Mã số 827:
Éo le cảnh con ngớ ngẩn nuôi cha già mù lòa, chị thần kinh
(Dân trí) - Mẹ chết, bố mù lòa, 40 tuổi, chị gái tâm thần, người đàn bà ngớ ngẩn trở thành trụ cột trong gia đình. Với chị, kiếm đủ ngày 3 bữa cơm cho cả nhà đã là một niềm hạnh phúc lớn lao.
Nghe tiếng người lạ, ông Đoàn đang nằm trên giường trở dậy, quờ quạng bước ra. Ông mò mẫm ngồi xuống mép thềm, lôi hết những khổ đau chất chứa trong lòng ra những mong những người khách lạ có thể sẻ chia cùng. Bỗng một tràng cười khanh khách man dại từ góc bếp phát ra. Không ngoái đầu nhìn lại, ông vẫn hướng đôi mắt mờ đục ra trước sân, giải thích: “Con gái lớn của tui đó, nó tên Bích, sinh năm 1972. 40 cái tuổi đầu rồi mà như đứa trẻ, suốt ngày cứ ngồi như bị ma làm. Khổ nhất là những hôm thời tiết thay đổi, nó hết lên cơn giật chân tay, cào cấu chảy máu khắp người, rồi lại dội đầu vào tường thùm thụp”.
Khị chị Bích còn nhỏ, gia đình đã thấy chị có nhiều biểu hiện không bình thường. Hồi ấy nhà ông nghèo lắm - cái nghèo truyền kiếp đến tận bây giờ - nhưng vẫn cố gắng vay mượn đưa con đi chữa trị. Nhưng càng chữa, căn bệnh của chị Bích càng trở nên trầm trọng hơn. Khi tiền cạn, không thể vay mượn ở đâu nựa, ông bà đưa con về nhà, chấp nhận sống chung với tính khí thất thường của con. Khi có tiền thì mua ít thuốc cho uống, lúc túng thiếu lại thôi.
“Trời bắt tội hắn, đến tiểu tiện, đại tiện cũng không tự chủ được. Hồi mẹ hắn còn sống thì bà ấy làm công việc dọn dẹp cho con. Bà ấy chết, tôi mù lòa không làm được mấy việc đó, nên con Thúy làm thay. Mà nó cũng có bình thường gì cho cam”, ông Đoàn nói với khách mà cứ như đang độc thoại với chính mình.
Cách đây lâu lắm rồi, hồi ông còn nhỏ, nghịch ngợm nên bị ngã, hỏng một mắt, mắt còn lại chỉ nhìn thấy mờ mờ. Lấy vợ rồi sinh con, vẫn không có tiền chữa trị. Rồi vợ ốm, con đau, ông cũng quên hẳn con mắt mình đang mờ dần cho đến khi cả hai mắt mù hẳn. Từ đó, ông sống trong bóng tối, giữa nghèo khó, cơ cực. Trời lấy đi của ông đôi mắt nhưng lại cho ông cái đầu tỉnh táo, chính vì vậy, nỗi đau đớn, bất lực của ông dường như nhiều hơn theo năm tháng, nhất là khi hai cô con gái càng lớn, càng không được bình thường như những người khác.
Cô con gái thứ 2 của ông tên Thúy, năm nay cũng gần 40 tuổi nhưng khắc khổ và già nua hơn tuổi của mình. Chị sinh ra vốn không được nhanh nhẹn như người khác, có khi ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Nhưng người đàn bà kém phận lỡ duyên ấy lại là trụ cột cho cả nhà. Những hôm khỏe mạnh, bình thường, chị Thúy ra đồng cày cấy 3 sào ruộng hay ai thuê việc gì thì làm. Không ai thuê thì lên núi kiếm củi sống lần hồi qua ngày.
Có hôm đi từ sáng, tối mịt chẳng thấy chị về. Người ta cứ ngỡ chị khổ quá nên quyết định bỏ nhà, bỏ cha để đi tìm lối thoát cho riêng mình. Ấy nhưng không phải vậy, có những lúc chị không còn là chị, cái đầu bỗng nhiên trống rỗng u mê không nhớ nổi đường về. Loay hoay gần cả ngày, chị mới được một người hàng xóm đưa về nhà. Căn nhà tối thui, ông Đoàn có cần chi đèn đóm, chị Bích cũng chẳng cần tới ánh sáng. Ba con người khốn khổ ấy chỉ biết ôm nhau mà khóc giữa cái thê lương cô quạnh của chiều tà xóm núi.
Gánh nặng gia đình và bệnh tật khiến chị không dám mơ tới hạnh phúc riêng tư. Quệt dòng nước mắt chảy dài trên má, chị thổn thức: “Tôi giờ sống sao cũng được, chỉ thương cho bố và chị gái ốm yếu bệnh tật quanh năm. Chỉ mong có chút điều kiện để đưa bố và chị Bích đi chữa bệnh nhưng mơ chỉ mà mơ thôi chứ giờ kiếm miếng ăn cho cả nhà còn chật vật, bữa no bữa đói. Nhiều khi ngẫm phận mình lại thấy tủi thân, mẹ mất từ nhỏ, lớn lên thì cha cũng mù lòa, lại thêm người chị như thế này nữa, tôi nào dám nghĩ chi xa xôi”.
Thương cảnh ông Đoàn mù lòa, chị Bích ngớ ngẩn, mỗi khi mùa vụ tới, hàng xóm láng giềng mỗi người xúm vào giúp một tay. Ngặt nỗi, ở đây, nhà nghèo nhiều hơn nhà khá, chẳng có thể giúp nhau được gì hơn. “Khổ lắm, bữa mô con Thúy khỏe mạnh, minh mẫn thì cha con còn có cơm cháo mà ăn. Bữa mô trở trời, tính khí hắn không được bình thường hay ốm đau là cả nhà nhịn đói, ăn rau trừ bữa”, bà lão dẫn đường cho chúng tôi chép miệng.
Ông Đậu Xuân Hường - Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm cho biết: “Hoàn cảnh gia đình ông Đoàn thật qué éo le. Nhà chỉ có ba người nhưng lại mất hai người tật nguyền, chị Thùy cũng không được khôn cho lắm nên ở vậy để chăm sóc cho cha và chị gái. Chính quyền địa phương và làng xóm thường xuyên quan tâm, chia sẻ cả vật chất tinh thần nhưng không thấm tháp vào đâu cả”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 827: Ông Thái Bá Đoàn, xóm 10, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Hoàng Lam