tác giảng dạy nhưng vẫn chưa được bố trí kinh phí để thực hiện. Thương cô trò vất vả, Hiệu trưởng nhà trường đã liên hệ đến báo Dân trí để trình bày thực trạng cũng như nguyện vọng có được một điểm trường tại thôn 9 (xã Vụ Bổn).
"Tôi thường xuyên theo dõi báo Dân trí và được biết bạn đọc Báo Dân trí đã giúp xây dựng rất nhiều điểm trường giúp biết bao học trò nghèo trên cả nước. Do đó, tôi mạnh dạn ngỏ lời đến báo Dân trí nhờ cậy sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm cho các em. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ mầm non, giúp các em có đủ kiến thức để vào lớp, nhà trường tha thiết có điểm trường để tạo động lực, niềm vui cho cô trò", cô Nga tâm sự.
Theo cô Nga, nếu được xây dựng điểm trường hai phòng học, nhà vệ sinh, giếng nước tại điểm trường thôn 9 sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cho gần 90 học sinh ở các thôn Ea Nông A, Ea Nông B, thôn 9 (xã Vụ Bổn).
Cùng có mặt tại điểm trường, ông Trần Văn Sáu - Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn - chỉ cho chúng tôi lô đất liền kề bên cạnh và cho rằng nếu có được kinh phí xây dựng trường, xã sẽ quy hoạch xây dựng trường với diện tích khoảng 1.000 m2.
"Xã luôn tạo điều kiện tối đa cho việc học tập của các cháu, việc xây dựng điểm trường được chúng tôi trông chờ biết bao năm qua nhưng chưa thể hiện thực hóa vì bài toán kinh phí", ông Sáu chia sẻ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về
1: Mã số 3869:
Cô Tôn Nữ Thu Nga - Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý
Địa chỉ: xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại: 0339790081
2: Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3: Văn phòng đại diện của báo:
VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tel: 0914.86.37.37
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269