Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Thuê bao giảm là tín hiệu tốt!

(Dân trí) - Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng khi nói về việc các số liệu thống kê cho thấy thuê bao di động đã giảm sau khi Thông tư 04/2012/TT-BTTTT có hiệu lực từ tháng 6/2012.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Thuê bao giảm là tín hiệu tốt!
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng thuê bao giảm là thành tích của Bộ TT&TT sau một thời gian thực hiện Thông tư 04 và Thông tư 14.

Tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo hoành hành

 

Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng , ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn Thông và đại diện các doanh nghiệp viễn thông, như VNPT, VinaPhone, MobiFone, Viettel, Hanoi Telecom, FPT Telecom, SPT, VTC… đã tham gia thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó việc quản lý thuê di động trả trước vẫn là là câu chuyện “nóng” gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.

 

Chánh Thanh tra Bộ TT&TT Nguyễn Văn Hùng cho biết vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo vẫn đang hoành hành rất phức tạp. Trong đợt thanh tra mới đây, Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt 4 doanh nghiệp gồm Tinh Vân Telecom, Hà Thành, Lạc Hồng, E-WAY với số tiền lên đến 2 tỷ đồng, trong đó hai công ty Hà Thành và Tinh Vân, Thanh tra Bộ đã xử phạt số tiền lên tới hơn 1,6 tỷ đồng.

 

Thanh tra Bộ tỏ ra lo ngại khi các nhà cung cấp nội dung luôn tìm cách lách luật một cách tinh vi để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

 

Theo Bộ TT&TT, việc quản lý hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi mà các doanh nghiệp viễn đang ký hợp đồng với 400 doanh nghiệp nội dung CSP, và sau đó 400 doanh nghiệp này bắt tay với mạng lưới công ty vệ tinh CP. Đơn cử như công ty Hà Thành ký hợp đồng với 2 công ty vệ tinh là E-WAY và Lạc Hồng, có đến 15 ngàn cộng tác viên làm trong lĩnh vực CP. “Thử hỏi các cơ quan chức năng làm sao có thể quản lý được vấn nạn tin nhắn lừa đảo khi mà mật độ công ty cung cấp dịch vụ này ngày càng nở rộ và bùng phát”, Thanh tra nhấn mạnh

 

Ông Hùng cho rằng việc quản lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, có nội dung đồi trụy là một bài toán rất khó và cần phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và các nhà mạng phải viễn thông với các cơ quan nhà nước để hạn chế tối đa tình trạng SIM rác bán tràn lan trên thị trường.

 

Trước đó ngày 9/1/2012, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã ký Thông báo 03/TT-BTTTT về việc yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp nội dung, phối hợp cùng Thanh tra Bộ TT&TT, Cục Viễn thông, Cục Phát thanh truyền hình và VNCERT để triển khai các các giải pháp nhằm ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

 

Thuê bao giảm là tín hiệu tốt!

 

Tuy vậy, báo cáo tại Hội nghị đã cho thấy sau khi Thông tư 04 về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực từ ngày 1/6/2012 và Thông tư 14 về quản lý giá cước thông tin di động mặt đất có hiệu lực từ ngày 1/12013, thuê bao ảo đã được hạn chế đáng kể.


Theo thống kê từ Cục Viễn thông, thuê bao mới phát triển trong 3 tháng 10, 11, 12/2012 (trước tháng 1/2013) của 5 nhà mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel, GTel và Vietnammobile lần lượt là 8,6 triệu, 17,8 triệu, 33 triệu SIM. Trong khi đó, số thuê bao kích hoạt trong tháng 1,2/1013 đã giảm còn gần 90.000 SIM, 79.000 SIM. Có thể thấy số lượng thuê bao kích hoạt mới trong 2 tháng đầu năm nay giảm 40 lần so với thời điểm cuối năm ngoái.

  

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng Thông tư 04 và Thông tư 14 đang ảnh hưởng đến quá trình phát triển thông tin di động. Theo quan điểm của Bộ, năm 2013 là giai đoạn phát

Thông tư 04 do Bộ TT& TT ban hành áp dụng từ ngày 1/6/2012 quy định khách hàng viễn thông không được dùng chứng minh thư, hộ chiếu để đăng ký thông tin cá nhân hộ người khác. Đồng thời, thông tư này cũng cấm kích hoạt dịch vụ di động trả trước khi chính chủ chưa đăng ký thông tin theo quy định.

Thông tư 14 do Bộ TT-TT ban hành yêu cầu các thuê bao di động mới muốn hoạt động được phải đăng ký với các nhà mạng và đóng cước phí hòa mạng. Giá cước hòa mạng được quy định là 35.000 VND/01 số thuê bao trả sau và 25.000 VND/01 số thuê bao hòa di động trả trước.
triển ổn định của thị trường di động.

 

Thứ trưởng cho rằng hiện tại Việt Nam đang có khoảng 50 triệu người dùng di động, nếu ví dụ mỗi người sử dụng 2-3 SIM (2 máy di động và 1 máy tính bảng) thì tổng số thuê bao tối đa cũng chỉ đến 150 triệu. Tuy nhiên, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho biết Việt Nam có hơn 170 triệu thuê bao di động. Có thể thấy thuê bao ảo vẫn còn nhiều.

 

“Thực tế việc mua SIM rác qua rẻ, mặc dù số lượng SIM kích hoạt mới sau ngày 1/1/2013 áp dụng Thông tư 14 đã giảm. Có thể nhận thấy thị trường đã bước vào giai đoạn thực chất”, Thứ trưởng nói.

 

Trước ý kiến của đại diện công ty Hanoi Telecom khi cho rằng việc Thông tư 14 được áp dụng quá nhanh, chỉ sau 1 tháng lấy ý kiến sự thảo là không hợp lý, vì thông thường sau dự thảo thì thời gian thực hiện phải sau đó từ 6-9 tháng, Thứ trưởng cho biết Bộ chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ người dùng thông qua các phương tiện truyền thông về chính sách áp dụng thu thu cước hòa mạng thuê bao di động trả trước.

 

Thứ trưởng cho rằng việc phát hành SIM với số lượng lớn chỉ có lợi cho doanh nghiệp trước mắt trong một thời gian ngắn nhưng đây là việc làm không bền vững, gây ảnh hưởng đến xã hội, và trật tự an toàn xã hội. “Bước đầu triển khai Thông tư 14 đã góp phần làm giảm thuê bao ảo rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, doanh nghiệp có thể đề xuất kiến nghị của mình để cùng thảo luận và sửa chữa”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói.

 

Theo Bộ TT&TT, nếu như trước đây mật độ thuê bao được Bộ đánh giá là mục tiêu tăng trưởng thì hiện nay cục diện thị trường đã hoàn toàn thay đổi, và mục tiêu đặt ra là phải giảm mật độ thuê bao để đi vào thực chất, tức thuê bao chinh thức hoạt động. “Tốc độ phát triển thuê bao chậm không phải là nhược điểm nữa mà đó là thành tích”, Thứ trưởng thẳng thắn. Ngoài ra, theo Thứ trưởng, thuê bao giảm cũng là một trong những cách chống kinh doanh lậu việc lậu cước quốc tế chiều về  vì hiện nay các đối tượng xấu chủ yếu dùng mạng di động với hàng nghìn SIM ảo để kinh doanh lậu cước quốc tế chiều về.
 
Khôi Linh