1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2768:

Đôi chân trần và bữa cơm 3.000 đồng của học sinh vùng cao

(Dân trí) - Dù cho cái rét “cắt da, cắt thịt” ở Tây Nguyên đang đến, nhưng những em học sinh trường PTDT BT tiểu học và THCS Krong (xã Krong, Kbang) vẫn đi chân trần và chiếc áo rách đến lớp. Để có học sinh đi học, hàng tuần các thầy cô giáo trong trường vượt chục ki-lô-mét đường rừng với những nguy hiểm rình rập để “cõng chữ” đến trường.

Đôi chân trần và bữa cơm 3 ngàn đồng

Trao đổi với chúng tôi về những khó khăn của trường, thầy Nguyễn Văn Thuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, bắt đầu từ năm 2015 trường Krong mới thực hiện mô hình trường bán trú. Theo chế độ bán trú, mỗi em học sinh ăn một buổi trưa tại trường và về nhà. Nhưng thực ra, trường chúng tôi lại nuôi theo hình thức nội trú, mà nhận chế độ lại theo bán trú, nên rất thiệt thòi.

Nhưng vì tương lai của các em và chất lượng giáo dục vùng cao nên chúng tôi luôn cân đối để cố gắng nuôi ăn ở và dạy cho các em biết cái chữ…Cũng một phần tách biệt các em khỏi cuộc sống hoang dã, núi rừng để dạy cho các em những văn minh và kiến thức để giúp các em làm giàu cho làng”.

10 em học sinh ăn chung nhau tô canh thịt mỡ
10 em học sinh ăn chung nhau tô canh thịt mỡ

Theo thầy Thuấn cho biết thêm, theo cơ sở hạ tầng lúc mới xây thì đáp ứng đủ. Nhưng khi đưa vào dạy bán trú thì lượng học sinh đông với 273 học sinh (149 học sinh ở lại trường) nên nhà trường phải dành thêm 3 phòng học để cho các em ở. Vì thiếu phòng học cho các em nên nhà trường phải tận dụng phòng hội đồng, dựng thêm một căn nhà ngoài trời để cho các em học. Cũng vì nhường chỗ cho các em học nên đến các thầy cô không có chỗ họp, chỗ làm việc.

Đặc biệt, mùa đông với cái rét “cắt da, cắt thịt” nơi núi rừng Tây Nguyên, nhưng có nhiều em học sinh vẫn đi đôi chân trần đến lớp. Nhìn những đôi chân trần các em tím ngắt vì cái lạnh khiến chúng tôi không khỏi rơi nước mắt. Theo thầy Thuấn, đa số các em đến trường chỉ có một chiếc áo. Còn mọi thứ tất cả thầy cô đều phải đi xin. Nhiều bộ quần áo xin được đã tả tơi nhưng vì không có áo mặc nên cũng phải cho các em khoác tạm. Mới đây, có tổ chức đã về hỗ trợ thêm áo lạnh cho các em, chứ không các em cũng không chịu nỗi mùa đông này rồi.


Những em học sinh không có dép phải đi chân trần giữa mùa đông lạnh

Những em học sinh không có dép phải đi chân trần giữa mùa đông lạnh

Điều khiến chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, xót xa khi chứng kiến cảnh, mỗi bàn ăn sáng có 10 em học sinh ăn chung một tô canh thịt mỡ. Em này chan ít, rồi chuyền em khác múc tiếp…ai cũng nhìn nhau và chỉ dám ăn một ít. Thầy Thuấn lặng người rồi bộc bạch: “Vận động các em đến trường là cả một hành trình của các thầy cô. Nhưng để lo cho các em một bữa ăn và sinh hoạt hàng ngày còn khó hơn. Mỗi tháng các em được hơn 500 ngàn đồng và 15kg gạo, nếu tính sơ sơ mỗi em một bữa được khoảng từ 3-5 ngàn đồng/1 bữa ăn. Còn lại thì để lo mua các chi phí sinh hoạt nữa, nếu còn thiếu các thầy cô lại chung nhau góp…”.

Chính vì quần áo không đủ mặc, dép không có đi và bữa ăn còn thiếu thốn nên khiến cho thân hình các em còi cọc, chậm phát triển. “Tôi rất mong muốn có nguồn hỗ trợ nào để có thể giúp các em có được bữa cơm ngon. Mặc dù, các thầy cô đi vận động để xin quần áo cũ và dép nhưng cũng không đủ, nhìn các em “co ro” trong mùa lạnh vì thiếu dép, quần áo, tôi cũng xót. Nhưng nguồn kinh phí có hạn nên rất mong các nhà hảo tâm có thể san sẻ những khó khăn cùng nhà trường. Giúp các em học sinh vùng cao có điều kiện tốt nhất để đến trường…”, Thầy Thuấn chia sẻ.

Theo Thầy Lê Thanh Hải (Trưởng phòng GĐ-ĐT huyện Kbang) cho biết: “Tính đến thời điểm này thì trường PTDT BT tiểu học và THCS Krong khó khăn nhất huyện. Từ việc thầy cô giáo phải vượt rừng để đi vận động các học sinh. Khi vận động được các em đến trường thì lại thiếu chỗ ở cho các em. Theo đó, hiện trường Krong còn thiếu khoảng 19 phòng ở nên phải sắp xếp cho các em ở tại phòng học, còn phòng hội đồng của các thầy cô họp phải nhường lại cho các em học. Cũng như các trường khác thì chế độ các em ăn uống các em cực kì khó khăn. Một số chi phí sinh hoạt cho hàng trăm em học sinh đều đề nặng lên đôi vai người thầy. Thông qua báo, chúng tôi mong muốn các nhà hảo tâm có thể giúp đỡ trường Krong, giúp các em học sinh được học tập trong môi trường tốt nhất…”

Vượt rừng, “cõng chữ” đến trường

Giới thiệu cho chúng tôi về hành trình, thầy Phạm Minh Chí (44 tuổi) cho biết: “Ở trường này có đến gần 40% học sinh là nằm trong làng Pngah. Mà làng gồm 5 cụm bản, nằm sâu trong VQG Kon Ka Kinh. Mỗi cụm bản lại cách nhau khoảng 15km. Nhưng vì đường rừng nên các thầy cô phải đi bộ cả ngày mới tới được các làng. Trước khi đi chúng tôi đều chuẩn bị nước, lương thực để đi dọc đường ăn uống và những thuốc bóp để đề phòng trường hợp ngã núi…”.

Nghe thì đơn giản, nhưng chúng tôi đi mới hiểu được sự gian khổ của các thầy cô trên con đường “gieo chữ” vùng cao. Theo đó, 4 thầy cô đi xe máy vượt qua những con dốc dựng đứng, rồi lao xuống những vực thẳm sâu hun hút. Chạy được 5km, thì thầy Chí mới hô mọi người dừng lại để xe máy ngoài bìa rừng rồi bắt đầu hành trình đi bộ “vượt rừng” vào các bản.

Những thầy cô băng rừng “cõng chữ” đến trường

Con đường các thầy cô đi là một con đường rừng nhỏ mà những người dân bản địa mở ra để đi vào bản. Đường đi một bên là núi, bên là vực, gập ghềnh, hiểm trở nên chỉ cần một cái trượt chân cũng nguy hiểm đến tính mạng. Khổ nhất là những đoạn dốc đứng, các thầy cô phải bám vào những vách đã để leo lên, rồi từ từ nắm lấy các dây leo để tụt dần xuống. Theo thầy Chí kể lại: “Tôi đã có 17 năm đi vận động các em từ trong bản này rồi. Mọi viên đá, chỗ nào nguy hiểm, tôi đều biết để chỉ các thầy cô mới tránh. Chỉ khổ nhất những lúc mưa lũ bất ngờ, nước từ trên núi đổ ào xuống thì lo mà tránh không lại nguy hiểm, chết lúc nào không biết…”.

Thầy Chí cho biết thêm: “Các em học sinh trong các bản này rất đông. Cuộc sống các em chỉ biết đến núi rừng, cha mẹ lại không biết giáo dục là gì nên rất khó cho chúng tôi đi vận động. Các em thường đi về nhà là nghỉ luôn vậy, nên cứ có em nào vắng là chúng tôi lại lập đoàn để vào bản đưa các em đến trường…không mù chữ tội chúng nó lắm…”.

Vượt hơn 1h đồng hồ, qua các ngọn núi cao, chúng tôi đã đến được cụm bản đầu tiên của làng Pngah. Khi thấy bóng em Định Thị Thách (học sinh lớp 4) đang ở trong nhà, thầy Chí đã nhẹ lướt qua rồi bất ngờ ôm lấy Thách. “Tại sao con không đến lớp, các bạn với các thầy cứ nhắc sao Thách không đến lớp. Thôi vào mang áo thầy đưa đến lớp…”, Thầy Chí nói chuyện với Thách. Quay sang chị Quy (mẹ Thách) thầy Chí nhẹ nhàng khuyên: “Phải cho cái Thách nó đến lớp để còn biết cái chữ còn về giúp gia đình trồng lúa, còn được làm cán bộ để giúp dân làng mình nữa chứ. Nếu Thách bỏ về thì chị phải bắt cháu lên trường để đi học nhá…”.


Những thầy cô băng rừng, cõng các em học sinh đến trường

Những thầy cô băng rừng, cõng các em học sinh đến trường

Cứ như thế, những thầy cô trong đoàn lại vượt hành trình sang cụm bản tiếp theo, mỗi cụm bản cách nhau cả hàng giờ đi bộ. Đến 2h chiều, đoàn cũng tìm được 4 em học sinh trốn học và vận động học sinh đến trường. Trên đường về những đoạn suối và núi đá cao là các thầy, cô giáo lại cõng các em học sinh qua. Tuy hơn nữa ngày đi bộ, nhưng trong bụng các thầy cô không lấy một hạt cơm. Thế nhưng các thầy vẫn cố gắng cõng các em học sinh qua những núi đá cao hàng chục mét để tránh nguy hiểm cho các em.

Đến 3h chiều cùng ngày, khi phía trước con đường là ánh sáng mặt trời, lúc đó đoàn mới mừng vì đã ra khỏi rừng để về trường.

Cuộc sống của thầy cô và học sinh vùng cao lặng lẽ trôi qua trong đầy khó khăn, thách thức như thế.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2768: Hỗ trợ thầy cô và học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Krong, xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Phạm Hoàng