Vỡ mặt kính điện thoại có cần thay màn hình, cùng Fastcare giải đáp
(Dân trí) - Vỡ mặt kính điện thoại là nỗi ám ảnh quen thuộc của mọi người dùng smartphone. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ cách khắc phục phù hợp cho sự cố thường gặp này. Vì thế, vỡ mặt kính điện thoại có cần thay màn hình không cũng nghiễm nhiên trở thành thắc mắc của nhiều tín đồ công nghệ.
Để có được câu trả lời chuẩn xác và cụ thể nhất cho vấn đề trên, bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích do hệ thống sửa chữa điện thoại Fastcare cung cấp bên dưới:
Vỡ mặt kính điện thoại - nỗi khổ không của riêng ai
Có hàng tá nguyên nhân dở khóc dở cười khác nhau khiến mặt kính bên ngoài trên smartphone bị vỡ. Do vậy, đây cũng là trường hợp hư hỏng phổ biến nhất mà người dùng có thể gặp phải. Theo thống kê của Fastcare, hơn 60% trường hợp hư hỏng điện thoại mà trung tâm tiếp nhận mỗi ngày đều có liên quan đến tình trạng rơi vỡ mặt kính khó chịu.
Dù nguyên nhân gây bể mặt kính là gì, bạn vẫn phải đối mặt với nhiều phiền toái khi trải nghiệm dế yêu. Bởi lúc này, chiếc smartphone của bạn sẽ không còn vẻ đẹp sang trọng như trước. Đồng thời, quá trình trải nghiệm của bạn trên máy cũng gặp nhiều khó khăn, khi những vết nứt trên mặt kính có thể cản trở bạn thao tác và quan sát nội dung được hiển thị.
Bạn có cần phải thay màn hình khi vỡ mặt kính điện thoại?
Nếu mặt kính điện thoại bị vỡ, có thể bạn chỉ cần thay mặt kính bên ngoài cho máy. Thế nhưng, cũng có khi bạn sẽ phải thay màn hình full bộ cho dế yêu. Rõ ràng, không phải người dùng nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để phân biệt 2 giải pháp này. Chính vì thế, không hiếm trường hợp khách hàng phải thay màn hình nguyên bộ, trong khi lẽ ra họ chỉ cần thay mặt kính, hoặc ngược lại. Đây là điều mà không một ai mong muốn, nhất là khi giá thay màn hình điện thoại nguyên bộ luôn cao hơn chi phí thay mặt kính nhiều lần.
Về cơ bản, nếu xét về cấu tạo của màn hình, các dòng smartphone hiện nay được chia thành 2 loại chính:
+ Loại 1: Màn hình đi liền cảm ứng, mặt kính riêng.
+ Loại 2: Mặt kính đi liền cảm ứng, màn hình hiển thị riêng.
Để biết chiếc smartphone bị vỡ mặt kính của mình cần tới giải pháp nào, bạn cần dựa trên cấu tạo màn hình của máy và mức độ hư hỏng máy gặp phải. Cụ thể như sau:
Đối với smartphone có màn hình đi liền cảm ứng, mặt kính riêng
Một số dòng máy tiêu biểu:
- Tất cả các máy của Samsung.
- Tất cả các máy của iPhone.
- Một số máy của OPPO như: R7/R7 Lite, R7 Plus, R7s, F1 Plus, F3/F3 Plus và các dòng máy Oppo sau này.
- Một số máy của Sony như Sony XA, Xperia X, XA Ultra, XA1, XA1 Ultra, XZ
Giải pháp xử lý khi mặt kính bị vỡ:
+ Nếu mặt kính bị vỡ, nhưng cảm ứng và màn hình trong vẫn hiển thị bình thường, bạn chỉ cần thay mặt kính bên ngoài cho máy.
+ Ngược lại, nếu mặt kính bị vỡ đi kèm với những vấn đề ở cảm ứng (liệt, loạn, chập chờn) hoặc màn hình trong (bể, đốm, sọc, loang màu, tối đen,...), bạn sẽ phải thay màn hình nguyên bộ.
Đối với smartphone có mặt kính đi liền cảm ứng, màn hình hiển thị riêng
Một số dòng tiêu biểu:
- Xiaomi (Trừ máy Redmi 5).
- HTC (Trừ One A9).
- Zenfone.
- Một số dòng máy của Oppo.
- Sony (Trừ dòng XA, Xperia X, XA Ultra, XA1, XA1 Ultra, XZ).
- Sky (Trừ máy Sky A910).
- LG (Trừ máy G4).
Giải pháp xử lý khi mặt kính điện thoại bị vỡ:
+ Nếu mặt kính bị vỡ, cảm ứng có thể bị hư hỏng, nhưng màn hình trong vẫn hoạt động bình thường, bạn chỉ cần thay mặt kính cho điện thoại.
+ Nếu màn hình trong bị bể, tối đen, sọc, loang mực, đốm, ám màu,... bạn sẽ phải thay màn hình cho máy nguyên bộ.
Bạn lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, bởi trên thực tế có khá nhiều trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra. Do vậy, để biết chiếc smartphone bị vỡ mặt kính của mình cần tới dịch vụ nào, bạn vẫn nên đem máy đi kiểm tra tại một trung tâm sửa chữa uy tín.
Fastcare là hệ thống sửa chữa điện thoại uy tín sở hữu 6 chi nhánh khác nhau tại TP.Hồ Chí Minh. Trung tâm gây ấn tượng với người dùng smartphone bằng những dịch vụ tốt về chất lượng, công khai - nhanh chóng về quy trình, chu đáo về chế độ bảo hành và chuyên nghiệp về phong cách phục vụ. Khi đem máy tới trung tâm, bạn luôn được kiểm tra và báo lỗi hoàn toàn miễn phí. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ của Fastcare, bạn có thể truy cập website: https://fastcare.vn/ hoặc gọi tới Hotline 1800 2057.