1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4812:

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi

Đặng Dương

(Dân trí) - Mẹ mất đã gần 2 tháng, nhưng Y Khang và Y Tuân chưa thể mua được chiếc bàn để đặt di ảnh mẹ. Có lẽ số tiền mua bàn quá lớn đối với 2 đứa trẻ mồ côi khi mà bữa cơm của chúng chỉ có cà đắng, cá khô.

"Nếu mẹ không mất, có lẽ Y Khang B'Krông (12 tuổi) và Y Tuân B'Krông (9 tuổi) vẫn chưa đến trường. Bởi trước đó, cả 2 đứa trẻ này vẫn lang thang, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ chai, kiếm tiền mua gạo và thức ăn cho người mẹ nằm liệt một chỗ"- cô Mai Thị Ngọc Hiền, Giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) nói về hai học sinh đặc biệt trong trường.

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 1

Y Khang B'Krông (12 tuổi) và Y Tuân B'Krông (9 tuổi) vừa được vào học lớp Một cách đây 2 tháng (Ảnh: Đặng Dương).

Theo cô Hiền, gần 2 tháng trước, Y Khang bất ngờ trở thành học sinh của lớp cô chủ nhiệm. So với những học sinh khác, Khang lớn hơn cả về thể chất và độ tuổi. Có lẽ vì thế mà Khang nhận được sự quan tâm của giáo viên và cả các bạn trong trường.

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 2

So với bạn bè cùng lớp, Y Khang lớn hơn cả thể chất, độ tuổi (Ảnh: Đặng Dương).

11 tuổi, Khang mới được vào lớp Một. Vốn tiếng Việt của cậu bé cũng rất hạn chế, bởi trước đây Khang chỉ quanh quẩn trong buôn, ít khi giao tiếp với người khác.

Ngày mẹ còn sống, Khang đi nhặt ve chai hoặc mót cà phê, còn em trai Y Tuân ở nhà chăm sóc mẹ. Bữa đói, bữa no nhưng tuyệt nhiên nhiều năm qua, hai đứa trẻ chưa từng nghĩ đến chuyện đến trường bởi vì "không ai cho đi học".

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 3

Cũng giống như anh trai, Y Tuân cao lớn hơn các bạn trong lớp (Ảnh: Đặng Dương).

Chia sẻ thêm về học trò, cô Hiền nói: "Khang và Tuân vào học lớp Một khi đã bước sang học kỳ 2, chính vì thế thầy cô giáo cũng dành riêng thời gian để bổ túc kiến thức cho các em. Tuy nhiên, vì vào học muộn, lại hạn chế trong giao tiếp nên đến nay các em vẫn chưa thể sử dụng tốt tiếng Việt. Năm học đầu tiên, các em chủ yếu làm quen với môi trường lớp học, sang năm cả 2 em sẽ học lại lớp Một".

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 4

Năm học đầu tiên, hai anh em Y Khang và Y Tuân làm quen với môi trường lớp học (Ảnh: Đặng Dương).

Sau giờ học ở trường, hai anh em Y Khang và Y Tuân trở về nhà với 2 chiếc xe đạp cũ của người dân trong buôn tặng. Đây cũng là tài sản giá trị nhất của 2 đứa trẻ mồ côi đến thời điểm hiện tại. 

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 5

Hai anh em mồ côi đến trường học với chiếc xe đạp của người dân tặng (Ảnh: Đặng Dương).

Bên trong căn nhà rộng chừng 12m2 được xây tặng nhiều năm trước, di ảnh của chị H'Đrunh (mẹ của Y Khang) đặt ở một góc nhà, ngay trên nền đất lạnh lẽo.

Dù đã gần 2 tháng kể từ ngày mẹ mất, anh em Y Khang và Y Tuân vẫn chưa thể mua một chiếc bàn để đặt ảnh mẹ. Có lẽ số tiền mua bàn là quá lớn đối với 2 anh em khi mà bữa cơm của chúng chỉ có cà đắng, cá khô được họ hàng mang qua cho mỗi ngày.

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 6

Di ảnh mẹ của các em đặt trên nền đất (Ảnh: Đặng Dương).

Lụi hụi nướng cá trong căn bếp nhỏ, Y Khang kể, trước khi mẹ mất, cuộc sống của gia đình đã rất khó khăn. Bố thường xuyên phát bệnh tâm thần, đi lang thang xin tiền khắp nơi. Thỉnh thoảng tỉnh táo, bố Khang mới tìm về nhà, lúc ấy cũng phải 1-2 giờ sáng.

"Mẹ mất vì bệnh ung thư gan, trước ngày mất, bụng mẹ phình to như cái trống và không đi lại được. Ngày mẹ mất, bố không có nhà. 10h trưa, em đang đi nhặt ve chai thì em trai gọi về, bảo mẹ mất rồi!", Khang nhớ lại.

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 7

Bữa cơm của 2 anh em mồ côi có cà đắng, cá khô được họ hàng mang qua cho mỗi ngày (Ảnh: Đặng Dương).

Đám tang của mẹ Y Khang được họ hàng, người dân trong buôn và chính quyền xã Tâm Thắng chung tay hỗ trợ. Sau ngày đó, Y Khang và Y Tuân vẫn sống trong căn nhà cũ. Gạo, muối và đồ ăn hàng ngày cũng được mọi người ủng hộ, giúp đỡ. Vẫn bữa đói, bữa no nhưng cả 2 anh em không phải đi nhặt ve chai, phế liệu mà được đến trường để học chữ.

Nói về cuộc sống của hai anh em, Y Khang tâm sự: "Những ngày đầu, hai anh em cũng buồn vì không còn mẹ. Bây giờ được đi học, được gặp nhiều bạn bè nên không buồn nhiều nữa. Được họ hàng và thầy cô giáo hỗ trợ gạo và thức ăn, sau mỗi buổi học, hai anh em tự về nhà nấu cơm ăn. Hai anh em không còn mẹ nên chỉ mong bố về sống cùng chúng em".

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 8

Hai anh em không còn mẹ nên chỉ mong bố về sống cùng (Ảnh: Đặng Dương).

Nói về bố, đôi mắt của Y Tuân rơm rớm nước mắt. Cậu bé cúi gằm mặt, nghẹn giọng, nói không thành tiếng: "Em nhớ bố và mẹ lắm!".

Nói về hoàn cảnh của học trò, thầy Cao Xuân Hoàng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập chia sẻ: "Do cuộc sống gia đình mà các em không được tiếp xúc với môi trường học tập. Sau khi phát hiện 2 em chưa được đi học, chính quyền địa phương đã đề nghị nhà trường tiếp nhận. Qua thời gian theo học, các em đã biết nhận mặt chữ, hòa nhập với bạn bè".

Bữa cơm cà pháo, cá khô nghẹn đắng của 2 anh em mồ côi - 9

Qua thời gian theo học, Y Khang và Y Tuân đã biết nhận mặt chữ, hòa nhập với bạn bè (Ảnh: Đặng Dương).

 Cũng theo thầy Hoàng, thời gian qua, chính quyền địa phương, ban giám hiệu và hội phụ huynh đã quyên góp, hỗ trợ quần áo, sách vở và thực phẩm cho Y Khang và Y Tuân. Tuy nhiên do nguồn lực có hạn, nhà trường cũng rất mong muốn các nhà hảo tâm chung tay, hỗ trợ để 2 anh em Y Khang có điều kiện sống, học tập tốt nhất.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 4812 xin gửi về:

1. Cô Mai Thị Ngọc Hiền, Giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông)

SĐT: 0949.400.804

Cô Hiền được 2 em Y Khang và Y Tuân ủy quyền

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4812)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm