1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 270:

Cô bé nhà nghèo và ước mơ giảng đường đang tắt dần

(Dân trí) - Sinh ra không biết mặt cha, mẹ nuôi em bằng gánh hàng nước rong ban đêm. Cuộc mưu sinh ở của hai mẹ con chỉ vun đắp vừa đủ cho Hương vào giảng đường đại học, nhưng ước mơ đó dường như đang... tắt dần.

“...Vì em không ... cha”

Người thực hiện bài viết này xin được mở đầu bằng một câu ngắn gọn trong bài hát “Đứa Bé” của tác giả Minh Khang: “Trong đêm một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em. Em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu. Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em... Vì em không cha...”. Đó là hoàn cảnh đáng thương của em Nguyễn Thị Thu Hương (22 tuổi) sinh viên năm 2 trường cao đẳng Kinh tế Nghệ An. Hương hiện đang sống với người mẹ là bà Lâm Thị Dụng (57 tuổi, ở khối 12 P. Trường Thi, Thành Phố Vinh, Nghệ An).

Chúng tôi tìm đến gia đình Hương trong một ngày trời thành Vinh nắng như đổ lửa, bên quán nước ven đường ở khối 12, một người đàn ông nói: “Có phải cháu Hương con bà Dụng bị mù một mắt không? Hai mẹ con bà ấy hay ngồi bán nước đêm ở quảng Trường Hồ Chí Minh đấy, cứ đi hết dãy phố này rồi rẽ vào ngõ nhỏ nằm sâu trong đó. Thương cho con bé quá, muốn học nhưng ngặt nỗi gia đình không có tiền mà học…”.
 
Cô bé nhà nghèo và ước mơ giảng đường đang tắt dần - 1
Nỗi lòng hai mẹ con bà Dụng vẫn chưa hết khổ.
 
Trong căn nhà tồi tàn, ẩm thấp dưới cái nóng của thành Vinh càng nhân thêm nóng nực. Ngồi trò chuyện cùng chúng tôi cô bé có dáng người nhỏ thó và khuôn mặt buồn lặng lẽ khi nhìn lên lúc cúi gằm mặt xuống, rồi có lúc đưa bàn tay gầy lau những dòng nước mắt tủi hờn của số phận. Hương bảo: “Em sinh ra đã không biết đến mặt cha, lớn lên hỏi mẹ nhưng chỉ nhận được sự im lặng từ mẹ, từ đấy không bao giờ em nhắc đến cha mình nữa. Em cũng buồn lắm, nhưng vì mẹ vất vả tần tảo nên em cố gắng vượt qua mọi gian khổ từ gánh nước rong ban đêm... để hôm nay em được đi học, nhưng...”, nói một chặp chừng Hương tủi phận, em bật khóc.
 
Bà Dụng nói thêm: “Căn nhà này do Hội phụ nữ của phường mới xây cho vì thấy hoàn cảnh hai mẹ con khổ quá đấy các chú à”.
 
Mặc dầu cuộc sống của Hương rất khó khăn, nhưng bù lại em học giỏi, được thầy cô bạn bè thương mến.

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, Hương thi đỗ một lúc hai trường (một ở Hà Nội và một ở Vinh), người dân trong khu phố đến chúc mừng và động viên em cố gắng học hành sau này đỡ đần cho mẹ. Còn bà Dụng ngày nghe tin Hương đỗ ĐH, bà vừa mừng vừa lo. Mừng vì con mình đã không phụ công bà “bắt tép nuôi cò”, nhưng lo lắng nhiều hơn vì rồi đây không biết lấy tiền đâu cho Hương ăn học.

Ngặt nỗi, hoàn cảnh của bà Dụng quá khó khăn, vất vả nuôi dưỡng Hương 12 năm phổ thông, giờ thêm 4 năm đại học nữa thì biết lấy đâu ra tiền. Có lẽ vì lăn lộn với cuộc sống kiếm từng đồng tiền nhỏ lẻ nuôi em mà bà Dụng ốm và già đi nhiều. Rồi bà quyết định dù có phải đổi cả “thân tàn ma dại” này thì cũng  quyết chí cho con đi học. Và Hương đã nhập học ở trường CĐ kinh tế Nghệ An để được gần nhà và một phần cũng vì điều kiện không cho phép.

Học ở “trường làng” Hương tranh thủ một buổi đi học một buổi ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, đun nước để tối đi bán với mẹ. Mấy hôm nay thời tiết thay đổi nên bà Dụng ốm nằm một chỗ, một mình Hương vẫn quán xuyến mọi việc trong nhà, đêm đến lại gánh nước ra quảng trường để bán kiếm từng đồng bạc lẻ.

Biết hoàn cảnh khó khăn nên Hương không bao giờ kêu ca, đòi hỏi điều gì làm mẹ phải buồn. Giờ lên lớp em luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài, học tập rất chăm chỉ... Khó khăn là vậy nhưng Hương luôn là học sinh khá trong lớp và được bạn bè, thầy cô quý mến vì thành tích học tập của mình. Hương tâm sự: “Em muốn cố gắng nhiều hơn nữa để cho mẹ vui, mẹ vất vả quá nhiều vì em rồi”.

Thầy Đoàn Tiến Dũng, giáo viên chủ nhiệm lớp kinh tế doanh nghiệp nhận xét: “Hương là một sinh viên ngoan và học tốt. Mặc dù điều kiện gia đình khó khăn em nhưng luôn phấn đấu học tập, không bao giờ bỏ học buổi nào, em được thầy cô bạn bè yêu mến”.

"...Cuộc mưu sinh chỉ giúp em qua cơn đói từng ngày"

Đêm đến bà Dụng, em Hương lại mưu sinh bằng gánh nước. Mỗi đêm chỉ kiếm được 10.000 - 15.000 ngàn đồng, cứ vậy cuộc sống của hai mẹ con trông chờ vào những cốc nước loãng như chính cuộc đời họ. Mấy tháng nay bà bị đau khớp không làm được gì, không có tiền mua thuốc cho mẹ, tiền sinh hoạt và tiền học... Hương sau mỗi buổi đến trường lại đi kiếm việc làm thêm như rửa bát, quét dọn...
 
Cô bé nhà nghèo và ước mơ giảng đường đang tắt dần - 2
Hương sợ rằng năm học tới em phải bỏ học vì gia đình đã quá khó khăn.

“Nếu mẹ em đang đau thế này chắc em không thể đi học được nữa rồi. Mẹ em ngày càng yếu đi, bệnh tật dày vò thế này chắc mẹ khó sống được lâu nữa. Em sợ... ”, nói đoạn Hương cúi mặt lau những giọt nước mắt.

Cứ vậy, ngày này qua tháng khác mẹ con bà Dụng sống nhờ vào những gánh nước. Những hôm trời nắng thì còn có người ngồi uống nước, nếu gặp trời mưa coi như ế hàng, hai thân cò lại lặng lẽ đi về. Vất vả bươn chải để mưu sinh nhưng cái đói cái nghèo cứ đeo bám mãi mẹ con bà Dụng.

Họ đang rơi vào cảnh túng quẫn, không biết ước mơ đi học của Hương sẽ ra sao khi mà gánh nặng cuộc sống không cho em con đường để lựa chọn. Thành phố vẫn trong nhịp sống hối hả thường ngày, còn trong ngôi nhà đó người mẹ già và cô con gái vẫn lặng lẽ mưu sinh với những gánh nước qua ngày. Dù mơ ước giản dị, nhưng với cô gái  nhà nghèo này thì nó vẫn có thể tắt bất cứ lúc nào.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Lâm Thị Dụng, khối 12, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, Nghệ An.
 
ĐT (của em Thương): 0973.470.487 (

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:
quynhanai@dantri.com.vn

3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí)

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0111.028.722.008

Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

*Tài khoản USD tại ABBANK

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 0111.028.723.004

Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch

Swift code: ABBKVNVX

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Nguyễn Duy - Đức Chung