1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 121:

Éo le cảnh goá phụ tàn tật nuôi con thơ dại

(Dân trí) - Chồng mất sớm, một mình chị Ngô Thị Quý với đôi chân teo quắp vẫn cố gắng ngày ngày bươn chải kiếm tiền và chăm sóc đứa con đầu lòng nằm liệt gường và hai con nhỏ đang tuổi đến trường.

Mấy chục năm nay, chưa bao giờ chị Qúy thấy cuộc sống được nhàn hạ, yên ổn, quanh năm làm thuê, làm mướn khắp nơi mà vẫn nợ nần chồng chất. Đứa con gái đầu lòng Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1993) từ bé đã bị viêm não Nhật Bản rồi trở nên ngớ ngẩn và nằm liệt giường. 17 năm qua, cuộc sống của Hường cũng chỉ vẻn vẹn trong một khung củi bằng gỗ chật hẹp.
 
Éo le cảnh goá phụ tàn tật nuôi con thơ dại - 1
Ba mẹ con chị Qúy trong ngôi nhà luôn thiếu vắng tiếng cười

Sinh hoạt của Hường rất khó khăn, âm thanh duy nhất em phát ra là những tiếng ú ớ và tiếng khóc đau đớn lúc lên cơn. Hường bị bại liệt toàn thân nên lúc nào cũng cười nói vô thức. Dù bận rộn công việc hay lúc đi phụ hồ, làm thuê ở làng bên anh chị cũng nhớ đến bữa để về cho cháu ăn và uống thuốc. Thức ăn của cháu cũng chỉ là cơm với nước canh hay cháo loãng.

Với mong muốn cho con cái có cuộc sống tốt hơn, chị Qúy quyết định vào Nam làm công nhân ở một xưởng may. Nhưng mới đi làm được mấy tháng, tiền lương chưa kịp gửi về thì chị bị tai nạn khiến các đốt sống lưng bị gẫy và teo quắp hai chân. Rồi chị phải khăn gói về quê để chữa bệnh.

Sau vụ tai nạn ấy, chị mất đi một đốt sống lưng, hai chân chị teo lại đi đứng đau nhức lúc nào cũng phải mang theo chiếc gậy để chống đỡ. Tuy vậy, anh chị vẫn chăm chỉ làm gần một mẫu ruộng, vụ đông, vụ xuân cũng tranh thủ trồng thêm luống hành, luống rau kiếm thêm thu nhập.
 
Éo le cảnh goá phụ tàn tật nuôi con thơ dại - 2
Dù bị tật, đi lại khó khăn nhưng chị Qúy vẫn chăm chỉ làm việc
Nhưng cái đói, cái khổ vẫn mãi đeo bám gia đình anh chị. Đã vậy, năm 2009, anh Nguyễn Thành Khoa, chồng chị Qúy lại bị mắc căn bệnh ung thư máu. Nghe tin chồng bị ung thư, chị Qúy ngã quỵ ngay tại bệnh viện. Chị bỏ hết công việc để vào viện chăm sóc chồng, đến bữa lại về lo cơm nước cho các con ở nhà ăn. Có hôm không còn lấy một nghìn để đi xe, nửa đêm chị đi bộ hàng chục cây số để về nhà lo cho các con ăn ngủ. Khi các con ngủ chị lại cà nhắc từng bước khó nhọc đi bộ hàng giờ đồng hồ để đến bệnh viện chăm chồng. Nhưng do bệnh quá nặng cuối năm 2009, anh Khoa qua đời.

Bà con trong xóm thấy chị ốm yếu, đi lại khó khăn nên khuyên chị trả lại ruộng đất cho Hợp tác xã. Không làm thì biết lấy gì nuôi con, chị đành cố gắng làm việc để lo cho hai cháu Nguyễn Thị Thảo (lớp 4) và Nguyễn Ngọc Tú (lớp 2) ăn học. Lúc mùa màng người dân trong thôn vẫn giúp chị gặt lúa, cấy hái hay cho chị bó rau, bát gạo lúc ốm đau. Hiện nay, chị đang phải gửi cháu Hường cho chị gái chăm sóc tạm một thời gian vì hoàn cảnh quá túng thiếu. 
 
Tuy đi lại khó khăn, cuộc sống cơ cực nhưng chị vẫn cố gắng để hai con được đến trường, nhưng niềm tin ấy sắp bị dập tắt bởi gánh nặng cuộc sống. Lúc chúng tôi ra về, chị Quý cố chống gậy, dựa vai cháu Thảo để ra sân giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, bữa cơm của mấy mẹ con cũng rất đạm bạc, chỉ có một bát canh rau cải mà chính tay chị trồng và vơi bát nước mắm, chị tỏ vẻ ngượng ngùng: “Các chú thông cảm, giờ mẹ con tôi có bữa ăn là tốt rồi, chứ nhiều hôm chẳng còn lấy một bát gạo nấu cơm, nhìn các con ôm bụng đói đi học mà thấy thương”.
 
Đưa bàn tay chai sạm, gạt đi dòng nước mắt lăn dài trên hai gò má gầy gò, chị nghẹn lời: “Chồng mất sớm, bản thân tôi lại đau ốm phải thuốc thang quanh năm, nợ nần thì chồng chất nhiều khi chán nản muốn chết quách đi cho xong, nhưng lại không đành. Thôi thì cuộc sống khó khăn mấy cũng cố lo bữa cơm, bát cháo mong sao cho hai đứa nhỏ được ăn học đàng hoàng. Cũng chỉ mong các cháu học tốt, sau này có thể tự lo cho bản thân chứ đừng khổ mãi như bố mẹ nó”.
 
Những lúc ốm đau, không một đồng mua thuốc chị chỉ biết ôm con khóc, hơn 5 năm nay từ khi chị bị tai nạn, chưa một phút chị được thảnh thơi. Chị luôn mang nặng nỗi lo một ngày không xa, khi bệnh tật bất chợt ập đến cướp đi mạng sống của chị, còn ba đứa con thơ biết nương tựa vào ai…
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Chị Ngô Thị Qúy, xóm 1, thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 

 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0111.028.722.008

Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

 

*Tài khoản USD tại ABBANK

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 0111.028.723.004

Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch

Swift code: ABBKVNVX

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

 

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

 

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 

3. Văn phòng đại diện của báo:

 

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

  Cao Tuân - Duy Tuyên