Thông tin thú vị về thương vụ Facebook thâu tóm ứng dụng "tỉ đô"
(Dân trí) - CEO Facebook Mark Zuckerberg tự quyết định bỏ ra 1 tỷ USD để thâu tóm Instagram mà không cần có sự đồng thuận của ban giám đốc công ty. Sau đó, thương vụ này đã được kết thúc một cách nhanh chóng nhờ vào tài năng của một nhân vật “bí ẩn” trong Facebook.
CEO Facebook mua Instagram mà không thông qua ý kiến ban giám đốc
Mặc dù là thương vụ lớn nhất trong lịch sử của Facebook, tuy nhiên CEO Mark Zuckerberg của hãng đã tự mình đưa quyết định bỏ ra 1 tỷ USD để thâu tóm Instagram mà không cần thông qua ý kiến của ban giám đốc công ty.
Cụ thể, Mark Zuckerberg đã gọi cho CEO của Instagram, Kevin Systrom vào ngày thứ 5 (5/4). Quyết định này được Zuckerberg đưa ra ngay trong phòng khách của nhà mình, chứ không phải lúc đang có mặt tại công ty.
Trước khi gọi điện cho Systrom, Mark Zuckerberg đã nói chuyện với Giám đốc điều hành của Facebook, Sheryl Sandberg và cho biết mình muốn mua công ty này. Zuckerberg đã trực tiếp đưa ra quyết định này thay vì thông qua luật sư của công ty, vì e ngại rằng sẽ mất cơ hội cũng như khiến cho Systrom thay đổi quyết định của mình.
Systrom sau đó đã lái tự mình lái xe từ nhà ở thành phố San Francisco đến nhà riêng của Mark Zuckerberg tại Palo Alto (California) để hoàn tất những thỏa thuận về thương vụ này.
Đáng chú ý, khi Systrom đến nhà của Zuckerberg, lúc đó có sự hiện diện của Marc Andreesen, thành viên ban giám đốc của Facebook, đang ngồi trong phòng khách của Mark Zuckerberg. Chính Andreesen cũng cảm thấy bất ngờ với sự có mặt của Systrom và không rõ lý do, CEO Instagram đến gặp CEO của Facebook để làm gì.
Trên thực tế, Mark Zuckerberg đã từng bày tỏ ý định mua lại Instagram từ mùa hè năm ngoái, tuy nhiên đã bị Systrom từ chối.
Mark Zuckerberg sau đó chỉ nói với ban giám đốc của Facebook vào tối ngày 8/4, sau khi thương vụ đã chính thức hoàn tất. Theo một nguồn tin từ Facebook tiết lộ, thì ban giám đốc của Facebook “chỉ được thông báo kết quả, chứ không hề được tham khảo ý kiến”.
Mặc dù sau đó ban giám đốc của Facebook đã bỏ phiếu đồng thuận với quyết định này của Mark Zuckerberg, tuy nhiên theo nguồn tin từ Facebook tiết lộ thì thực chất cuộc bỏ phiếu này chỉ “mang tính tượng trưng”.
Thêm một thông tin thú vị về thương vụ đình đám này đó là ban đầu, Systrom mong muốn mức giá 2 tỷ USD từ phía Facebook, tuy nhiên, Mark Zuckerberg chỉ đưa ra mức giá 1 tỷ USD và cổ phiếu của Facebook, để “giá trị của Instagram sẽ thay đổi dựa theo giá trị của Facebook, thay vì một mức giá cố định”.
Nhân vật “giấu mặt” giúp Facebook nhanh chóng hoàn tất thương vụ Instagram
Mặc dù là người đưa ra quyết định thâu tóm ứng dụng di động đang lên Instagram, tuy nhiên, để thương vụ có thể kết thúc một cách chóng vánh cần phải kể đến sự đóng góp của một nhân vật quan trọng không kém, Amin Zoufounoun, giám đốc phát triển của Facebook.
Chính Amin Zoufonoun đã có buổi gặp gỡ suốt 12 tiếng đồng hồ trong ngày chủ nhật, sau khi Zuckerberg đưa ra quyết định “thâu tóm lịch sử” để đưa ra những điều khoản chi tiết trong vụ thâu tóm này của Facebook.
Dù chỉ mới gia nhập Facebook chưa đầy 1 năm, tuy nhiên Zoufonoun đã giúp Facebook hoàn tất thương vụ lịch sử một cách chóng vánh.
Trước khi đầu quân cho Facebook, Zoufonoun làm việc tại Google, với chức vụ tương tự như công việc hiện tại của anh tại Facebook: hoàn tất các thỏa thuận. Trước đây, chính Zoufonoun đã giúp Google thâu tóm các công ty như On2, Grandcentral, Metaweb, Widevine, Feedburner, Simplify Media…
Mặc dù không phải là một kỹ sư công nghệ, tuy nhiên Zoufonoun vẫn được nêu tên như là nhà phát minh cho một vài bằng sáng chế của Google trong thời gian anh đang làm việc tại đây.
Anh được xem là nhân vật bí ẩn vì rất ít khi được nhắc đến, ngay cả trong số các nhân viên của Facebook. Không chỉ là một luật sư, Zoufonoun còn được biết đến như một nhạc sĩ. Anh là người Mỹ gốc Iran và đã chuyển đến định cư tại Mỹ từ khi còn nhỏ.
Mặc dù là thương vụ lớn nhất trong lịch sử của Facebook, tuy nhiên CEO Mark Zuckerberg của hãng đã tự mình đưa quyết định bỏ ra 1 tỷ USD để thâu tóm Instagram mà không cần thông qua ý kiến của ban giám đốc công ty.
Cụ thể, Mark Zuckerberg đã gọi cho CEO của Instagram, Kevin Systrom vào ngày thứ 5 (5/4). Quyết định này được Zuckerberg đưa ra ngay trong phòng khách của nhà mình, chứ không phải lúc đang có mặt tại công ty.
Mark Zuckerberg đã gọi điện cho Systrom và đưa ra quyết định ngay tại phòng khách của mình
Trước khi gọi điện cho Systrom, Mark Zuckerberg đã nói chuyện với Giám đốc điều hành của Facebook, Sheryl Sandberg và cho biết mình muốn mua công ty này. Zuckerberg đã trực tiếp đưa ra quyết định này thay vì thông qua luật sư của công ty, vì e ngại rằng sẽ mất cơ hội cũng như khiến cho Systrom thay đổi quyết định của mình.
Systrom sau đó đã lái tự mình lái xe từ nhà ở thành phố San Francisco đến nhà riêng của Mark Zuckerberg tại Palo Alto (California) để hoàn tất những thỏa thuận về thương vụ này.
Đáng chú ý, khi Systrom đến nhà của Zuckerberg, lúc đó có sự hiện diện của Marc Andreesen, thành viên ban giám đốc của Facebook, đang ngồi trong phòng khách của Mark Zuckerberg. Chính Andreesen cũng cảm thấy bất ngờ với sự có mặt của Systrom và không rõ lý do, CEO Instagram đến gặp CEO của Facebook để làm gì.
Trên thực tế, Mark Zuckerberg đã từng bày tỏ ý định mua lại Instagram từ mùa hè năm ngoái, tuy nhiên đã bị Systrom từ chối.
Mark Zuckerberg sau đó chỉ nói với ban giám đốc của Facebook vào tối ngày 8/4, sau khi thương vụ đã chính thức hoàn tất. Theo một nguồn tin từ Facebook tiết lộ, thì ban giám đốc của Facebook “chỉ được thông báo kết quả, chứ không hề được tham khảo ý kiến”.
Mặc dù sau đó ban giám đốc của Facebook đã bỏ phiếu đồng thuận với quyết định này của Mark Zuckerberg, tuy nhiên theo nguồn tin từ Facebook tiết lộ thì thực chất cuộc bỏ phiếu này chỉ “mang tính tượng trưng”.
Thêm một thông tin thú vị về thương vụ đình đám này đó là ban đầu, Systrom mong muốn mức giá 2 tỷ USD từ phía Facebook, tuy nhiên, Mark Zuckerberg chỉ đưa ra mức giá 1 tỷ USD và cổ phiếu của Facebook, để “giá trị của Instagram sẽ thay đổi dựa theo giá trị của Facebook, thay vì một mức giá cố định”.
Nhân vật “giấu mặt” giúp Facebook nhanh chóng hoàn tất thương vụ Instagram
Mặc dù là người đưa ra quyết định thâu tóm ứng dụng di động đang lên Instagram, tuy nhiên, để thương vụ có thể kết thúc một cách chóng vánh cần phải kể đến sự đóng góp của một nhân vật quan trọng không kém, Amin Zoufounoun, giám đốc phát triển của Facebook.
Amin Zoufonoun là người đóng vai trò quan trọng để kết thúc “thương vụ lịch sử” của Facebook
Chính Amin Zoufonoun đã có buổi gặp gỡ suốt 12 tiếng đồng hồ trong ngày chủ nhật, sau khi Zuckerberg đưa ra quyết định “thâu tóm lịch sử” để đưa ra những điều khoản chi tiết trong vụ thâu tóm này của Facebook.
Dù chỉ mới gia nhập Facebook chưa đầy 1 năm, tuy nhiên Zoufonoun đã giúp Facebook hoàn tất thương vụ lịch sử một cách chóng vánh.
Trước khi đầu quân cho Facebook, Zoufonoun làm việc tại Google, với chức vụ tương tự như công việc hiện tại của anh tại Facebook: hoàn tất các thỏa thuận. Trước đây, chính Zoufonoun đã giúp Google thâu tóm các công ty như On2, Grandcentral, Metaweb, Widevine, Feedburner, Simplify Media…
Mặc dù không phải là một kỹ sư công nghệ, tuy nhiên Zoufonoun vẫn được nêu tên như là nhà phát minh cho một vài bằng sáng chế của Google trong thời gian anh đang làm việc tại đây.
Anh được xem là nhân vật bí ẩn vì rất ít khi được nhắc đến, ngay cả trong số các nhân viên của Facebook. Không chỉ là một luật sư, Zoufonoun còn được biết đến như một nhạc sĩ. Anh là người Mỹ gốc Iran và đã chuyển đến định cư tại Mỹ từ khi còn nhỏ.
Phạm Thế Quang Huy