Bà cụ mong sống thêm 2 năm để nuôi cháu đầu to
(Dân trí) - Âu yếm nhìn thằng bé đầu to quá khổ, chân tay quặt quẹo, bà Bé hỏi một câu khiến ai nấy giật mình: “Cô xem tôi có sống nổi 2 năm nữa không? Tôi chỉ mong nuôi thằng cháu này đến khi nó 10 tuổi là mãn nguyện rồi”.
Bà Nguyễn Thị Bé và cháu Tôn Văn Dũng tại nhà trọ (ảnh: Xuân Mai)
Thế rồi, một ngày ông lặng lẽ về lại Sài Gòn, bỏ 4 mẹ con nơi đất khách quê người với mảnh đất khai phá dở dang. Với tính chịu thương chịu khó, bà bám đất, nuôi 3 con trai nên người. Hai đứa con lớn lập gia đình rồi ra riêng; một sửa đồ điện cũ, một chở trái cây thuê… Tuy họ không khấm khá nhưng bà tạm yên tâm vì các con đã có cái nghề.
Người con út (Tôn Văn Út, 38 tuổi) thì ở với bà. Số phận “thằng này” mới long đong làm sao! Khi vợ anh Út sinh con trai thứ 3, đầu thằng bé lớn hơn bình thường. Chị bỏ con rồi về hẳn bên ngoại. Hay tin, bà Bé vội vã đến bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, làm giấy khai sinh và đặt tên cho cháu là Tôn Văn Dũng. Từ đó, bà thay dâu nuôi cháu, đến nay đã được 8 năm.
Các y, bác sĩ đã quá quen với cảnh bà Ba (tên thường gọi của bà Bé) lụm cụm chăm sóc thằng cháu đầu to quá khổ. Nuôi cháu từ thuở lọt lòng, đến nay bà không ẵm nổi thằng bé nữa. Từ nhà trọ qua bệnh viện phải nhờ bác xe ôm, từ cổng đến phòng khám thì nhờ anh bảo vệ.
Mảnh đất mà bao mồ hôi nước mắt của cả nhà đổ xuống đã nhanh chóng trở thành viện phí cho căn bệnh quái ác. Giờ chỉ còn lại ngôi nhà tình thương do xã cấp cho cháu Dũng năm 2004 (lúc đó trị giá 6 triệu đồng) làm chỗ che mưa nắng cho mấy mẹ con, bà cháu.
Nhiều lúc ngẫm lại đời mình, bà tủi cực quá, quay sang trách con, mắng cháu. Những lúc ấy, anh Út chỉ ôm Dũng ngồi ở góc giường, khóc không thành tiếng. Nhìn cảnh tượng đó, tình thương vô bờ lại dâng tràn trái tim người mẹ. Bà Bé lại động viên con: “Thôi, mày ráng đi làm kiếm tiền mua thuốc cho nó. Để đó tao lo”.
Những ngày ở trọ, niềm an ủi lớn nhất của bà là thành tích học tập của anh hai cháu Dũng. Bà hớn hở khoe tờ giấy khen và bức ảnh chụp thằng cháu: “Cháu nội tôi đó, học kỳ này nó được học sinh tiên tiến”.
Nhưng mấy tháng nay, bà lại rầu rầu: “Nó tính nghỉ học, đi sửa xe máy phụ ba nuôi em”. Lâu nay, thuốc thang cho Dũng chỉ trông chờ tiền công làm mướn của anh Út. Nhưng các con càng lớn, học hành, ăn uống nhiều hơn, lại thêm phí sinh hoạt của hai bà cháu ở Sài Gòn ngày càng đắt đỏ nên tiền thuốc cho Dũng bữa có bữa không.
Về trường hợp của Dũng, bác sĩ Nguyễn Quang Vinh cho biết: “Bệnh của Dũng đã rất nặng, không phẫu thuật được nữa. Hiện chỉ có thể điều trị duy trì bằng thuốc để tránh những cơn đau đớn, co giật cho cháu”.
Đợt khám chữa này, nhiều toa thuốc bà Bé không mua nổi. Hễ ngưng thuốc, Dũng lại sốt, quấy khóc hay lên cơn co giật khiến bà chỉ còn biết vái trời: cầu mong cho Dũng qua cơn đau và cầu mong cho bà sống thêm 2 năm nữa.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Bà Nguyễn Thị Bé (hoặc anh Tôn Văn Út): ấp 5, xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. ĐT 0978.009.400 Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code: ICBVVNVX106 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
|
Hồng Nhung