Thanh Hóa:

"Có lẽ tôi sống còn khổ hơn là chết…"

(Dân trí) - Đôi chân chị không còn đi lại được nữa và đôi mắt chị cũng trở nên mù lòa. Đã nhiều năm nay mọi sinh hoạt và tiền thuốc thang chữa bệnh chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp 120.000đ/tháng của Nhà nước.

Đó là hoàn cảnh của chị Đỗ Thị Nụ (57 tuổi), ở thôn Vũ Thượng, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Giữa những ngày tháng 5, trời nắng như đổ lửa, trong căn nhà xập xệ nơi xóm nghèo Vũ Thượng, người đàn bà gần 60 tuổi đang ngồi cầm trên tay chiếc quạt nạn để xua bớt đi cái nóng nực đầu hè. Khi chúng tôi bước vào căn nhà, thấy chị chăm chăm nhìn về hướng chúng tôi cứ nghĩ là chị đã thấy, nhưng khi nghe chị lên tiếng hỏi mới biết là chị không còn nhìn thấy gì nữa.

Sinh ra trong một gia đình có 3 anh chị em, chị là con út trong nhà, người chị gái đầu lớn lên đi lấy chồng rồi sống xa gia đình. Đến lượt người anh thứ hai đi bộ đội về cũng lập gia đình ra ở riêng. Còn lại mình chị ở vậy nuôi bố mẹ già bệnh tật. Năm 1981, người mẹ đau yếu qua đời, còn lại hai bố con chị, rồi 3 năm sau người bố cũng bỏ chị mà đi.

Ngày bố mẹ mất đi, chị mới vừa tròn 20 tuổi. Tuổi xuân cứ thế qua đi trong sự nghèo túng và đơn côi. Mấy năm sau, tự nhiên chị lại mắc chứng bệnh thần kinh tọa. Nhà nghèo, sống một mình không có đủ điều kiện đi viện khám và thuốc thang thường xuyên nên căn bệnh ngày một nặng hơn. Đã vậy, trong một lần đang đau yếu chị cố gượng dậy để làm việc thì bị ngã gãy chân trái. Cực chẳng đã, không biết ai xui vô tình chị sờ phải sợi dây điện hở, bị điện giật ngã xuống đã làm bên chân phải còn lại cũng bị gãy nốt. Từ đó chị nằm liệt giường không còn làm được việc gì nữa. Cuộc sống vốn đã khó khăn túng thiếu đủ đường lại càng cơ cực hơn.

"Có lẽ tôi sống còn khổ hơn là chết…" - 1

Có lẽ với tôi sống còn khổ hơn là chết...
 
Từ ngày ốm đau bệnh tật, bao nhiêu tiền sinh hoạt và thuốc thang khám chữa bệnh chị đều phải nhờ người đi vạy mượn hàng xóm láng giềng. Anh chị cũng giúp đỡ phần nào nhưng vì cuộc sống còn khó khăn nên cũng không thể lo lắng được cho cô em út tội nghiệp.

Chị Nụ tâm sự: “Cuộc đời tôi đúng là khổ từ nhỏ, đã què rồi thì để đôi mắt sáng còn nhìn thấy đường mà bò, nhưng cả đôi mắt giờ lại mù đi không còn nhìn thấy gì nữa cả. Dạo này mỗi ngày tôi ăn có một bữa mà cũng không tiêu được. Cũng không biết chết ngày nào nữa. Sống thế này còn khổ hơn là chết đi, tôi chỉ lo không biết lấy đâu ra tiền mà trả nợ cho bà con hàng xóm thôi”.

Ngày còn trẻ nuôi bố mẹ già bệnh tật, đến khi bố mẹ ra đi chị lại rơi vào cảnh bệnh tật dày vò không người chăm sóc. Cuộc sống của chị giờ đây chỉ dựa vào số tiền trợ cấp ít ỏi 120.000đ/tháng theo chế độ 67 của Nhà nước.

Ông Đỗ Minh Sứ, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lập chia sẻ: “Trong xóm này có nhiều gia đình còn hoàn cảnh lắm, nhưng có lẽ trường hợp cô Nụ thì cả xã này không ai khổ bằng, anh chị em cùng bà con xóm giềng và chính quyền địa phương giúp đỡ nhưng cũng chỉ được một phần”.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Chị Đỗ Thị Nụ: thôn Vũ Thượng, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa      
    
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
 

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.03.733.269

 
Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm