Mã số 3527:

200 đứa trẻ họ "Hồ" lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang

(Dân trí) - Lúc trời sẩm tối hoặc rạng sáng, khi tiếng kinh trong chùa vừa dứt, đó là thời điểm những người phụ nữ "lỡ dở" hay mang con bỏ nơi cổng chùa. Trụ trì Thích Thiện Thông kể, thấm thoắt 20 năm thầy đã nuôi trên 200 trẻ nhỏ, có đứa bị bỏ rơi còn nguyên cuống rốn, giờ đã vào đại học.

Chú tiểu mồ côi bị điếc đột ngột "thèm" nghe tiếng thầy!

Một ngày giữa tháng mười, chúng tôi tìm đến mái ấm Hồng Quang (xã Tân Hoà, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - nơi nuôi dưỡng, chắp cánh ước mơ cho hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi từ khi mới lọt lòng. 

Trụ trì Thích Thiện Thông trong 20 năm qua đã nuôi và chăm sóc hàng trăm em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn, nay có nhiều em đã trưởng thành, có em đã đỗ đại học, có em còn được làm việc trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước,... khiến chúng tôi có nhiều thiện cảm về một vị chân tu.

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 1

Trụ trì chùa Hồng Quang - Thầy Thích Thiện Thông đã nuôi dạy hơn 200 trẻ nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội. Nhiều em sau khi trở thành chú tiểu và hoàn tục ra đời đã đi làm công nhân và có cả chú tiểu tốt nghiệp đại học.

Kể về những chú tiểu trong chùa, thầy đưa ánh mắt buồn hướng về cậu bé 10 tuổi - Hồ Văn Huy. Bé Huy mồ côi cha từ lúc lọt lòng, vì hoàn cảnh khó khăn mẹ bé không nuôi được con nên mang bé đến nương nhờ cửa phật từ lúc cậu bé 3 tháng tuổi. 2 tháng trước, thầy phát hiện chú tiểu Huy bị điếc sâu, điếc đột ngột, đã đi chữa nhiều nơi nhưng không được khiến lòng thầy rất buồn!

Thầy kể: "Vào khoảng giữa tháng 8 năm nay, khi thầy mới đi công chuyện về thì thấy bé Huy ngồi một mình trong góc nhà, thấy vậy thầy gọi con ra để hỏi han mà không thấy bé trả lời, thầy lại gọi lớn hơn cũng không thấy con dạ hay quay về phía thầy.

Đến buổi tối, sau khi ăn cơm xong thầy lại gọi con ra, muốn hỏi xem hôm nay con làm sao, thầy gọi lớn con cũng không phản ứng. Thầy nghĩ, có thể con đang lì (đang bướng) hoặc đang làm nũng nên thầy lại gần phát vào vai và bảo “sao thầy gọi lớn vậy mà con không dạ”, thì bé oà khóc rồi giơ tay ra hiệu với thầy là con không hiểu. Thầy biết đã trách oan con, ôm con vào lòng hai thầy trò cùng khóc!", giọng chùng lại, thầy Thông chia sẻ! 

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 2

Sáng ngày 23/10, sư Thông đưa cùng chú tiểu Huy quay lại TP HCM nhờ chuyên gia thính học thăm khám và giúp tìm giải pháp chữa trị cho em.

Sáng hôm sau, thầy đưa bé Huy lên bệnh viện Tai Mũi họng TP HCM khám, tại đây bác sĩ kết luận: “bé Huy điếc sâu, điếc đột ngột cả 2 tai”. Ra khỏi viện thầy buồn lắm mà không biết phải làm sao, thầy lại đưa con sang bệnh viện Nhi đồng TP HCM chiếu chụp, ở đây bác sĩ cũng kết luận: “Bé Huy điếc sâu, không rõ nguyên nhân”.

Thầy Thông cho hay, theo tìm hiểu của thầy phương pháp cuối cùng để cậu bé có thể nghe lại được chỉ có giải pháp cấy điện cực ốc tai. Thầy chưa hiểu lắm về phương pháp này, hơn nữa phẫu thuật này lên tới vài trăm triệu nên thầy đang tìm hiểu thêm và tìm nơi giúp đỡ.

Nét mặt sư thầy không giấu được sự lo lắng, buồn phiền, khi thấy chú tiểu Huy, từ một đứa bé hoạt bát, giờ thành khuyết tật. "Các con ở đây đều rất thiệt thòi, thiếu thốn tình thương nên thầy chỉ mong các con lớn lên mạnh khoẻ như những đứa trẻ bình thường", thầy Thông tâm sự!

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 3

Các con thì đông, mà người thì ít nên với những cháu hay ốm đau, yếu ớt thầy Thông và các cô chú trong mái ấm ưu tiên chăm chút hơn 

Những đứa trẻ mang họ Hồ

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với thầy Thông bỗng bị cắt ngang bởi hàng chục em nhỏ ríu rít ùa về sau giờ học, chúng lễ phép khoanh tay chào thầy và khách.

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 4

Hàng tuần các tiểu đều được sư Thông giảng pháp tại chùa.

Nói về đứa trẻ đầu tiên được nhận nuôi, sư thầy Thích Thiện Thông cho biết: "Năm ấy thầy học lớp 7 (cách đây tròn 20 năm), vào một buổi sáng sớm sau khi thầy tụng kinh xong thì ra quét sân chùa. Từ phía cổng chùa thầy nghe thấy tiếng khóc của trẻ, khi đến gần thấy một em bé khoảng 1 tháng tuổi, người quấn tã hoa được đặt trong một chiếc giỏ.

Thầy vội bế bé lên, khi được bế thì đứa trẻ không khóc nữa. Từ lúc đó, thầy linh cảm mình có duyên với đứa trẻ nên bế bé vào xin phép sư phụ cho thầy được chăm sóc con".

Giọng chậm rãi, thầy kể tiếp: Ngày đó thầy còn nhỏ, nên cũng chưa biết chăm sóc trẻ thế nào, thầy nuôi bé đơn giản lắm. Hàng ngày thầy lấy nước cơm cho bé ăn, rồi lấy sữa ông thọ pha cho bé uống,… ngoài những lúc đi học thì thời gian còn lại và ban đêm thầy và đứa trẻ gắn với nhau như đôi bạn. Cứ thế rồi cũng qua tháng, qua năm cho đến khi con lớn.

Đứa trẻ ngày ấy được thầy đặt tên Hồ Văn Từ, mang họ tục của thầy. (Thầy Thích Thiện Thông, tên tục trong khai sinh Hồ Văn Tuấn).

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 5

Những đứa trẻ mang họ Hồ, họ trong giấy khai sinh của thầy.

Mái ấm Hồng Quang, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu (Nguồn: Lại Nhật Trường)

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 6

Danh sách những đứa trẻ mang họ Hồ, trong đó có cả trẻ em khuyết tật (đánh dấu đỏ).

Một lần khác (năm 2016) như có linh tính thế nào, cả ngày thầy bận rộn với bọn trẻ, mà đêm đến lại bồn chồn khó ngủ. Đêm đó trời mưa nhỏ, khoảng hơn 24h đêm, thầy dậy đi kiểm tra một vòng quanh chùa thì thấy tiếng khóc yếu ớt phát ra từ phía cổng chùa. Thầy phát hiện ra hài nhi vẫn còn dính cuống rốn và lại mang bé về nuôi và đặt tên bé là Hồ Văn Tâm.

Cũng từ đó, mỗi năm lại có thêm vài cháu bị bỏ ở cổng chùa, rồi có cháu vì gia đình quá khó khăn không nuôi được nên mang con đến chùa xin thầy nuôi giúp. Theo đó, số trẻ tăng lên từng năm, lúc đầu vài cháu, rồi lên đến 20 cháu, 35 cháu, 50 cháu, rồi hơn 100 cháu... tất cả các cháu đều được đến trường học tập và hướng thiện.

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 7

Lúc đầu chỉ là một hài nhi được thầy Thông mang về chăm sóc, giờ đã có hơn 200 trẻ đã và đang lớn lên từ mái ấm tình thương Hồng Quang.

Thầy Thông kể, ở chùa phương pháp dậy của thầy không quá rắc rối, thầy luôn chỉ bảo các con theo hai con đường hướng thiện: một là theo nghiệp đi tu; hai là hoàn tục ra đời kiếm sống. Tuy nhiên cả hai hướng trên thầy đều bảo các con nếu đi theo hướng nào thì cũng đều phải học, chí ít làm công nhân thì cũng phải có bằng cấp THPT thì người ta mới nhận.

Khoe với chúng tôi thời khắc vui nhất trong ngày, bé Hồ Thị Linh (9 tuổi) nói: “Con thích nhất buổi tối, khi học bài xong thì tất cả sang phòng sư phụ (cách các bé gọi thầy Thông) chơi. Thầy kể chuyện và dạy tụi con phải biết cố gắng học giỏi, giúp đỡ các bác và thầy trông các em, phải nhường nhau, không đánh lộn,… nhiều thứ lắm nhưng con không nhớ hết”, cô bé nhoẻn miệng cười!

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 8

Những hài nhi được thầy Thông chăm sóc từ khi mới lọt lòng mẹ và bị bỏ rơi.

Dẫn chúng tôi đi thăm nơi ăn, ở của các con anh Lại Nhựt Trường, người đã có 11 năm gắn bó với những công việc của mái ấm Hồng Quang cho hay: Những ngày đầu Thầy cực lắm. Gần 15 năm (từ 1999 đến năm 2014) một mình thầy chăm sóc tất cả các con ở đây, lúc đầu có 20 bé về sau lên đến 50 bé, mà bé nào cũng có hoàn cảnh khó khăn.

Một ngày của Thầy thức dậy từ 3h - 3h30 sáng để cho các bé sơ sinh uống sữa, nấu nướng đồ ăn sáng cho các bé khác, giặt giũ, dọn dẹp chùa, gọi các con dậy đi học, với những bé học mầm non Thầy thường tự đưa đến lớp,… Thầy bận rộn cả ngày với lũ trẻ đến 23-24h khuya mới được nghỉ. Đó là chưa kể, khi các con ốm đau, thầy vừa chăm đứa ốm ở viện, vừa phải lo việc ở chùa cho các con khác.

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 9

Chùa Hồng Quang mới được thành lập là cơ sở tín ngưỡng, hiện ngôi chùa đang trong quá trình xây dựng nên khung cảnh vẫn còn nhiều bề bộn. (Ảnh, Phạm Nguyễn).

Thấy Thầy cực quá một số phật tử cũng thay nhau giúp đỡ, nhưng không được thường xuyên vì các phật tử cũng bận việc gia đình. Mãi đến năm 2014, vì số trẻ tăng lên nhiều nên thầy nhờ thêm 3-4 cô phật tử ở hẳn trong mái ấm giúp Thầy chăm sóc các bé. “Chỉ với một tình yêu bao la và sự nhân ái vô bờ, mới có thể làm được như Thầy trong từng ấy năm”, anh Trường xúc động nói.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Thông cho biết: Các con ai học được thầy động viên cho học lên cao, con nào học không được thầy định hướng cho học nghề, con nào muốn xuất gia thầy đều ủng hộ.

Hiện tại, mái ấm Hồng Quang đang nuôi 72 trẻ, trong đó 50 cháu trong độ tuổi đi học (từ mầm non đến cấp 2), chi phí ăn uống, học hành, điện nước, ốm đau,… tiết kiệm nhất mỗi tháng cũng hết từ 100-120 triệu. Nguồn kinh phí này chủ yếu đều trông cậy vào lòng hảo tâm của phật tử các nơi. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, ở chùa thầy cùng các con làm thêm chanh muối, đậu hũ (đậu phụ) bán kiếm tiền.

Theo thầy Thông, liên quan đến vấn đề chi phí của nhà chùa thì hàng năm đều phải báo cáo cơ quan chức năng là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của UBND thị xã Phú Mỹ.

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 10

Thiếu tình cảm người thân, nhiều bé lúc nào cũng muốn được bồng bế như này.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Luân Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hoà (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, về hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi và được chùa nuôi dưỡng thì đều được trụ trì Thích Thiện Thông lập danh sách báo cáo chính quyền địa phương đầy đủ.

"Thỉnh thoảng chính quyền địa phương, UBND, HĐND lại vào chùa khảo sát về cách nuôi dạy trẻ trong chùa và nhìn chung đều đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, vào các dịp lễ như Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán... chính quyền địa phương đều phối hợp với nhà chùa tổ chức đón Tết cho các cháu", ông Vũ cho biết.

200 đứa trẻ họ Hồ lớn lên trong vòng tay của thầy trụ trì chùa Hồng Quang - 11

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hoà, Nguyễn Lân Vũ trao đổi với phóng viên Dân trí.

Mọi sự giúp đỡ dành cho cậu bé Hồ Văn Huy và các em nhỏ tại chùa Hồng Quang xin gửi về:

1. Mã số 3527: Mái ấm Hồng Quang.

Tổ 10, thông Phước Tấn, xã Tân Hoà, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thầy Thích Thiện Thông.

ĐT: 0986295415

STK: 6000201008746.

Chủ tài khoản: Trung tâm nhân Đạo Hồng Quang. Ngân hàng Nông nghiệp Agribank tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Thu Hà – Tuấn Hợp