1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1645:

Cậu bé tật nguyền dùng việc học quên đi nỗi đau

(Dân trí) - “Em sẽ học thật giỏi để sau này trở thành nhà báo. Em muốn đi viết bài giúp đỡ người nghèo anh chị ạ”. Đó là lời mà cậu bé tật nguyền, ham học Trần Văn Lộc nói với chúng tôi khi được hỏi về ước mơ sau này của mình.


Mang trên mình đa dị tật bẩm sinh

Trần Văn Lộc (14 tuổi), con anh Trần Văn Bảo (38 tuổi) và chị Đậu Thị Hóa (35 tuổi, trú xóm 11, xã Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An). Anh, chị kết hôn năm 2000. Năm 2001, gia đình anh chị vui mừng đón nhận con trai đầu lòng chào đời là cháu Lộc nhưng chỉ nặng được hơn 1kg.

Tuy nhiên, niềm vui của đôi vợ chồng trẻ trở thành nỗi đau khi cháu được đưa đến trạm xá xã thăm khám thì nhân viên y tế ở đây cho biết, Lộc mang trên mình đa dị tật bẩm sinh. Em chào đời với cân nặng chỉ bằng một nửa những đứa trẻ khác và sau 14 năm nuôi dưỡng cân nặng của em cũng chỉ bằng với số tuổi của mình.

Cậu bé tật nguyền dùng việc học quên đi nỗi đau

Cùng trang lứa với các bạn nhưng Lộc như một ông cụ non khi gương mặt quá già so với tuổi đời của mình.

Lộc trong lớp học.
Lộc trong lớp học.

Lộc bị suy dinh dưỡng nặng, chân tay em teo tóp bây giờ chỉ còn lại da bọc xương, cổ bị rụt lại, vẹo sang một bên, nói chuyện khá khó khăn, khả năng nhìn đôi mắt cũng rất kém.

Chị Hóa than phiền, ngày ấy, trung tâm y tế xã kỹ thuật lạc hậu, nhân viên trình độ không cao, cộng thêm gia đình nghèo đói nên đành đưa cháu về chăm sóc. “Biết Lộc bị bệnh, cũng lo, nhìn con đau đớn lắm nhưng biết làm sao được, tiền thì không có, cũng chẳng dám đưa Lộc đi chữa bệnh”, chị Hoá nói trong nước mắt.

Góc học tập của Lộc chỉ đơn giản là cái rương nhỏ.

Góc học tập của Lộc chỉ đơn giản là cái rương nhỏ.

Cùng với đó là chiếc cặp rách.
Cùng với đó là chiếc cặp rách.

Cái nghèo, cái khổ quen dần, cũng vì thế mà Lộc lớn lên với bệnh tật của mình. Thân mình nhỏ bé của Lộc đã quá quen thuộc với những đau đơn đớn xuất hiện đều đặn. Nhìn Lộc lần đầu, ít ai nghĩ đó là một cậu bé mới 14 tuổi bởi Lộc mang hình dáng hệt như một ông cụ trên 80 vậy.

Cổ em bị rụt lại, chân tay teo tóp vì suy dinh dưỡng nặng, mắt trái đã bị hỏng và mất khả năng quan sát, mắt phải lại đang phải thường xuyên chịu đựng những cơn đau vì lông mi mọc đâm vào.

Chị Hóa cho biết thêm: “Hiện cháu Lộc nhà tôi trong một lần đi học về bị ngã và vỡ mắt trái không thể cứu được. Bây giờ cháu phụ thuộc hoàn toàn vào mắt phải, nhưng nếu không được cứu chữa kịp thời thì mắt phải của Lộc cũng sẽ bị mù vì lông mi mọc đâm thẳng vào võng mạc”.

Lộc gầy đét, chỉ còn da bọc xương trông như một cụ già trên 80 tuổi.
Lộc gầy đét, chỉ còn da bọc xương trông như một cụ già trên 80 tuổi.

Lộc đau ốm thường xuyên, mọi sinh hoạt đều một mình mẹ chăm sóc cũng vì thế chị luôn phải ở nhà, tiền viện phí, thuốc men của Lộc, sinh hoạt trong gia đình đều đè nặng trên vai anh Bảo.

Ở mảnh đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này quanh năm luôn khó khăn nên gia đình anh chị cũng chỉ có mấy sào ruộng cứ phải phụ thuộc vào thời tiết mưa thuận gió hoà nhưng cũng không đủ nên cuộc sống luôn trong cảnh thiếu thốn. Đã nghèo còn gặp cái eo, vừa rồi anh Bảo lại bị bệnh uốn ván suýt mất mạng, bao nhiêu tài sản vật có giá trị trong nhà đã đội nón ra đi, nhà đã nghèo giờ cũng không còn gì.

Học để quên hết nỗi đau

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng ngày ngày chị Hóa vẫn đi đi, về về đưa đón Lộc đến trường vì đơn giản đó là niềm vui nhỏ bé mà anh chị có thể làm được cho con.Ngồi yên lặng nghe chúng tôi trò chuyện, khi nhắc đến việc học Lộc hào hứng hẳn lên. Lộc bảo, đi học rất vui, thầy cô, bạn bè thương em lắm, em được ngồi bàn đầu để dễ phát biểu.

Trên lớp học, mỗi khi viết vào vở là Lộc phải dí sát mặt.
Trên lớp học, mỗi khi viết vào vở là Lộc phải dí sát mặt.

Lộc rất chăm học, cận thận và rất gọn gàng. Góc học tập của em chỉ có một chiếc rương đựng sách, một chiếc cặp sách cũ kĩ, cũng một ít đồ dùng. Lộc bảo em rất thích đọc thêm sách nhưng mà nhà không có điều kiện nên em không muốn đòi mẹ mua.

Lộc khoe: “Em học giỏi môn Sử lắm, thầy khen em hơn mấy bạn trong lớp anh chị à, em muốn học cho thật giỏi. Em không nhìn được xa nên đôi khi em không thấy thầy, cô viết chi trên bảng hết, nhưng mà em biết nghe để hiểu bài đó”.

Nhìn con trai cười nói, chị Hóa rơm rớm nước mắt: “Tội lắm cô chú ạ! Cứ đau ốm là phải bắt cháu nghỉ ở nhà chứ không giám cho đi học, mà ở nhà thì Lộc mong ghê lắm, bạn bè đi học cũng ra nhìn, rồi ra về cũng ra ngó, không cho đi học thì cháu đòi, lủi thủi đọc sách một mình, thương con nên gia đình lại đưa đi”.

“Cháu đau ốm suốt, lại hay đau đột ngột nên nhà phải sắm riêng cho Lộc cái điện thoại, lưu số bố, số thầy vô đó có chuyện chi thì gọi điện báo, rứa mới đỡ lo được. Nó ham học lắm, đau có khi ngất lịm suốt, nhưng mà cứ ngồi được dậy lại đòi cầm sách học”, chị Hoá chia sẻ thêm.

Trên lớp học, mỗi khi viết vào vở là Lộc phải dí sát mặt.
Cậu bé chỉ mới 14 tuổi nhưng hình dáng giống hệt một ông già. Lộc bảo: Mỗi khi cơn đau hành hạ, em lại đọc sách thế là quên đi nỗi đau thể xác dằn vặt.

Còn Lộc thì bảo rằng: “Em cũng thấy lạ. Em bị bệnh, đau lắm nhưng cứ cầm sách lên là em không biết đau nữa. Nhiều lúc thấy đau em lại lấy sách ra cố gắng đọc, một lúc là em quên đi nó, cứ như mấy con chữ, phép tính trong sách có phép màu ấy anh chị à”. Lộc tâm sự đoạn rồi nở nụ cười tươi. Nhìn Lộc nở nụ cười, như thấy niềm khát khao vượt lên số phận của Lộc thật đáng khâm phục .

Dù tiếp thu khá chậm, đau ốm thường xuyên phải nghỉ học, tuy nhiên, nhờ sự chăm chỉ, cần cù cộng thêm điều kiện giúp đỡ từ nhà trường nên Lộc vẫn theo đúng chương trình học với những bạn trong lớp và còn học rất khá.

Một góp bếp gia đình chị Hoá vẫn đang phải lên rừng hái củi về đun nấu.
Một góp bếp gia đình chị Hoá vẫn đang phải lên rừng hái củi về đun nấu.

Giấy chứng nhận khuyết tật của cháu Lộc.
Giấy chứng nhận khuyết tật của cháu Lộc.
 

Cô Nguyễn Việt Hà - Phó hiệu trưởng Trường THCS Nghi Kiều cho biết: “Lộc tiếp thu khá chậm so với các bạn cùng lớp nhưng em rất chăm chỉ, ham học, rất hay đóng góp xây dựng bài. Lộc tự tin vào mình, hòa đồng, hiền lành, ngoan ngoãn nên được thầy cô và các bạn rất yêu mến”.

Khi được hỏi về ước mơ sau này của mình, Lộc vui vẻ chia sẻ: “Em sẽ học thật giỏi để sau này trở thành nhà báo. Em muốn đi viết bài để giúp đỡ người nghèo anh chị ạ”.

Giấy chứng nhận khuyết tật của cháu Lộc.
Cháu Lộc thường hay theo mẹ mỗi khi vào trong bếp, còn với bà nội cũng đang đau yếu không làm được gì.

Một ước mơ đầy ý nghĩa của cậu bé tật nguyền ham học, nhưng để theo đuổi được giấc mơ đó cuộc sống của em vẫn còn rất nhiều gian nan phải vượt qua. Qua những dòng tâm sự này, mong mọi người sẻ chia cùng gia đình anh chị để có điều kiện để chạy chữa cho Lộc. Để cậu bé nhỏ nhắn này không còn lấy việc học như một liều thuốc giảm sự đau cho thân thể mình.
 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Mã số 1645: Chị Đậu Thị Hóa, xóm 11, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

ĐT: 0967.492.204 anh Bảo chồng chị Hóa.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269


Nguyễn Duy