1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1328:

Cha mẹ rời xa, hai chị em đói lay lắt từng ngày

(Dân trí) - Cha, mẹ và ông ngoại lần lượt bỏ đi khiến hai chị em Như và Nghĩa côi cút giữa dòng đời. Vươn lên từ cuộc sống chật vật ở xóm rác nghèo nàn, các em đã trở thành học sinh giỏi. Nhưng giờ đây, bụng đói quá thì làm sao các em đến lớp?

Hai chị em Võ Thị Thanh Như và Võ Trọng Nghĩa là gương mặt thân quen ở xóm rác Sở Thùng (nằm cạnh đường Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng ở quận Bình Thạnh, TPHCM) đối với các bạn tình nguyện viên đến dạy chữ cho trẻ em nơi đây.

Đặc biệt, bé Nghĩa (học lớp 3) rất hay cười nhưng ánh mắt có chút đượm buồn. Nghĩa kể lại: “Hồi nhỏ nhà con giàu lắm muốn gì cũng có. Nhà con ở nhà 2 lầu cơ, con còn đá banh trong nhà được nữa. Nhưng khi con được 4 tuổi thì ông ngoại bị bắt vào tù đến 3 năm sau mới ra, lúc đó bọn con chuyển xuống ở Sở Thùng này…”

Khi Nghĩa lên 5, những trận gây gổ ngày càng nhiều nổ ra giữa cha và mẹ. Và rồi, người cha đã bỏ đi, nghe nói đã trở thành một người xấu… Ngày qua ngày, cuộc mưu sinh của ba mẹ con chỉ dựa vào thu nhập từ rác. Mỗi buổi sáng các em thức dậy lúc 4 giờ để đi khắp các con đường nhặt từng mảnh ve chai.

Cuộc sống cơ cực khiến người mẹ sa ngã, chỉ 1 năm sau khi cha bỏ đi thì mẹ các em phải vào tù. Hai mái đầu trẻ thơ trải qua cú sốc quá lớn, ngày mẹ đi, các em đã khóc rất nhiều. Cậu bé Nghĩa nhớ lại: “Ngày nào con cũng mơ thấy mẹ hết nhưng mẹ không về. Từ khi xa mẹ, con chỉ mới được đi thăm mẹ một lần. Chỗ mẹ ở xa lắm, đi nguyên một ngày trời mới tới nơi”.

Bé Nghĩa vì cú sốc này nên đã ở lại lớp 1. Một đứa trẻ 6 tuổi làm sao có thể học tốt khi không ai lo cho ăn mặc, lại mang nỗi tự ti quá lớn trong tâm hồn? Hai em ở chung với những người họ hàng trong gian nhà thuê nhỏ hẹp nhưng ai cũng có gia đình riêng, phải chạy ăn từng bữa. Thế nên Như và Nghĩa trẻ trở thành côi cút trong căn nhà trọ chật cứng.
 
Hai chị em Như và Nghĩa sống trong căn nhà trọ chật chội cùng những người họ hàng.
Hai chị em Như và Nghĩa sống trong căn nhà trọ chật chội cùng những người họ hàng.

Hai chị em Như và Nghĩa sống trong căn nhà trọ chật chội cùng những người họ hàng.
Không gian sinh hoạt của một cặp vợ chồng, con cái chỉ bằng một chiếc chiếu. Tối đến, mọi người nằm ngủ chật kín nền nhà.
 
May sao, lúc này ông ngoại được mãn án tù ngày 2/9/2010 trở về, gắng sức lo cho hai chị em. Hằng ngày ông nhặt ve chai đến sáng hôm sau mới về, khi Nghĩa hỏi ông ngủ ở đâu thì ông không nói. Từ đó các em được đi học tiếp. Nhờ có ông ngoại, các em đã liên tiếp đạt học sinh giỏi để chờ ngày mẹ về. Rồi đầu năm 2011 mẹ Nghĩa cũng trở về. Tưởng chừng hạnh phúc mỉm cười từ đây nhưng những gì sắp xảy đến lại càng chua xót hơn...
 
Mẹ các em thất nghiệp, tiếp tục trượt dài vào vết xe đổ. Chỉ 1-2 tuần chị về thăm con một lần, cho mỗi đứa ít tiền lẻ rồi lại đi, phó mặc con cái cho ông ngoại già với đồng tiền công nhặt rác 70.000 đồng/ngày. Tháng 9/2013, đến lượt ông ngoại “buông tay” với hai đứa cháu nhỏ, bỏ đi đâu không ai rõ…
 
Lúc này, chiếc phao cứu sinh cho Như và Nghĩa chính là các tình nguyện viên trong CLB Công tác xã hội Nhân Ái. Họ dạy đọc, dạy viết, dẫn các em đi chơi, phát quà cho các em... Họ giúp các em cảm nhận cuộc sống được yêu thương như bao trẻ khác. Nhưng tình nguyện viên chỉ có thể làm được đến thế, không thể giúp các em đầy cái bụng đói mỗi ngày.
 
Hai chị em Như và Nghĩa sống trong căn nhà trọ chật chội cùng những người họ hàng.

Hai chị em Như và Nghĩa nắn nót từng dòng chữ bằng đôi tay trầy trụa bởi những mảnh ve chai, sắt vụn
 
Từ khi ông ngoại bỏ đi, những bữa ăn thưa hơn... chỉ còn thùng mì gói và 10kg gạo mà tình nguyện viên đưa cho. Có lần bạn Mai Bảo Trung - một tình nguyện viên, hỏi hôm nay ăn gì, Nghĩa nhanh nhảu trả lời: “Buổi sáng con nhịn, trưa thì ráng nhịn, tới tối cũng nhịn luôn”. Bảo Trung la lên: “Tại sao con không ăn cơm?”, nét mặt Nghĩa đổi sắc, nước mắt rưng rưng: “Tại vì không còn gạo nữa, mì cũng hết rồi thầy ơi. Con và chị Như phải đập ống heo đưa tiền cho người nhà mua thức ăn. Chị Như được 180.000 đồng, con được 79.000 đồng nhưng cũng chỉ đủ ăn 3 bữa cho 11 người”.

Căn nhà 10m vuông ngày một gay gắt với những trận cãi vã của các cô chú trong nhà vì thiếu tiền. Rồi một buổi sáng Bảo Trung nhận tin nhắn của mẹ Nghĩa: “Thầy Trung ơi, chị thực sự cảm ơn em đã giúp đỡ 2 đứa nhỏ của chị và bây giờ chị muốn buông xuôi và giao lại cho 2 đứa nhỏ cho em”. Không có cách nào cứu đói cho 2 đứa trẻ, Bảo Trung bèn dắt bé Nghĩa về nhà trọ với mình, còn bé Như vẫn gắng gượng ở lại xóm Sở Thùng.

Là sinh viên năm thứ 4 trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Mai Bảo Trung phải đi làm thêm để trang trải cho việc học nên đưa Nghĩa về nuôi chỉ là giải pháp tình thế. Bảo Trung hi vọng: “Em mong có một nhà hảo tâm hay đơn vị nào đứng ra lo cho hai bé Như và Nghĩa ăn học. Quan trọng nhất là tiền ăn. Bé Như đang học lớp 5, cứ đòi nghỉ học đi phụ bán quán…”.

Theo các tình nguyện viên, nếu có nguồn kinh phí đóng tiền ăn hàng tháng cho 2 bé tại một quán cơm gần nhà là giải pháp tốt nhất hiện nay. “Có thực mới vực được đạo”, được no bụng thì các em mới đủ sức để tiếp tục đến trường.
 
Một số thành tích của hai chị em học sinh giỏi nơi xóm rác:
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1328: Hai chị em Võ Thị Thanh Như Võ Trọng Nghĩa
Địa chỉ nhận giúp đỡ: Báo điện tử Dân trí - Văn phòng đại diện tại TPHCM
39 đường 11 Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại: 08. 6678 6885
 
Tạm thời, Văn phòng đại diện tại TPHCM sẽ trực tiếp quản lý số tiền mạnh thường quân gửi để chi trả tiền ăn hàng tháng cho các bé. Chúng tôi rất mong có cá nhân, đơn vị hợp pháp đứng ra bảo trợ cho hai bé Võ Thị Thanh Như và Võ Trọng Nghĩa.

 
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 
 
Hồng Nhung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm