1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1936:

“Đau quá đi thôi, chắc tôi chết mất!”

(Dân trí) - Thân hình xiêu vẹo trên đôi chân tật nguyền cong queo, gần một năm qua, bà chỉ biết cắn răng chịu đựng, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Bệnh tật hành hạ cùng những bữa ăn chỉ có cháo trắng khiến cơ thể bà Em như ngọn cỏ héo.

Cảnh sống cô độc, bệnh tật của bà Em

 

Đó là hoàn cảnh xót xa của bà Võ Ngọc Em (61 tuổi, ngụ tổ 36, ấp 3, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước). Bà là người phụ nữ tật nguyền, đơn thân, sống thầm lặng trong gian nhà mái tôn lụp xụp, tối om ven quốc lộ 14 ồn ào xe cộ.

Người phụ nữ tật nguyền mang trọng bệnh

Cuộc trò chuyện của phóng viên với bà Em phải nhiều lần gián đoạn chờ cho cơn đau đang hành hạ thân xác của bà qua đi. “Đau quá đi thôi, chắc tui chết mất!” Sau hai lần liên tiếp chống chọi với nỗi đau gãy chân vào năm 2014, mới đây bà Em lại bị bỏng nước sôi phải nhập viện điều trị. Thương tích từ những tai nạn bất ngờ đang hành hạ mỗi khi trái gió trở trời bà lại phải đối mặt với bệnh tình khủng khiếp hơn.

Sau nhiều tháng bị những cơn đau bụng từ âm ỉ đến quằn quại, đầu năm 2015, bà Em được lối xóm đưa đến bệnh viện Đại học Y Dược, TPHCM kiểm tra. Nghe kết quả chẩn đoán của bác sĩ về một loạt các chứng bệnh như: sa sàn chậu sau, sa tử cung, sa bàng quang, sa thành trước trực tràng… ở mức độ nặng, ai cũng ngậm ngùi xót xa bởi người phụ nữ cô độc ấy đến bữa ăn cũng đang phải trông chờ vào sự trợ giúp của xã hội.

“Đau quá đi thôi, chắc tôi chết mất!” - 1

Bà Võ Ngọc Em quay quắt với thân bệnh trong gian nhà vắng

Muốn thoát khỏi đau đớn thể xác, bà Em cần khoảng 40 triệu đồng cho chi phí phẫu thuật cùng những khoản viện phí, thuốc thang, điều trị hậu phẫu phát sinh. “Số tiền đó, cả đời tôi có năm mơ cũng không thấy nên sau khi khám chỉ dám xin bác sĩ cho toa thuốc về uống cầm chừng, biết đâu ông trời thương tình cho tôi khỏi bệnh.” Dù biết việc điều trị nội khoa không khả quan, nhưng trước cảnh túng quẫn của người phụ nữ tật nguyền, bác sĩ cũng đành cho toa thuốc điều trị ngoại trú.

Thế nhưng, uống hết toa thuốc mà trời vẫn chưa thương, những cơn đau lại ập đến hành hạ thân xác dữ dội hơn khiến bà Em phải trở lại bệnh viện. Song, sau 4 lần lên Sài Gòn bà đều nuốt nước mắt ôm thân bệnh quay về vì không có tiền phẫu thuật. Việc điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả nên bác sĩ đã ngưng cấp toa thuốc cho bà. Để chống chọi lại những cơn đau hành hạ thân xác bà chỉ còn biết nhịn ăn, dành dụm từng đồng, từng hào mua thuốc giảm đau về uống chờ ngày về với tổ tiên.

Ám ảnh cái chết trong cô độc

Từ khi lọt lòng mẹ, bà Em đã mang kiếp tật nguyền với đôi chân cong queo, cơ thể ốm yếu. Gia đình có 8 anh chị em nhưng nay bà chỉ còn lại một mình. “Họ đã lần lượt bỏ tôi mà đi, người thì mất lúc mới vài tuổi, người ra đi ở tuổi đôi mươi, người thì lập gia đình chưa kịp có con cái gì đã khuất núi.” Thời thanh xuân, người phụ nữ ấy cũng đã từng mơ ước có một mái ấm gia đình, được yêu thương vợ chồng và bồng bế con thơ. Nhưng thân hình kỳ dị khiến khao khát rất đời thường của bà không thể trở thành hiện thực.

 


Thân hình kỳ dị và nỗi đau bệnh tật đang gặm nhấm sự sống của bà

Thân hình kỳ dị và nỗi đau bệnh tật đang gặm nhấm sự sống của bà

 

Trước đây, bà có người chị gái và gia đình em trai sống cùng, gia cảnh nghèo khốn nhưng còn có chị có em. Song 7 năm trước, họ đã lâm trọng bệnh rồi lần lượt ra đi, người em dâu cũng mang 2 đứa cháu đến nơi khác tìm kế sinh nhai. Từ đó, bà Em cô độc trong gian nhà lụp xụp.

Cơ thể tật nguyền nhưng khi chưa mắc bệnh, bà vẫn cố lết đi phụ việc nhà cho bà con trong ấp, kiếm miếng ăn qua ngày. Nay thân bệnh ấy một mình cô độc, lủi thủi trong gian nhà vắng. Hàng đêm, khi cơn đau hành hạ, bà chỉ biết trừng mắt nhìn vào bóng tối, rên rỉ một mình. Nỗi ám ảnh lớn nhất của bà lúc này là khi nhắm mắt xuôi tay chẳng ai hay biết.

Nhắc đến người em dâu và 2 đứa cháu, bà Em nghẹn ngào: “Từ ngày đi, em dâu tôi chưa chưa một lần quay lại thắp nén nhang cho chồng. Hai đứa cháu cũng chỉ vài lần ghé về hỏi han, nhưng mục đích của chúng là về làm giấy tờ, hồ sơ xin việc. Tôi chẳng dám mong đợi hay đòi hỏi gì vì chúng cũng khổ lắm.”


Những bữa ăn với rau và cháo trắng khiến cơ thể bà như ngọn cỏ héo

Những bữa ăn với rau và cháo trắng khiến cơ thể bà như ngọn cỏ héo

 

Khi được hỏi về hoàn cảnh của bà Em, một người hàng xóm là bà Huỳnh Thị Ngọc cho hay: “Tội nghiệp bà ấy lắm, đau bệnh triền miên nhưng cứ phải cắn răng chịu đựng. Bà Em đã tính bán nhà mấy lần để lấy tiền đi viện, nhưng chẳng ai mua, mà bán rồi thì bà ấy biết ở đâu.”

Một người hàng xóm khác là bà Phạm Thị Thủy tiếp lời: “Là phụ nữ, chúng tôi thấy hoàn cảnh éo le của bà Em nên thường qua lại giúp đỡ, thay nhau đưa bà Em đi viện. Hồi chị gái bà ấy mất, người dân trong ấp đã phải ra chợ vận động bà con góp tiền ma chay. Cùng với sự giúp đỡ của ban ấp và lối xóm, tiền phúng viếng sau đó còn dư được một ít, mọi người mua vật liệu rồi góp công dựng cho bà gian nhà tạm bợ này. Mỗi ngày bà Em chỉ nấu cháo nửa chén gạo, ăn 3 bữa. Thỉnh thoảng có người cho tí thịt, bó rau thì bà bỏ vào nấu cùng rồi chan xì dầu vào ăn.”

Ông Đỗ Văn Đức, trưởng ấp 3 cho biết: “Trường hợp của bà Võ Ngọc Em là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã. Bà bị tật bẩm sinh không thể lao động, không nơi nương tựa, lại bị bệnh hiểm nghèo. Nguồn sống từ trước đến nay của bà là tiền phụ cấp 180 nghìn đồng mỗi tháng, khoảng 5 tháng nay được nâng lên 360 nghìn đồng, nhưng từ khi mắc bệnh, khoản trợ cấp ấy chỉ đủ tiền xe đến bệnh viện. Thời gian qua ban ấp và hàng xóm cũng giúp đỡ thường xuyên, nhưng về lâu dài, đặc biệt là bệnh tình trước mắt của bà Em chi phí quá lớn, chúng tôi rất mong cộng đồng chung tay hỗ trợ.”

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1936:Võ Ngọc Em, tổ 36, ấp 3, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Điện thoại: 01696 002 681

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Quang Trung - Vân Sơn