1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 572:

Cuộc đời ngang trái của cậu bé mất cha, mẹ bỏ đi

(Dân trí) - Một mình cô đơn trong căn nhà tranh lụp xụp, hàng ngày một buổi đến trường, một buổi em phải đi làm thuê kiếm sống. Có một ước mơ thật giản dị là được học hết cấp 3 nhưng với em nó thật quá xa vời…

Cuộc đời ngang trái của cậu bé mất cha, mẹ bỏ đi
Đức trước bàn thờ bố mình thật hiu quạnh và đớn đau. Đức bảo, mỗi lần đến bên bàn thờ bố em lại khóc và muốn chết cùng bố.
 
Chúng tôi tìm về nhà em Phan Xuân Đức (Sơn Lâm, Hương Sơn, Hà Tĩnh) trong cái lạnh của một ngày đầu tháng 3. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp khi thấy Đức vác trên vai gánh củi đi lấy từ rừng về. Vừa đặt gánh củi trong gian nhà lụp xụp kia, Đức vội vào vườn nhổ ít cọng rau cho bữa tối của mình. Nhìn cảnh Đức thui thủi một mình mưu sinh chúng tôi không thể kìm nổi cảm xúc, chỉ muốn khóc cho một số phận em sớm chịu cảnh đời bất hạnh.

Hạnh phúc tan vỡ

Như những đứa trẻ khác trong xóm làng, Đức cũng có một gia đình hạnh phúc. Em cũng được bố mẹ cưng chiều, chăm sóc. Nhưng rồi cuộc sống khó khăn vì muốn cho con được ăn no mặc ấm, được học hành đến nơi đến chốn, anh Phan Xuân Trường (bố Đức) rời quê hương đi miền Nam làm ăn hầu mong có tiền để nuôi vợ nuôi con. Còn mẹ Đức ở nhà làm thêm mấy sào ruộng và cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn.

Nhưng sự đời, cuộc sống và tính tình con người thì không thể nói trước được. Và một sự đổ vỡ đã diễn ra khi người bố của Đức anh Trường đã mãi vĩnh viễn ra đi trong một tai nạn thảm khốc. Cũng kể từ thời gian đó, mẹ Đức cũng bắt đầu lạnh nhạt với chính đứa con đẻ của mình. Sự gì đến cũng đến, cuối cùng người mẹ vô tâm đã cắt đứt tình mẫu tử với đứa con mình để chạy theo người đàn ông khác lúc Đức vừa lên 9 tuổi.
Cuộc đời ngang trái của cậu bé mất cha, mẹ bỏ đi
Vườn rau duy nhất mà Đức chịu khó làm để nấu canh ăn.

Điều bi đát hơn, trước khi đi theo chồng mới, người mẹ này còn nhẫn tâm bán hết tài sản trong nhà từ cái lớn nhất là con bò cho đến con gà, mẹ Đức cũng bán sạch để đi lấy chồng. Và căn nhà kia không còn lại một thứ gì ngoài một đứa trẻ mới lên 9 tuổi. Ngày nào cũng vậy, Đức khóc và bắt bà nội đưa đi tìm mẹ và đêm đêm lại không ngủ vì nhớ mẹ.

Còn bây giờ cũng ngôi nhà ấy bốn bề được che bằng lá, nát như bươm. Trong nhà không có một thứ gì ngoài chiếc bàn gỗ cũ kỹ, trên bàn thờ là di ảnh của người bố nhưng không một que hương càng làm cho căn nhà trở nên lạnh lẽo cô quạnh.

Đức nghẹn ngào trong nước mắt: “Em cứ tưởng bố mất rồi thì mẹ sẽ quan tâm chăm sóc nhiều hơn, ai ngờ mẹ cũng bỏ ra đi, chắc là … không thương em nữa rồi…”. Người mẹ nỡ nhận tâm bỏ mặc đứa con thơ dại mà mình mang nặng đẻ đau, không một chút thương cảm. Rồi mai này người mẹ ấy có cảm thấy day dứt vì những việc mình làm đối với chồng con.

5 năm trôi qua, giờ Đức đã 14 tuổi. Trong khoảng thời gian ấy là những ngày tháng với em là tăm tối vật lộn với cuộc sống hàng ngày, từ đi làm thuê, ăn nhờ ở đậu khắp nơi, người này dăm bữa, người kia nửa tháng.... Cuộc sống của Đức cho đến bây giờ vẫn khổ đau bao quanh chưa biết đến khi nào. Thường ngày, ngoài một buổi đến trường một buổi được nghỉ học Đức đi vào rừng kiếm củi về bán hoặc đi chăn bò thuê kiếm tiền mua gạo, sách vở...
Cuộc đời ngang trái của cậu bé mất cha, mẹ bỏ đi
Sau mỗi buổi học Đức lại đi kiếm củi về bán, và tự nấu ăn một mình. Có hôm Đức chỉ ăn cơm chấm muối trắng... 

Hiện tại Đức đang học lớp 7 trường THCS Giang Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Đức tâm sự: “Trước đây khi bố mới mất, mẹ thì bỏ đi nhiều lúc em chỉ muốn bỏ học. Vì mỗi lần đi học, nhìn thấy cảnh tan trường ai cũng được bố mẹ chờ sẵn ngoài cổng để đón đưa. Lúc đó em chỉ đưa tay quệt nhanh dòng nước mắt để khỏi bạn bè nhìn thấy mình đang khóc”. Con đường 15km đến trường đối với Đức thêm dài lê thê vì vừa phải đi bộ, vừa cô đơn hiu quạnh đi sớm về trưa một mình.

Thấy tội nghiệp cho hoàn cảnh đáng thương của Đức nay đây mai đó ảnh hưởng đến việc học. Tháng 12/2011 bà và hàng xóm người góp công kẻ góp của dựng lại cho em ngôi nhà lá che mưa che nắng trên khoảng đất mà người cha để lại. Ngôi nhà chỉ khoảng 20m2 được lợp bằng tranh. Bên trong không có một vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc ấm nhôm và cái nồi nhỏ Đức vẫn dùng nấu cơm canh hàng ngày.

Nhìn vào di ảnh của người bố, Đức gạt dòng nước mắt đang lăn dài trên má thổn thức: “Em muốn về đây từ lâu lắm rồi nhưng không có nhà để về. Từ nay em sẽ ở bên cạnh bố, không để bố một mình lạnh lẽo như trước đây nữa”, nghe Đức bảo vậy ai cũng rơi nước mắt.

Bà Lê Thị Lý (69 tuổi) bà nội của Đức nói trong nghẹn ngào: “Từ ngày bố cháu mất, mẹ nó cũng đi lấy chồng, tôi đón Đức về ở cùng nhưng thân già lại bệnh tật quanh năm. Nó không muốn phải bớt phần thức ăn, vì thương bà nên nó quyết định đi ở nhờ kiếm củi bán, chăn bò thuê để vừa có thể kiếm cái ăn vừa có tiền mua sách vở đi học đó chú à. Chừng ấy tuổi nó cô đơn lạc lõng, nghèo khổ lắm...”, nói đoạn bà Lý khóc nức nở.
Cuộc đời ngang trái của cậu bé mất cha, mẹ bỏ đi
Đức trước căn nhà hiu quạnh không có một thứ gì đáng giá.

Bà nội của Đức cũng đâu muốn đứa cháu đáng thương của mình đi ăn nhờ ở đậu khắp nơi như thế. Bây giờ Đức không có ruộng đất để làm kiếm hạt lúa, củ khoai chỉ suốt ngày đi làm thuê làm mướn kiếm sống cho qua ngày đoạn bữa.

Tình cảnh của Đức thật đớn đau, mỗi khi nhìn cháu bà Lý luôn trăn trở: “Nay tui còn sống thì bà ăn rau cháu ăn rau, bà ăn cơm cháu còn được miếng cơm. Một mai tôi chết đi rồi nó sẽ ra sao đây”. Mặc dầu vất vả khó khăn là thế nhưng Đức vẫn quyết tâm học hành đến nơi đến chốn. Với Đức vẫn luôn có một ước mơ giản dị là được học hết cấp 3.

Sau đó Đức sẽ kiếm một cái nghề ổn định để có thể lo cho cuộc sống của bà nội và mình đỡ khổ hơn. Nhưng có lẽ ước mơ đó còn quá xa với hiện thực nghiệt ngã của em bây giờ. Hàng ngày tiền ăn uống, sinh hoạt của Đức còn chưa đủ, bữa đực bữa cái nói gì đến việc học hết cấp 3 là quá xa vời lắm. Một ước mơ thật giản dị nhưng có lẽ giấc mơ đó với Đức lúc này chỉ là giấc mộng mà thôi.

Đúng là ước mơ của Đức lúc này có lẽ là viễn vông, xa vời nhưng chúng tôi tin rằng với tinh thần tự lập và ý chí kiên cường của em, sẽ giúp Đức biến giấc mơ thành hiện thực. Chúng tôi cầu chúc cho em luôn khoẻ mạnh để sớm vượt lên số phận và hơn bao giờ hết cũng rất cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng. 
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Em Phan Xuân Đức, xóm Lâm Trung, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
 
ĐT: 01243728647 (Phan Thị Thanh Tương, dì ruột của em Đức)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
 
Ngọc Huê - Annie Phan